Mở rộng quan điểm về hàng Việt

Thứ sáu, 14/08/2015 09:13
(ThanhtraVietnam) - Một ngày cuối tuần sắp tàn hạ, sang thu, mưa nặng hạt, dân chúng quanh Hồ Gươm, Tràng Tiền, hay những người ngại gặp mưa ướt nên không đi ra đường, ở nhà xem ti vi, đều thấy một cảnh nô nức, cảm động: ông Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, mũ áo nai nịt, dáng vẻ xông pha, cùng các vị đại diện lãnh đạo thành phố Hà Nội và đông đảo người dân Thủ đô, thanh niên chiếm phần nhiều, hồ hởi nô nức đi diễu hành trong mưa để cổ vũ cho phong trào Người Việt Nam mua hàng hàng Việt Nam.
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-family: Arial; font-size: 10pt;">Vài ba năm nay, cuộc vận động này đã liên</span><span style="font-family: Arial; font-size: 10pt;">&nbsp; </span><span style="font-family: Arial; font-size: 10pt;">tục cờ giong trống mở, tới tấp xe cộ chở hàng Việt về rộng khắp các vùng quê. Các nhà sản xuất thì cố làm ra hàng tốt, giới kinh doanh thương mại đặt đại lý ở khắp nơi, người tiêu dùng vì ý thức cổ vũ cho sản xuất và tiêu thụ hàng Việt, đã bỏ bớt thói sính mua hàng ngoại, mà mua nhiều hàng Việt, dù có khi thấy chưa thực ưng ý cũng mua. Kết quả là hàng Việt do người Việt mua nhiều nên các doanh nghiệp trong nước cũng đẩy mạnh được sản xuất và tiêu thụ, không để hàng tồn kho ế đọng. Chính việc người tiêu dùng chọn mua hàng Việt đã tăng thêm uy tín cho hàng Việt, tạo sự cạnh tranh tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam ngay trên thị trường nội địa sau khi nước ta đã ký nhiều hiệp định thương mại song phương, FTA với các nước, cuối năm sẽ có Cộng đồng kinh tế ASEAN và có thể sẽ có cả Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương, TPP, mà nền kinh tế nước ta đều là thành viên với nhiều lợi thế cũng như không ít khó khăn thách thức.</span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt; font-family:Arial">Song cùng với mở rộng phong trào cổ vũ cho hàng Việt, hiện lại đang có nhiều ý kiến về sự định nghĩa cũng như quan điểm thế nào là hàng Việt? Liệu có nên mở rộng quan điểm đối với hàng Việt, là các thứ hàng không chỉ do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất, mà là hàng do người lao động Việt Nam làm ra kể cả khi họ làm &nbsp;công nhân trong những doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, FDI. Những hàng của các doanh nghiệp FDI làm ra vừa xuất khẩu vừa bán trong nước, thế nên cũng có thể xem như là hàng Việt. Thực tế cho thấy là đã có và đang nhân rộng ra một cái nhìn mới về hàng Việt Nam và mới đây đã có hẳn một cuộc hội thảo về nội dung này. Tại hội thảo, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng hàng Việt Nam không đơn thuần là hàng được sản xuất bởi công ty có 100% vốn của Việt Nam, mà còn bao gồm hàng hoá của doanh nghiệp nước ngoài đang đầu tư sản xuất tại Việt Nam. Hiện doanh nghiệp FDI tại Việt Nam chiếm 20-25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, 70% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, đóng góp 18 – 20% GDP và trên 20% thu ngân sách. Với những đóng góp này của các doanh nghiệp FDI thì các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế, cũng như giới kinh doanh đều cần thay đổi, mở rộng sự nhìn nhận về họ, cũng như quan điểm về hàng Việt và nhất quán với nhau không chỉ ở chủ trương chính sách, mà còn phải ở hành động cụ thể, như không có sự phân biệt giữa hàng hoá 100% vốn Việt Nam và vốn nước ngoài. Giáo sư Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cho rằng, để nâng tầm cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, chúng ta cần phải thay đổi quan điểm về hàng Việt, không đơn thuần chỉ là hàng do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất, mà còn bao gồm sản phẩm của cả những doanh nghiệp FDI đang hiện diện ở Việt Nam. Hàng của họ không chỉ giống như hàng Việt Nam chất lượng cao, mà còn là hàng chất lượng cao của thế giới, do các tập đoàn lớn Samsung, Intel, Nokia, Canon, LG … đầu tư sản xuất tại Việt Nam. Nhà đầu tư nước ngoài làm ăn tại Việt Nam đã coi hàng sản xuất tại Việt Nam của hãng họ là do người lao động Việt Nam làm ra, họ cũng đã tuân theo luật lệ và điều kiện thực tế của Việt Nam như điện, hạ tầng cơ sở, chi phí giao thông, các sản phẩm do&nbsp; họ làm ra đã góp phần vào tăng trưởng GDP của Việt Nam, nên không có lý do gì coi sản phẩm đó là hàng ngoại cả.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt; font-family:Arial">Sự chuyển biến từ việc coi hàng Việt Nam chỉ là sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam, đến hàng Việt Nam bao gồm cả sản phẩm của doanh nghiệp FDI, là một sự tiến bộ về tầm nhìn, quan điểm kinh tế đáng quan tâm. Chúng ta đã ký nhiều hiệp định và sẽ ký tiếp các hiệp đinh FTA, cũng có nghĩa là chúng ta phải có nhãn quan thế giới không phân biệt doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Đại diện cục quản lý thị trường trong nước, Bộ Công Thương, là ông Võ Văn Quyền, cũng đã ghi nhận những đóng góp to lớn của khối doanh nghiệp FDI cho sự thành công bước đầu của cuộc vận động người Việt Nam dùng hàng Việt Nam. Hiện hàng Việt Nam đã có chỗ đứng nhất định trong các cơ sở phân phối không chỉ của doanh nghiệp có vốn trong nước mà cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Để sự mở rộng quan điểm về hàng Việt đem lại hiệu quả cao thì phải nghĩ đến việc kết nối doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp và thương mại trong nước, tạo nên sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế Việt Nam. Sự kết nối này theo các chuyên gia kinh tế, là sự hợp tác các khâu giữa các doanh nghiệp trong nước và FDI để cùng nhau đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ lẫn hàng cho nhau, giúp nhau nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất. Các doanh nghiệp nước ngoài trong khi thông qua sự kết nối này mà khẳng định được uy tín sản xuất tại Việt Nam thì cũng có điều kiện thuận lợi hơn để tìm kiếm thêm đối tác Việt Nam. Khẳng định vai trò quan trọng của doanh nghiệp FDI với cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, bà Hồ Thị Kim Thoa, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, Bộ sẽ mời gọi các doanh nghiệp PDI tham gia tích cực chương trình này, sử dụng nhiều hơn nữa nguyên liệu là các sản phẩm của Việt Nam để tăng tỷ lệ nội địa hoá, thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam phát triển. <o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" align="right" style="text-align:right"><b><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial">&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; Trung Vũ </span></b><i><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial">(Tổng hợp)</span></i><b><span style="font-size:10.0pt;font-family: Arial"><o:p></o:p></span></b></p>
hangnt
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra