<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Nhưng phải đến khi
Việt Nam sau rất nhiều khó khăn vất vả, được gia nhập tổ chức Thương mại thế
giới (WTO), thì sự hội nhập kinh tế toàn cầu của nước ta mới thực sự lao vào
cuộc chơi. Sau tám năm là thành viên chính thức của WTO, Việt Nam đã tận dụng
tốt lợi thế hội nhập để phát triển kinh tế đất nước. Theo nhận định của Ngân
hàng thế giới,WB, kinh tế Việt Nam đã có sự bùng nổ tăng trưởng nhờ tận dụng
việc tham gia vào các thị trường quốc tế mà hỗ trợ cho hoạt động sản xuất, kinh
doanh trong nước. Tỷ trọng hoạt động thương mại so với GDP của Việt Nam năm
2013 đạt 164%, nằm trong nhóm cao nhất khu vực ASEAN, từ năm 2000 xuất khẩu
hàng hoá gia tăng nhanh chóng, đạt tốc độ tăng bình quân hàng năm là 23%, năm
2013 đạt 94,6 tỷ USD. Kết quả tăng trưởng này đã minh chứng cho sự chuyển dịch
sâu sắc của nền kinh tế Việt Nam từ bao cấp sang thị trường, hướng đến sản xuất
công nghiệp và chuyển dịch ra khỏi khu vực thuần nông nghiệp.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Còn theo nhiều
chuyên gia kinh tế của Việt Nam, sau khi nước ta gia nhập WTO năm 2007, cánh
cửa kinh tế khu vực và toàn cầu đã mở rộng, dòng hàng hoá và đầu tư qua biên
giới Việt Nam liên tục tăng cao. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2015 lên tới trên
160 tỷ USD, gấp gần 10 lần so với năm 2002 và gần 30 lần so với năm 1.995. Tổng
kim ngạch nhập khẩu năm 2015 cũng tăng gấp khoảng 10 lần so với năm 2001 và 20 lần so với năm 1995. Việt
Nam trở thành nước có độ mở kinh tế thương mại hàng đầu thế giới, với tổng kim
ngạch xuất khẩu thường xuyên ở mức 150-160% GDP. Cũng nhờ hội nhập kinh tế toàn
cầu mà các nhà đầu tư nước ngoài đã đẩy mạnh việc rót tiền vào Việt Nam. Từ năm
1988 – 1990, Việt Nam mới thu hút 211 dự án đầu tư nước ngoài, FDI, với tổng số
vốn đăng ký 1,6 tỷ USD, thì đến năm 2007 đã thu hút 1544 dự án, vốn đăng ký 21
tỷ USD, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, riêng năm 2008 tổng vốn FDI đăng ký tăng
vọt lên gần 72 tỷ USD. Tính luỹ kế, đến cuối năm 2015 tổng số dự án FDI đang
hoạt động tại Việt Nam đạt 260 tỷ USD. Khu vực FDI hiện đang đóng góp khoảng
20% GDP của Việt Nam, chiếm trên 20% tổng
vốn đầu tư toàn xã hội, hơn 50% giá trị sản xuất công nghiệp và hơn 2/3
tổng kim ngạch xuất khẩu, tạo việc làm cho khoảng 2 triệu người. Còn dòng vốn
mang tính hỗ trợ, lãi suất thấp, trả trong nhiều năm, ODA, cam kết và giải ngân
trị giá hàng tỷ USD mỗi năm, từ năm 1993 đến 2014 tổng giá trị ODA cam kết là
89,5 tỷ USD, tổng vốn đã ký kết đạt 73, 68 tỷ USD, đã giúp Việt Nam xây dựng
nhiều cơ sở hạ tầng quan trọng trong giao thông, năng lượng và thực hiện các
chương trình xoá đói giảm nghèo.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Từ những hiệu quả
lớn lao của hội nhập kinh tế, Việt Nam đang đẩy mạnh khai thác các cơ hội tăng
trưởng bằng cách hội nhập kinh tế sâu hơn, ký kết thêm nhiều hiệp định thương
mại hơn. Tính đến giữa năm 2015 Việt Nam đã ký 11 hiệp định thương mại tự do, FTA, đang đàm phán để tiến tới ký kết thêm 5
FTA nữa, tiến tới hiệp định thương mại Xuyên Thái Bình Dương, TPP, cuối năm nay
sẽ là thành viên của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC ). Ký kết thêm các hiệp định
thương mại, không chỉ tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu, thu hút vốn đầu tư
nước ngoài, mà còn tác động đến nhiều vấn đề khác, như cân đối ngân sách hàng
năm, cạnh tranh thị trường. Có chuyên gia kinh tế nước ngoài nhắc nhở Việt Nam
rằng, hội nhập kinh tế một khi mở rộng, sẽ giống như con dao hai lưỡi, cơ hội
bao giờ cũng đi đôi với thách thức. Hàng hoá trong nước phải cạnh tranh khốc
liệt với hàng hoá nhập khẩu ngay trên thị trường nội địa, nếu thua, sẽ có hàng
loạt doanh nghiệp giải thể, phá sản, nhiều lao động mất việc, thu nhập của gia đình họ lâm vào khó khăn. Nhưng nếu quá
trình mở rộng hội nhập kinh tế mà vượt qua được những khó khăn, thách thức thì
lại là cơ hội để việc phát triển mạnh nền kinh tế thực sự hiệu quả và bền vững.
Đồng quan điểm với chuyên gia nước ngoài, các chuyên gia kinh tế trong nước
cũng nêu ý kiến: muốn đưa hội nhập kinh tế sang giai đoạn mới, phải cải cách
thể chế kinh tế cho phù hợp, đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện môi
trường kinh doanh. Chính phủ, trong một cuộc họp mới đây đã xác định sẽ tiếp
tục chủ động, tích cực đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế toàn diện trên các
lĩnh vực, nhằm nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức để hội nhập thực sự trở
thành phương tiện hữu hiệu phục vụ phát triển kinh tế bền vững và bảo vệ chủ
quyền, an ninh quốc gia.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" align="right" style="text-align:right;line-height:120%"><b><span style="font-size:10.0pt;line-height:
120%;font-family:Arial">
Trung
Vũ<o:p></o:p></span></b></p>