<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span lang="EN-US" style="line-height: 115%;"><font face="Arial" size="2">Năm
nay tuy nhiều ngành kinh tế không tăng trưởng mạnh, song GDP cả nước cho đến
thời diểm này, theo đánh giá của ngân hàng SHB vẫn ở mức 5,5%, còn quyết tâm
của Chính phủ là cả năm sẽ đạt trên 6%. Nhưng buồn thay ngành nông nghiệp lại
tăng trưởng âm, GDP nông lâm nghiệp và thuỷ sản nửa đầu năm giảm 0,18%. Đi kèm
với tăng trưởng âm là những sút giảm, như xuất khẩu gạo và một số mặt hàng
nông, lâm, thuỷ hải sản giảm, nhiều mặt hàng thuỷ hải sản bị trả về, hay nước
ngoài ngừng mua tiếp vì không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Một số yếu
kém, tiêu cực phát sinh cũng đồng thời là nguyên nhân khiến nông nghiệp giảm
sút tăng trưởng như nơi này, nơi khác nông dân bỏ ruộng, không cấy, để hoang
hoá, trồng ồ ạt cây nọ, cây kia, kiểu phong trào, rồi sản phẩm thu hoạch bán
mất giá, ế thừa, nông dân lại chặt đi cấy giống cây khác, có những dự án phát
triển ồ ạt cây công nghiệp mà không xem xét kỹ khí hậu, đất đai, khả năng tiêu
thụ trong nước, ngoài nước, nên hoặc là không cho thu hoạch, hoặc khó bán sản
phẩm, thua to lỗ nặng, như cao su ở một số tỉnh. Phân bón rất quan hệ đến sản
xuất và thu hoạch của nông dân, nhất là người trồng lúa, song mấy năm nay đầy
rẫy tiêu cực, gian dối, do cơ quan quản lý lỏng lẻo, tắc trách, vi phạm cấp
chứng nhận hợp quy phân bón. Trong 8 tháng đầu năm nay, Thanh tra bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn đã lấy 78 mẫu phân bón tại các cơ sở sản xuất để
kiểm tra chất lượng, kết quả thấy 16 mẫu phân bón vi phạm quy định, vi phạm
công bố về chất lượng, chiếm 20,5% tổng số mẫu kiểm tra. Đối với việc chứng
nhận chất lượng phân bón của cơ quan chuyên trách, Thanh tra bộ cũng đã phát
hiện nhiều sai phạm, như chững nhận
ngoài phạm vi được chỉ định, không thực hiện giám sát khi cấp dấu hợp
quy, không bảo đảm điều kiện chứng nhận chất lượng phân bón, hay chưa có giấy
phép hoạt động trong lĩnh vực phân bón. <br>
Trong điều kiện kinh tế hội nhập với nhiều hiệp định thương mại có các điều
khoản thuận lợi, ưu ái, nhất là giảm, miễn thuế quan, là cơ hội cho nông sản
xuất khấu, nhưng đồng thời cũng đặt ra những khó khăn, thách thức như phải cạnh
tranh quyết liệt với hàng nông sản các nước, nhất là rau quả, ào ạt tràn vào
Việt Nam khiến hàng trong nước khó bán. Nhiều chuyên gia kinh tế bày tỏ ý kiến
lo lắng rằng nông nghiệp Việt <st1:place w:st="on"><st1:country-region w:st="on">Nam</st1:country-region></st1:place>
đang có nguy cơ bị thất thế trong cộng đồng kinh tế ASEAN- AEC về cạnh tranh
hàng nông sản cũng như năng suất lao động quá thấp. Nền nông nghiệp của chúng
ta đã đạt thắng lợi lớn trong thập niên vừa qua nhờ phát triển nông nghiệp theo
chiều rộng mạnh mẽ, tích cực, nhưng nay đã đụng trần. Bây giờ là lúc phải
chuyển qua giai đoạn phát triển theo chiều sâu, nông dân phải đủ tâm trí, sức mạnh
để đối mặt với sở hữu trí tuệ văn minh, hiện đại, thương mại hoá toàn cầu, cạnh
tranh không cân sức với các nước giàu vì họ hay phóng tay trợ giá nông sản. Sự
tăng trưởng âm của nông nghiệp cũng còn do biến đổi khí hậu, do sản xuất nhỏ lẻ
và do còn quá ít doanh nghiệp nông nghiệp. Vào thời buổi công nghiệp hoá,
thương mại hoá phải mạnh ngay từ đầu vào, hàng hoá nông sản phần lớn cần gia
công, chế biến, toàn là các việc của nhà máy, thì số doanh nghiệp nông nghiệp
lại rất ít chưa có đến 1% trong tổng số doanh nghiệp cả nước, do kinh doanh
nông nghiệp hay gặp thiên tai, khó vay vốn. <o:p></o:p></font></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span lang="EN-US" style="line-height: 115%;"><font face="Arial" size="2">Nhìn
chung, tiềm năng của sản xuất nông nghiệp là còn lớn, nhưng khó khăn cũng
nhiều, tình hình đặt ra là phải bằng mọi cách đưa nông nghiệp tiến lên, như tái
cơ cấu nông nghiệp, vận động nhiều doanh nghiệp về nông thôn, tạo đột biến mọi
mặt trong nghề nông, trong hội nhập kinh tế, khắc phục những yếu kém về cạnh
tranh, an toàn vệ sinh thực phẩm. Phải đẩy mạnh đầu tư sang các nước và thu hút
đầu tư từ các nước vì những năm vừa qua tuy xuất khẩu nông, lâm, thuỷ hải sản
đạt số lượng và kim ngạch kể là cao, nhưng vẫn mới chủ yếu chạy theo số lượng,
chưa chú trọng nhiều đến chất lượng, thương hiệu, thực hiện tốt các quy định về
địa xuất xứ hàng nông sản. Toàn là những thứ đòi hỏi mà nếu hàng nông sản Việt <st1:place w:st="on"><st1:country-region w:st="on">Nam</st1:country-region></st1:place>
không theo kịp được thì sẽ bị đánh bật ra khỏi các thị trường lớn trên thế giới
cũng như thua ngay trên sân nhà. Được biết, bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn đang chủ trương cũng như tiến hành
triển khai quyết liệt tái cơ cấu, thúc đẩy việc sản xuất vầ tiêu thụ
nông sản, tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, rà soát chuyển đổi đất lúa kém
hiệu quả sang trồng các cây hàng năm có nhu cầu thị trường cao, nâng cao chất
lượng đàn vật nuôi. Cũng sẽ tạo sự chuyển biến mạnh về nhận thức theo hướng sản
xuất phát triển bền vững, tiếp cận thị trường tốt, chọn những ngành hàng có thể
phát triển mạnh mẽ. Chính phủ đã trình, Quốc hội đã xem xét bước đầu việc miễn
thuế đất nông nghiệp cho nông dân để khuyến khích nông dân sản xuất, hỗ trợ
nông nghiệp. Tín dụng cho nông nghiệp sẽ rộng rãi hơn, đáp ứng nhu cầu phát
triển nông nghiệp, đó là lời hứa từ Ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương
mại. Bộ NN và PTNT đã thành lập nhóm công tác thu hút đầu tư vào nông nghiệp
nông thôn, nhóm sẽ thường xuyên tổ chức gặp mặt giữa các cơ quan quản lý nhà
nước thuộc bộ với doanh nghiệp để giải quyết kịp thời các kiến nghị, tháo gỡ
khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, tiếp nhận đầu tư
của nhiều doanh nghiệp, tập đoàn nước ngoài đang tìm hiểu cơ hội và mong muốn
được đầu tư vào nông nghiệp nông thôn Việt Nam. Tất cả các biện pháp nói trên,
đều nhằm khôi phục lại vị thế, đà tăng trưởng của nông nghiệp.<o:p></o:p></font></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: right;"><span lang="EN-US" style="line-height: 115%;"><font face="Arial" size="2">
<b>Trung Vũ</b></font></span></p>