Không phải cứ quy hoạch nhiều thì giao thông tốt

Thứ sáu, 25/09/2015 15:51
(ThanhtraVietnam) - Phát triển giao thông phải đi liền, thậm chí đi trước phát triển kinh tế là điều các cơ quan nhà nước, chuyên gia kinh tế và đông đảo người dân đều dễ dàng nhất trí. Thế nhưng tại sao với không ít con đường mới làm, nhiều quốc lộ nâng cấp và nghe giới thiệu quy hoạch giao thông tiếp, nhiều chuyên gia kinh tế lại lắc đầu hoài nghi?
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt; font-family:Arial">Câu trả lời từ các cuộc hội thảo mới đây và dư luận xã hội là: tốn quá nhiều vốn đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, nhưng hiệu quả đem lại không cao, lãng phí lớn khi làm một số con đường rất ít xe chạy, thất thoát xây dựng ở những đường làm chậm, đội vốn, song chất lượng giảm sút nhanh, làm vừa xong đã lún nứt. Nguyên nhân trước hết là khi lập dự án giao thông đã quên mất một điều là hạ tầng giao thông phát triển dựa trên quy hoạch tổ chức vận tải, dù có đi trước một bước, song cũng phải cân nhắc xem đường nào cần thiết, đường nào không cần thiết, cái nào làm trước, cái nào làm sau. Lại còn phải tính toán tới khả năng vốn đầu tư, không thể cứ kê ra hằng chục dự án đầu tư giao thông nhưng lại không có vốn. Cần phải bàn lại quy hoạch phát triển giao thông sau đó mới bàn đến chuyện hút vốn giao thông. Rồi còn phải tìm điều hợp lý cho sự đầu tư dự án giao thông này mà chưa hoặc ít cho &nbsp;dự án giao thông khác. Chẳng hạn, phải trả lời câu hỏi: tại sao 45 năm qua ngành đường sắt chưa thể phát triển thêm một cây số đường sắt nào mà cũng chưa đưa đường sắt vào kinh doanh thương mại? Nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài, nhất là vốn ODA lại bỏ qua, không đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đường sắt, phải chăng vì họ tập trung đầu tư cho đường bộ để họ còn bán được nhiều ôtô cho ta? Có chuyên gia kinh tế còn đặt câu hỏi: Tại sao không dồn tiền hoàn thiện quốc lộ 1A, lại bỏ ra nhiều tiền làm đường Hồ Chí Minh, rất tốn kém mà nay vắng xe chạy, người đi đi?&nbsp; Đường kết nối quốc lộ 1 với hành lang đông tây, tiểu vùng mekong, đi Lào, Campuchia, rồi cảng nước sâu tầm cỡ quốc tế, chúng ta đều chưa có, trong khi&nbsp; lại có quá nhiều cảng biển, sân bay địa phương hoạt động không hiệu quả. <o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt; font-family:Arial">Nhiều chuyên gia kinh tế, hoặc nguyên cán bộ lãnh đạo ngành giao thông đã cùng nêu ý kiến: xây dựng quy hoạch giao thông phải gắn liền với khả năng thực tế của đất nước.Thời gian qua bộ Giao thông- Vận tải đã làm được một việc tốt là rà soát lại quy hoạch, cắt giảm 35.000 tỷ đồng chi phí đầu tư cho các dự án giao thông. Tuy vậy, quy hoạch giao thông &nbsp;giai đoạn 2016- 2020 vẫn còn cần số&nbsp; vốn rất cao, lên tới 1.015 nghìn tỷ đồng, thì khả năng đất nước này không thể đáp ứng được. Vì thế không nên đầu tư dàn trải, mà phải chọn các dự án trọng điểm trước. Có chuyên gia kinh tế đặt vấn đề: trong bối cảnh quy hoạch dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông còn nhiều ngổn ngang, bất cập, thì lại chưa sử dụng được nhiều khả năng xã hội hoá, bởi nhiều nhà đầu tư tư nhân còn gặp không ít ngáng trở, khó khăn, nên họ ngại tham gia. Mặc dù việc tận dụng vốn đầu tư tư nhân, sẽ giảm ngân sách nhà nước và nợ công là hết sức cần thiết. Vậy nên phải có cơ chế thuận lợi cho các nhà đầu tư tư nhân, hấp dẫn họ. Vị thế của các doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án giao thông phải được khẳng định, không thể để mãi cảnh tư nhân trong tư thế xin, nhà nước là tư thế cho. Phải có sự bình đẳng giữa doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước ngay từ khi lập các dự án, đấu thầu, mở rộng cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đầu tư cho giao thông nên cùng lúc xử dụng nhiều hình thức, trong đó có mô hình hợp tác công tư (PPP). Vừa qua Thủ tướng chính phủ đã ban hành Nghị định 15/2015 NĐ-CP về mô hình đầu tư PPP, &nbsp;xem như là tháo nút thắt để khơi dòng vốn tư nhân cho giao thông, giảm gánh nặng cho đầu tư công. Điều đang cần là sớm có có văn bản hướng dẫn để thực hiện Nghị định này. <o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt; font-family:Arial">Theo bộ Giao thông- Vận tải, thời gian qua cũng đã triển khai nhiều dự án xây dựng giao thông, hiện toàn ngành có 35 công trình dự án trọng điểm với tổng mức đầu tư khoảng gần 725 nghìn tỷ đồng. Đường bộ có 22 dự án với tổng mức đầu tư khoảng 477. 712 tỷ đồng, chiều dài khoảng trên 5.300km, trong đó 8 dự án đã đưa vào khai thác. Đường sắt có 7 dự án với tổng mức đầu tư khoảng 186. 298 tỷ đồng, chiều dài 344 km. Hàng hải, đường thuỷ nội địa có 4 dự án với tổng kinh phí khoảng 43.503 tỷ đồng. Hàng không có hai dự án sân bay Phú Quốc và nhà ga T2 Nội Bài, với tổng kinh phí khoảng 17. 427 tỷ đồng. Như thế, cả số dự án lẫn vốn đầu tư là nhiều, là lớn, song vấn đề là ở sự phát triển đồng bộ và hiệu quả đầu tư, phải mở rộng được sự thu hút thêm nhiều thành phần kinh tế tham gia, bởi xây dựng hạ tầng giao thông là khó, nguồn thu về chậm và còn bị tác động môi trường. Theo Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải trong phát biểu mới đây với ngành giao thông, phải tăng cường sự phối hợp giữa các bộ ngành và giữa bộ ngành với địa phương để tháo gỡ vướng mắc cho nhà đầu tư, nhà thầu. Khi có chính sách phù hợp là sẽ tháo gỡ được rất nhiều vướng mắc cho giao thông cả&nbsp; nước, tiết kiệm được nhiều tiền cho ngân sách. Phó thủ tướng yêu cầu bộ Giao thông- Vận tải tiếp tục thực hiện tốt các văn bản quy phạm pháp luật về giao thông, tập trung chấn chỉnh các chủ đầu tư, nhà thầu để bảo đảm tiến độ và chất lượng công trình. Có như vậy ngành giao thông mới không lo thiếu vốn và việc đầu tư cho giao thông mới hiệu quả.<o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" align="right" style="text-align:right"> </p><p class="MsoNormal" align="right" style="text-align:right"><b><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial">&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; Trung Vũ<o:p></o:p></span></b></p>
hangnt
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra