Một góc nhìn khác về bán lẻ ngoại

Thứ ba, 17/05/2016 14:36
(ThanhtraVietnam) - Đài báo cũng như dư luận xã hội vừa sốt nóng lên với việc doanh nghiệp Central Group của Thái Lan đã mua lại được hệ thống siêu thị BigC Việt Nam, thắng vượt cả doanh nghiệp bán lẻ nội địa lớn vào bậc nhất là Saigon Coop trong cuộc chạy đua này.
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span lang="EN-US" style="line-height: 115%;"><font face="Arial" size="2">Năm ngoái một số doanh nghiệp Thái Lan cũng đã mua hệ thống siêu thị bán lẻ Metro Cash &amp; Carry Việt <st1:place w:st="on"><st1:country-region w:st="on">Nam</st1:country-region></st1:place>, mua lượng lớn cổ phần của tập đoàn kinh doanh bán lẻ Nguyễn Kim. Nhiều doanh nghiệp bán lẻ những nước khác cũng đã và đang nhảy vào chiếm lĩnh mạnh thị trường bán lẻ Việt Nam, như tập đoàn bán lẻ Acon Nhật Bản hiện đã mua cổ phần hệ thống siêu thị Fivimart, sở hữu một phần Sitimart, đang quyết tâm đầu&nbsp; tư rất lớn để xây dựng trung tâm mua sắm giá 2 triệu USD. Các doanh nghiệp nước ngoài đang lộ rõ chiến lược và ý chí quyết tấn công mạnh mẽ thị trường bán lẻ Việt Nam có 90 triệu dân, tức 90 triệu người tiêu dùng, thông qua đầu tư xây dựng các cửa hàng bán lẻ tại các trung tâm dân cư lớn của nước ta, hay mua lại các siêu thị, trung tâm thương mại của doanh nghiệp nội địa, hoặc nhà đầu tư nước ngoài đã đến trước và kinh doanh bán lẻ khá thành công, nay muốn bán đi để lấy vốn đầu tư sang các lĩnh vực, thị trường khác. Các nhà bán lẻ nước ngoài còn đang tấn công cả vào thị trường nông thôn, vốn là thị trường lâu nay các doanh nghiệp bán lẻ nội chủ quan, cho rằng người nhà quê ít tiền, chỉ thích mua hàng giá rẻ, mua hàng Việt là hợp túi tiền, chứ khó có thể mua hàng ngoại giá cao. Thế rồi đùng một cái, doanh nghiệp Thái Lan Central Group mua cổ phần của Lan Chi Mart, một doanh nghiệp bán lẻ Việt khá mạnh, đi đầu trong việc xây dựng siêu thị hiện đại tại nhiều vùng nông thôn. Tình hình doanh nghiệp bán lẻ ngoại đang chiếm lĩnh nhanh, nhiều thị phần bán lẻ Việt Nam đang khiến cho cả giới sản xuất hàng hoá, lẫn giới bán lẻ hàng vô cùng lo lắng, rằng thị trường bán lẻ Việt Nam cũng như hàng do Việt Nam sản xuất đang mất chỗ bán. Các siêu thị ngoại mới lập ở nước ta, hoặc họ mua lại của chủ cũ rồi mở rộng, nhân nhiều, không chỉ làm thu hẹp thị phần bán lẻ đối với các doanh nghiệp nội, mà còn giảm mua hàng&nbsp; do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất, thay bằng đem nhiều hàng nước họ sang bán. Hàng do nước ta sản xuất, nếu muốn được siêu thị ngoại mua, không ít trường hợp phải chịu mức chiết khấu tới 10-15%. Nhà sản xuất&nbsp; nội thì thua thiệt thế, còn doanh nghiệp bán lẻ nội nếu cứ một kiểu bán hàng như hiện tại, họ cũng cầm chắc sự thua trong cuộc cạnh tranh với các doanh nghiệp bán lẻ ngoại. Bởi xem ra người mua càng ngày càng thích mua hàng tại các siêu thị ngoại vì hàng đẹp, chất lượng tốt, giá cả cũng phải chăng theo lẽ thường tình tiền nào của nấy, thêm nữa sự bài trí bắt mắt, cách thức bán hàng văn minh hiện đại của siêu thị ngoại cũng rất hấp dẫn khách hàng.&nbsp; Để tự cứu, có chủ siêu thị nội cảnh báo: trong kinh tế thị trường người nào chi phối thị trường sẽ chi phối giá bán, người tiêu dùng Việt Nam đừng vội mừng thấy giá hàng ở siêu thị ngoại lúc này không đắt mà quên nghĩ rằng một khi các doanh nghiệp bán lẻ ngoại chiếm hết phần lớn thị trường Việt Nam họ sẽ bảo nhau cùng tăng giá.</font></span></p><p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-family: Arial; font-size: small; line-height: 115%;">Sự cảnh báo trên không là thừa đối với người tiêu dùng, cũng như mối lo ngành bán lẻ Việt </span><st1:place w:st="on" style="font-family: Arial; font-size: small; font-style: inherit; font-variant: inherit; font-weight: inherit; line-height: 115%;"><st1:country-region w:st="on">Nam</st1:country-region></st1:place><span style="font-family: Arial; font-size: small; line-height: 115%;"> thua ngay trên sân nhà, là cần thiết. Song sẽ</span><span style="font-family: Arial; font-size: small; line-height: 115%;">&nbsp; </span><span style="font-family: Arial; font-size: small; line-height: 115%;">chẳng đem lại lợi ích gì nếu chỉ lo suông, rồi ước ao không đâu, trái những điều khoản của các hiệp định thương mại nước ta đã ký với các nước, là nhà nước sẽ hạn chế bán lẻ ngoại, hỗ trợ nhiều bán lẻ nội, hoặc đòi hỏi quá cao phong trào người Việt mua hàng Việt. Mà trái lại, phải có thêm góc nhìn khác: doanh nghiệp bán lẻ</span><span style="font-family: Arial; font-size: small; line-height: 115%;">&nbsp; </span><span style="font-family: Arial; font-size: small; line-height: 115%;">ngoại tăng cường đầu tư, mở rộng thị phần tại Việt Nam cũng là lẽ tất nhiên của việc kinh doanh và trước cơ hội thuận lợi mà các hiệp định thương mại song phương, đa phươngViệt Nam đã ký đem lại cho họ cũng như cho chính các doanh nghiệp Việt Nam. Theo nhiều nhà nghiên cứu kinh tế, không ít chủ doanh nghiệp bán lẻ nước ta, kể cả những thành viên, lãnh đạo Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, sự ứng phó thích đáng, tích cực, hiệu quả với tình hình, là các nhà bán lẻ Việt Nam kết hợp với các nhà sản xuất trong nước, cùng nhau cải tiến, vươn lên, nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời đón nhận, hợp tác với các nhà bán lẻ ngoại. Chính bán lẻ ngoại, về một phương diện, đã đem đến sự kích thích, bắt buộc các cơ sở sản xuất trong nước phải làm ra hàng tốt, giá không đắt, doanh nghiệp bán lẻ học họ cải tiến cách thức bán hàng, văn minh, tiện lợi, hấp dẫn người mua hơn, bán hàng đẹp cả mẫu mã lẫn tốt chất lượng, cương quyết tẩy chay hàng giả, hàng nhái, không đem hàng xấu không bán nổi ở thành phố thì lại tuồn về nông thôn, khiến người nông thôn đã chán mua, bắt đầu thích mua hàng của các doanh nghiệp bán lẻ ngoại.</span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span lang="EN-US" style="line-height: 115%;"><font face="Arial" size="2">Từ nhận thức, góc nhìn như thế, một số doanh nghiệp đã đổi mới sản xuất, kinh doanh, coi trọng chất lượng hàng hoá, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và hạ giá thành, hiệu quả là trụ vững và phát triển, hoàn toàn có thể cạnh tranh được với doanh nghiệp bán lẻ ngoại. Bài học thấm thía họ rút ra là: trong cuộc chơi mới này ai không theo kịp tất phải bỏ cuộc theo quy luật đào thải của thị trường. Sức ép của cuộc đua bán lẻ càng lớn thì doanh nghiệp Việt càng phải cố gắng nhiều. Tuy là chậm trễ, mất bò mới lo làm chuồng, nhưng chậm còn hơn không, vẫn phải tích cực hành động, hợp tác thực tâm với nhau, liên kết để tự cứu mình, cứu bạn. Cùng quyết tâm tự lực vươn tới, các doanh nghiệp cũng có sự đề xuất: nhà nước cần xây dựng chiến lược quốc gia phát triển ngành bán lẻ Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2030, xây dựng và phát triển 20 doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu Việt Nam có thực lực và sẵn sàng cạnh tranh hiệu quả với các tập đoàn phân phối bán lẻ nước ngoài. Đây cũng là chủ đề&nbsp; những ngày vừa qua được đề cập nhiều tại một số hội thảo, các cuộc làm việc giữa Bộ Công Thương với các hiệp hội và doanh nghiệp bán lẻ Việt <st1:place w:st="on"><st1:country-region w:st="on">Nam</st1:country-region></st1:place>.<o:p></o:p></font></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align: right;"><span lang="EN-US" style="line-height: 115%;"><font face="Arial" size="2">&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; &nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;<i>Trung Vũ</i></font><font face="Times New Roman, serif" style="font-size: 13pt;"><o:p></o:p></font></span></p>
hangnt
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra