Hội
thảo Kịch bản Kinh tế Việt Nam 2017 do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức hôm
9/3 tại Tp.Hồ Chí Minh đã tập trung vào câu chuyện doanh nghiệp cần xây dựng
chiến lược kinh doanh, đầu tư như thế nào trong bối cảnh kinh tế thế giới đang
có những thay đổi và cũng đang tác động mạnh mẽ đến đường hướng và thực thi kế
hoạch phát triển kinh tế nói chung và các ngành, các lĩnh vực trọng yếu của Việt
Nam.
Khi
nêu thực tế tại đồng bằng sông Cửu Long về việc nhiều nhà đầu tư sản xuất nông
nghiệp thuê người đứng tên mua hộ hàng trăm ha đất ruộng liền kề nhau nhằm đảm
bảo đủ điều kiện đưa máy móc vào sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, vị doanh nhân
nói trên lo lắng khi cho khả năng mất tiền khi người mua hộ bán đất bất cứ lúc
nào là rất cao và cho rằng xóa bỏ hạn điền là vấn đề lớn mà nghiên cứu mấy chục
năm chưa xong và chính sách lại chỉ đi sau.
Luật sư Lê Minh Tuấn – Giám
đốc Công ty Luật Hà Đô chia sẻ, “hạn điền” là một chính sách đất đai quan trọng
của các triều đại phong kiến trước đây nhằm hạn chế khả năng chiếm giữ nhiều đất
đai của giai cấp địa chủ, bảo vệ đất đai của nhà vua. Trên thực tế, có thể hiểu
"hạn điền" là giới hạn mà người dân có thể sử dụng diện tích đất để sản
xuất nông nghiệp. Luật Đất đai năm 2013 không sử dụng từ ngữ này mà dùng là hạn
mức giao đất nông nghiệp. Luật Đất đai hiện hành đang quy định hạn mức giao đất
trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình,
cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp mỗi loại không quá 2 ha, riêng khu vực
Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long không quá 3 ha; trường hợp được giao nhiều
loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối
thì tổng hạn mức giao đất cũng không quá 5 ha…là rất thấp, chưa đáp ứng nhu cầu
sản xuất nông nghiệp quy mô lớn và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông
nghiệp nên đã xuất hiện tình trạng nhờ người đứng tên mua gom và đi kèm với đó
là rủi ro bị những người đứng tên hộ bán mất đất.
Ông
Nguyễn Văn Tiến, Vụ trưởng Vụ nông nghiệp - nông thôn thuộc Ban Kinh tế Trung
ương cho biết, nền nông nghiệp Việt Nam vẫn dựa trên sản xuất nông hộ nhỏ lẻ,
manh mún, công nghệ lạc hậu, giá trị gia tăng thấp. Khoảng 80% số hộ sản xuất
nông nghiệp có quy mô nhỏ hơn 1ha mỗi hộ, bình quân chỉ có từ 0,4 đến 0,6 ha đất,
song có từ 2 đến 5 mảnh ruộng khác nhau; quan hệ sản xuất chậm phát triển, thiếu
liên kết, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn,
hiện đại.
Ảnh Internet
Cho
rằng việc giao đất cho các hộ nông dân sử dụng ổn định lâu dài tuy đã tạo động
lực thúc đẩy sản xuất nông nghiệp nhưng thực tế vẫn còn nhiều vướng mắc, theo
ông Nguyễn Văn Tiến, để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, cần đẩy mạnh quá
trình tích tụ, tập trung đất nông nghiệp, hình thành đội ngũ nông dân chuyên
nghiệp, xây dựng liên kết sản xuất giữa hộ nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp
theo chuỗi giá trị. Rà soát, hoàn thiện các chính sách đất đai theo hướng khuyến
khích, tạo điều kiện cho các hộ nông dân gắn bó với nông nghiệp tích tụ, tập
trung đất nông nghiệp hình thành trang trại sản xuất quy mô lớn; các ý kiến về
tích tụ, tập trung đất đai còn rất khác nhau, nhưng hầu hết đều cho rằng cần nới
rộng, xoá bỏ hạn điền.
Về
câu hỏi khi nào bãi bỏ hạn điền, vị này dự đoán, có lẽ đến thời điểm thu nhập
bình quân đầu người đạt 4.000 đô la Mỹ, gần gấp đôi thu nhập hiện nay.
Về
vấn đề tập trung hay tích tụ ruộng đất, chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch cho rằng,
vấn đề quan trọng nhất là tập trung chứ không phải tích tụ ruộng đất và từ 5
năm trước ông đã đề nghị có chính sách cho các chủ trang trại thuê đất của nông
dân, còn nông dân là người làm thuê trên mảnh đất của mình.
Hồi
đầu năm, Cổng thông tin điện tử của Chính phủ đã cho biết, khi đến nhấn nút khởi
động sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Hà Nam, trong ngày làm việc đầu
tiên sau Tết Nguyên đán, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đặt câu hỏi:
Tinh thần kiến tạo của Chính phủ mới trong nông nghiệp là gì, giải bài toán
nông nghiệp Việt Nam bằng cách nào? Và bày tỏ trăn trở khi nền nông nghiệp, trụ
đỡ của nền kinh tế, bị tác động lớn bởi biến đổi khí hậu, chi phí sản xuất còn
lớn, sử dụng nhiều nước tưới và các đầu vào khác, do đó, hiệu quả sản xuất, đời
sống của người nông dân còn thấp, người đứng đầu Chính phủ đã khẳng định sẽ đẩy
mạnh cởi trói, kiến tạo phát triển nông nghiệp theo hướng xây dựng nền nông
nghiệp hữu cơ, công nghệ cao, nông nghiệp sạch, nền nông nghiệp thông minh, sản
xuất theo yêu cầu thị trường, hướng vào thị trường gần 100 triệu dân của nước
ta và hướng về xuất khẩu, nhất là rau, củ, quả, chăn nuôi.
Để
giải bài toán này cần có sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã
chất lượng cao làm nông nghiệp; khuyến khích khởi nghiệp trong nông nghiệp, áp
dụng điện toán đám mây vào nông nghiệp để có một nền nông nghiệp thông minh, chuyển
giao khoa học công nghệ mạnh mẽ vào nông nghiệp, đầu tư vốn cho nông nghiệp
công nghệ cao…Và rất mừng là Thủ tướng cũng đã đề cập tới việc phải mở rộng hạn
điền trong nông nghiệp, tích tụ ruộng đất mạnh mẽ hơn.
Đến
phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2017, Chính phủ đã yêu cầu các Bộ, ngành,
địa phương tập trung cao độ, quyết liệt, sáng tạo thực hiện các nhiệm vụ, giải
pháp đã đề ra, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 trong đó có những nội dung quan trọng để cụ
thể hóa lời giải của bài toán nông nghiệp Việt Nam.
Nghị
quyết phiên họp lần này đã nêu rõ, Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường
phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tư pháp rà soát, đề xuất
sửa đổi chính sách đất đai, tạo thuận lợi cho tích tụ, tập trung ruộng đất, mở
rộng hạn điền cho sản xuất nông nghiệp quy mô lớn trong quý 3/2017; nghiên cứu
sửa đổi quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và
tài sản gắn liền với đất, hướng dẫn chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất
nông nghiệp, trong đó bao gồm tài sản hình thành trên đất của các dự án nông
nghiệp công nghệ cao, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp thực hiện
thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm vay vốn ngân hàng trong tháng 3/2017...
Như
vậy vấn đề hạn điền trong nông nghiệp nói chung, lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao đã được quan tâm, việc bãi bỏ hạn điền theo dự đoán là khi thu nhập
đầu người của Việt Nam phải được nâng cao, đạt gần gấp hai lần hiện nay nhưng
trước mắt việc mở rộng hạn điền đã được người đứng đầu Chính phủ chỉ đạo, các
cơ quan chức năng sẽ có các đề xuất tháo gỡ ngay từ quý 3 năm nay.
Thái
Minh