Doanh nghiệp phát triển bền vững theo ESG:

Không nên tham vọng "xây" chiến lược tới 20 năm mà cần đi từng bước nhỏ

Thứ năm, 30/05/2024 08:32
(ThanhtraVietNam) - Theo ý kiến của các chuyên gia, để đạt được ESG - tập hợp 3 tiêu chuẩn đánh giá & đo lường các yếu tố về phát triển bền vững, doanh nghiệp không nên tham vọng "xây" chiến lược đến 10 - 20 năm mà cần kiên trì bước từng bước nhỏ thiết thực hơn.

ESG là tập hợp 3 tiêu chuẩn đánh giá & đo lường các yếu tố về phát triển bền vững và ảnh hưởng của một DN đến cộng đồng xung quanh. ESG là viết tắt của từ: E – Environmental (Môi trường); S – Social (Xã hội); G – Governance (Quản trị)

Đây không chỉ là thước đo giúp thu hút các nhà đầu tư, thương hiệu mà còn là chiến lược dài hạn giúp doanh nghiệp (DN) ngày càng thu hút được nhiều người tiêu dùng dịch vụ, sản phẩm.

Mới đây, Tọa đàm về chiến lược và cách thức nào để chuyển đổi xanh, thúc đẩy tăng trưởng kép, tổ chức ngày 29/5, tại Hà Nội, nhiều nội dung liên quan đến thực hiện ESG được các diễn giả thảo luận.

leftcenterrightdel
 Các động lực chính số hóa ESG trong doanh nghiệp

Theo PGS,TS Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, trong tiến trình thực hiện chuyển đổi xanh (CĐX), chuyển đổi số (CĐS) của các DN hiện nay, thì tác động  bên ngoài có yếu tố quan trọng. Thứ nhất, là sự bùng nổ về công nghệ, trong đó có công nghệ thông tin buộc cho DN nâng cấp một cách căn bản, phải chuyển đổi và đổi mới sáng tạo. Thứ hai là xu hướng lớn như xu hướng thị trường ảnh hưởng kéo theo DN càng hội nhập sâu thì càng phải mở rộng thị trường, bán hàng hóa cung cấp dịch vụ gắn với CĐX, CĐS. Chưa kể xu hướng xanh, buộc DN phải làm để phát triển bền vững...

leftcenterrightdel
 Một thông điệp tái chế đồ qua sử dụng là xu hướng chuyển đổi xanh

“Trong khi đó yếu tố bên trong cũng rất quan trọng đó là áp lực từ chính sách vĩ mô. Các vấn như: Chính sách Nhà nước tạo ra môi trường đầu tư, tạo chính sách khuyến khích phát triển xanh, CĐS, đặc biệt là giai đoạn đầu của các DN tham gia vào CĐX, CĐS. Nhà nước phải có chính sách để làm sao để DN thay đổi từ nhận thức đến hành động, hành động một cách tự tin và xúc tiến đến các hoạt động đầu tư; tín dụng; tài chính; nhân lực; hỗ trợ kỹ thuật; khoa học công nghệ...Nhà nước cần phải thực hiện hỗ trợ, đặc biệt là hỗ trợ đổi mới sáng tạo. Thậm chí cho phép có cơ chế để thử nghiệm thí nghiệm và chấp nhận có sai sót ban đầu để tìm ra cách làm hiệu quả... Cuối cùng cả hệ sinh thái bao gồm các chủ thể từ Nhà nước, DN, nhà khoa học, nghiên cứu...phải kết nối được với nhau”, PGS,TS Bùi Quang Tuấn nhấn mạnh.

leftcenterrightdel
 Đồ họa thể hiện hệ sinh thái VNPT Green

Ông Nguyễn Chí Hiếu, Giám đốc Tư vấn Phát triển bền vững và ESG, KPMG Việt Nam & Cambodia, theo một số nghiên cứu, DN Việt Nam có sức chịu đựng, chống chịu những tác nhân thay đổi khá khiêm tốn. Trên 90 % DN nhỏ và vừa có khả năng chống chịu và thích ứng yếu hơn với các tác động từ bên ngoài và chỉ có 5-10% DN có báo cáo về phát triển bền vững và chỉ ra được chiến lược phát triển bền vững.

Theo ông Hiếu, thực tế dòng chảy CĐX, CĐS tự cuốn DN đi theo. DN cũng phải thay đổi để thích ứng để đạt được các mục tiêu CĐX, CĐS.

Nhận định về giải pháp về thể chế, chính sách của Nhà nước trong các vấn đề CĐX, CĐS, PGS,TS Bùi Quang Tuấn cho rằng, trong lĩnh vực về xanh hóa, chúng ta có chiến lược tăng trưởng xanh, có kế hoạch hành động. Về kinh tế tuần hoàn chúng ta có Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định hướng dẫn thực hiện. Hiện, đang xây dựng kế hoạch hành động thực hiện kinh tế tuần hoàn.

leftcenterrightdel
 Một số lợi thế cạnh tranh khi số hòa và thực hiện ESG

"Về cơ bản, Việt Nam đã có nhiều giải pháp thể chế tương đối toàn diện; khung pháp lý tương đối đầy đủ. Vấn đề còn lại là thực thi như thế nào và cơ chế giám sát ra sao", PGS,TS Bùi Quang Tuấn nhận định.

leftcenterrightdel
 Các chuyên gia thảo luận về chuyển đổi xanh, chuyển đổi số

Các chuyên gia đều có chung nhìn nhận, muốn làm báo cáo ESG, trước tiên DN tự đánh giá mức độ, tham vọng về CĐX, CĐS của chính DN đó để phác thảo được lộ trình chính sách, giải pháp thực hiện. DN không nên tham vọng “xây” chiến lược 10 - 20 năm mà cần kiên trì, bước những bước nhỏ, thực hiện CĐX, CĐS với lộ trình từ 1 năm, 2 năm cho tới 3, 4 năm. Kinh nghiệm từ FPT cho thấy, thực hiện các mục tiêu về CĐX, CĐS, đầu tiên DN lập một ban, cử nhân sự đi đào tạo về tiêu chuẩn về CĐX, CĐS. Sau khi xác định được các tiêu chuẩn dễ thực hiện, gần với ngành nghề lĩnh vực của mình thì ưu tiên thực hiện trước và nâng dần mức độ, độ cao của tiêu chuẩn khó hơn...Như vậy, mới dần có thành công trong CĐX, CĐS và phát triển bền vững.

Trước đó, theo Quyết định 1658/QĐ-TTg năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về định hướng chung Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050, Định hướng chung Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 là tập trung nỗ lực cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, giảm cường độ phát thải khí nhà kính thông qua khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, tài nguyên dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số, phát triển kết cấu hạ tầng xanh, bền vững, xây dựng lối sống xanh, đảm bảo quá trình chuyển đổi xanh theo nguyên tắc, bình đẳng, bao trùm, nâng cao năng lực chống chịu trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế./.

Tràng An

TIN LIÊN QUAN

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra