Mở thêm phương cho bệnh nhân… vái

Thứ năm, 24/03/2016 13:54
(ThanhtraVietNam) - Năm 2016 công tác khám chữa bệnh sẽ chủ động hơn, tích cực phòng chống dịch bệnh, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đẩy mạnh hơn việc xã hội hoá y tế, từng bước thiết lập lại hệ thống chuyển tuyến, khuyến khích khám chữa bệnh đúng tuyến. Khuyến khích phát triển bệnh viện tư, nghiên cứu tiếp cho phù hợp thực tế hơn việc tính bảo hiểm y tế qua các hình thức khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh công, tư.
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="line-height: 115%;"><font face="Arial" size="2">"Có bệnh thì vái tứ phương ” theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, là khi ốm đau, người bệnh đôn đáo tìm tới các chốn tâm linh, hay thày thuốc nghe đồn cao tay, để khấn khứa, cắt thuốc cho khỏi bệnh. Những tưởng đâu rằng, câu thành ngữ này chỉ có ý nghĩa và rộng sự vận dụng trong nhiều đời xưa cũ, khi đất nước ta còn nghèo, ngành y tế, nhất là Tây y chưa phát triển. Nào ngờ bây giờ, theo nghĩa rộng và trong&nbsp; thực tế, vẫn cứ đúng, người bệnh vẫn nhiều khi bối rối, loay hoay tìm nơi khám chữa bệnh. Bởi tuy kinh tế xã hội phát triển theo với công cuộc đổi mới, công tác y tế chăm sóc sức khoẻ toàn dân có được đẩy mạnh hơn trước nhiều, ngân sách dành cho việc này cũng không còn thấp, số bệnh viện cũng được xây mới hay nới rộng đã tăng không ít, sản xuất, kinh doanh dược phẩm khá phong phú. Nhưng yêu cầu khám chữa bệnh vẫn chưa được đáp ứng hết, nhiều kêu ca phàn nàn về sự quá tải các bệnh viện, tình trạng hai ba bệnh nhân nằm một giường mãi vẫn chưa khắc phục được. Là vì theo với thời gian, năm tháng, số dân đông lên theo cấp số nhân, tỷ lệ số người ốm cũng tăng lên theo, sự tăng của y tế, bệnh viện chỉ là sự cộng thêm, có cố tăng cũng khó theo kịp. Đó là chưa nói, mặt trái của khoa học công nghệ và sản xuất nhất là sản xuất công nghiệp, làng nghề gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ, tật bệnh, người ốm đau cũng nhiều lên, y học chữa được, xoá được về căn bản một số căn bệnh, dịch bệnh thì trong đời sống xã hội lại xuất hiện một số bệnh mới, ngành y còn ngỡ ngàng, chưa tìm ra cách, ra thuốc chữa. Rồi, kinh tế phát triển, mức sống của nhân dân cao lên, nhu cầu muốn khám tốt, chữa nhanh nâng cao hơn sức khoẻ cũng tăng lên theo, khiến sự tăng bệnh viện tăng bác sỹ không theo kịp nhu cầu. Vậy ngành y tế phải làm cách nào đây?<o:p></o:p></font></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="line-height: 115%;"><font face="Arial" size="2">Câu trả lời trước hết là phải phát triển, gia tăng thêm các cơ sở khám chữa bệnh, thêm phương cho bệnh nhân vái. Nhà nước tăng đầu tư, đồng thời kêu gọi và đẩy mạnh xã hội hoá việc khám chữa bệnh qua nhiều hình thức. Cùng với phát triển bệnh viện tư, nên khuyến khích các phòng khám tư, bác sĩ gia đình. Các chính sách, quy định về xã hội hoá y tế đã phần nào mở rộng nguồn lực cho các cơ sở y tế phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu có bệnh thì vái tứ phương. Nhưng phải nhanh chóng khắc phục thực tại chưa hay, kém hiệu quả là các bệnh viện tư có trang thiết bị hiện đại lại vắng khách, trong khi bệnh viện công luôn quá tải. Hiện nay cả nước có gần 180 bệnh viện tư, song chỉ có 1/3 là hoạt động bình thường, tự nuôi sống được, còn thì hoạt động cầm chừng, hoặc lay lắt sống. Chỉ khoảng 50% giường bệnh của các bệnh viện tư có bệnh nhân. Cũng có nghĩa là đầu vào thu được sẽ quá ít so với chi phí lớn về xây dựng, khấu hao cơ sở khám chữa bệnh, trả lương bác sĩ, nhân viên. Các bệnh viện tư lại khó vay vốn ngân hàng với lãi suất ít nhiều có sự ưu đãi, hỗ trợ, càng khó tiếp cận vốn ODA, nên để duy trì hoạt động, các bệnh viện tư không thể thu viện phí thấp. Khiến trong xã hội quan niệm bệnh viện tư là bệnh viện cho người giàu, trong thực tế cũng ít bệnh nhân thu nhập trung bình hoặc thấp vào khám chữa bệnh tại các bệnh viện tư. Một số chính sách của nhà nước giúp đỡ bệnh nhân thì cũng chỉ quy định áp dụng với bệnh nhân điều trị tại bệnh viện công. Dễ hiểu vì sao chỉ khoảng 6% - 7% bệnh nhân vào khám, chữa tại bệnh viện tư. Trong nhiều năm, người có mua bảo hiểm y tế song khám chữa tại bệnh viện tư thì viện phí bệnh viện tư không được tính trừ vào bảo hiểm y tế, mãi đến gần đây việc khấu trừ này mới được thực hiện phần nào, năm 2015 có khảng 150 bệnh viện tư, 167 phòng khám tư ký hợp đồng bảo hiểm y tế với Bảo hiểm xã hội, khoảng 3 triệu thẻ bảo hiểm y tế, trong khi bệnh viện công là 64 triệu thẻ. Bệnh viện tư khó khăn về bác sỹ, chủ yếu là sử dụng bác sỹ nghỉ hưu, một phần là bác sỹ mới ra trường, còn thiếu sự liên kết cho phép các bác sỹ bệnh viện công hỗ trợ bệnh viện tư. Rất cần cơ chế hợp tác liên kết các bệnh viện công và tư để chia sẻ bệnh nhân.<o:p></o:p></font></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="line-height: 115%;"><font face="Arial" size="2">Từ đòi hỏi của thực tế cần hợp tác liên kết bệnh viện công tư, đi liền với phát triển bệnh viện công, mới đây, Bộ Y tế cho hay: trong năm 2016 sẽ đẩy mạnh các giải pháp giảm tải bệnh viện công, bao gồm đề án bệnh viện vệ tinh, xây dựng thí điểm mô hình bác sỹ gia đình. Báo cáo của Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế, cho biết: năm 2015 đã tiếp tục kiện toàn, phát triển mạng lưới bệnh viện vệ tinh, bổ sung mạng lưới bệnh viện vệ tinh đợt một, tổ chức được nhiều lớp đào tạo chuyển giao kỹ thuật từ bệnh viện lớn cho các bệnh viện vệ tinh. Hoạt động hiệu quả của mô hình bệnh viện vệ tinh giúp giảm tỷ lệ chuyển tuyến 65 -100% số ca chuyển tuyến ở những chuyên khoa thực hiện chuyển giao kỹ thuật. Bộ Y tế chủ trương: năm 2016 công tác khám chữa bệnh sẽ chủ động hơn, tích cực phòng chống dịch bệnh, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đẩy mạnh hơn việc xã hội hoá y tế, từng bước thiết lập lại hệ thống chuyển tuyến, khuyến khích khám chữa bệnh đúng tuyến. Khuyến khích phát triển bệnh viện tư, nghiên cứu tiếp cho phù hợp thực tế hơn việc tính bảo hiểm y tế qua các hình thức khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh công, tư. Phát triển các dịch vụ khám chữa bệnh phổ cập, bao phủ sự chăm sóc sức khoẻ toàn dân kết hợp với phát triển các dịch vụ y tế chuyên sâu, kỹ thuật cao, kết hợp và hiện đại hoá y học cổ truyền với y học hiện đại. Quản lý tốt hơn dược phẩm nhất là đấu thầu thuốc và trang thiết bị tại các bệnh viện, làm tốt hơn nữa việc thanh tra, kiểm tra và giám định pháp y./.</font></span></p><p class="MsoNormal" style="text-align: right;"><span style="line-height: 115%;"><font face="Arial" size="2"><i><b>Tổng hợp</b></i>&nbsp;</font><font face="Times New Roman" style="font-size: 13pt;"><o:p></o:p></font></span></p>
anhdt
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra