<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span lang="EN-US" style="line-height: 115%;"><font face="Arial" size="2">Lâu
nay việc mua sắm công, cứ như một thông lệ ít thay đổi: Chính phủ, các bộ
ngành, chính quyền các cấp cần mua sắm đồ dùng, máy móc giấy tờ hành chính,
phương tiện giao thông sử dụng cho việc công, thì văn phòng cơ quan sẽ căn cứ
vào quy định chung của nhà nước về tiêu chuẩn mua theo mỗi cấp hành chính mà
lập danh sách thứ cần mua, rồi trình sếp duyệt, sau đó đi mua. Thời bao cấp chủ
yếu là mua ở mậu dịch bách hoá, thiếu những thứ nho nhỏ thì ra chợ, ra phố mua.
Sang thời cơ chế thị trường, một số thứ phải mua với số tiền lớn, như bàn, tủ, ô
tô, máy móc hành chính điện tử,…sẽ đấu thầu, các công ty sản xuất, kinh doanh
các thứ mua sắm công cần mua, sẽ dự thầu. Kỷ luật mua bán là phải nghiêm minh,
có thanh tra, kiểm tra, chống tham ô, tiêu cực như mua ít tính nhiều, gửi giá,
quân xanh quân đỏ trong đấu thầu. Nhưng sắp tới đây việc mua sắm công, nói theo
ngôn ngữ các hiệp định thương mại của hội nhập kinh tế với thế giới, là mua sắm
chính phủ, sẽ không còn giống trước. Vì những đòi hỏi đổi mới về thể chế kinh
tế, luật pháp tương ứng, an sinh, đạo đức xã hội, trong đó có hoạt động hành
chính của chính quyền phải đáp ứng yêu cầu của các hiệp định thương mại tự do
song phương, đa phương với các nước mà Việt Nam đã ký, sắp ký, nhất là hiệp
định FTA với EU (EVFTA), hay hiệp định Đối tác xuyên Thái bình dương (TPP). Các
điều kiện bắt buộc của những hiệp định này đòi hỏi nghiêm ngặt sự minh bạch,
trong sáng, công khai, bình đẳng cho mọi doanh nghiệp trong mua sắm công. Các
doanh nghiệp phải được thông tin đầy đủ, đối xử như nhau khi tham gia việc dự
thầu, chào hàng tham gia cạnh tranh khi cung cấp hàng hoá cho mua sắm công,
không chỉ là các doanh nghiệp trong nước, mà còn có sự tham gia của các doanh
nghiệp nước ngoài, bởi các hiệp định thương mại đã mở rộng cửa cho họ ồ ạt vào
Việt Nam kinh doanh. <o:p></o:p></font></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span lang="EN-US" style="line-height: 115%;"><font face="Arial" size="2">Phải thực hiện đúng những đòi hỏi của
các hiệp định hội nhập kinh tế về mua sắm công, song làm sao để các doanh
nghiệp trong nước có thể đứng vững trên đôi chân của mình, không được dựa vào
nhà nước nữa, là mối quan tâm lớn, sự đi tìm biện pháp hữu hiệu của các bộ
ngành kinh tế, chính quyền các cấp, chủ đề của các cuộc hội thảo có nhiều
chuyên gia kinh tế, đại diện giới kinh doanh tham gia. Vấn đề đặt ra là: để
tham gia bán hàng cho mua sắm công thì phải đủ lực, đủ sự hiểu biết cần thiết
về nhiều mặt của việc chào hàng, bán hàng mới có thể tham gia cuộc cạnh tranh
minh bạch, sòng phẳng, chất lượng hàng phải đáp ứng đúng tiêu chuẩn, không còn
có thể trông chờ vào sự nể nang, châm chước, chín bỏ làm mười của chủ thể sắm
công. Bởi những thứ như là thân tình, lợi ích nhóm, gửi giá, thông đồng ăn chia
tiền, mua gian tăng giá đã bị chính người mua sắm công là chính phủ phải cương
quyết loại bỏ, xử nghiêm những tổ chức, cá nhân nào làm sai, lợi dụng mua sắm
công để tư lợi. Các doanh nghiệp trong nước sẽ phải chấp nhận cuộc chơi theo
đúng quy định của các hiệp định thương mại nhà nước đã ký và luật pháp quốc tế.
Doanh nghiệp trong nước chỉ có thời gian từ 2 đến 10 năm để làm quen và đáp ứng
với những thay đổi trong yêu cầu mua sắm công và sự cạnh tranh quyết liệt của
nhà thấu quốc tế, nếu không chuẩn bị từ bây giờ nguy cơ buộc phải ra rìa với
các gói thầu này là rất lớn, đặc biệt là với TPP. Các nguyên tắc chính của mua
sắm chính phủ trong TPP là không phân biệt đối xử giữa các nhà thầu trong TPP
với nhau, không được ưu đãi hàng hoá dịch vụ cho nhà thầu nội, nếu áp dụng chỉ
định thầu thì chỉ với các trường hợp đặc biệt, song phải có báo cáo giải trình
lý do chỉ định thầu, đơn vị chỉ định thầu phải có số lượng 2 đến 3 đơn vị. Đây
là một cam kết đã rất khó ngay từ trong quá trình đàm phán TPP, với những đòi
hỏi minh bạch rất cao, còn trong thực hiện, nhiều vấn đề nước ta cần phải có lộ
trình phù hợp, hiệu quả. <o:p></o:p></font></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span lang="EN-US" style="line-height: 115%;"><font face="Arial" size="2">Tuy nhiên những yêu cầu về mua sắm
công mà các hiệp định hội nhập kinh tế đặt ra, khó đấy, song mặt khác, lại cũng
là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam, vì nếu thắng thầu, bán được nhiều hàng
cho mua sắm công, giá trị mang đến cho họ là đâu có nhỏ. Chỉ riêng việc các
doanh nghiệp Việt Nam phải tự thân đổi mới, cải tiến kỹ thuật, hiện đại công
nghệ sản xuất, hay thay dổi cách thức tìm hàng, bán hàng, chọn hàng tốt, bán
giá cạnh tranh, gặp cái khó, ló cái khôn, để khẳng định mình, thắng thầu mua
sắm công không chỉ trong nước mà còn ở các nước trong khối hiệp định thương mại
nước ta đã ký, cũng đã là cơ may khiến cho nhiều doanh nghiệp Việt Nam lớn
thêm. Đồng thời sẽ tác động tích cực đến thị trường mua sắm chính phủ, sẽ minh
bạch, giảm tham nhũng, lãng phí. Với các doanh nghiệp thì nên thế, được thế,
còn chính phủ, cùng những quy định,
nguyên tắc chung, cũng cần hướng dẫn cụ thể thông qua các văn bản dưới luật,
chi tiết hoá các yêu cầu về đấu thầu, thông tin rộng rãi trong công chúng. Về
pháp luật, cần nâng cao các nguyên tắc minh bạch, chi tiết hơn, để lấp các khoảng
cách nhất định giữa các quy định pháp luật với thực tế thực thi, phổ biến rộng
rãi các cam kết mua sắm chính phủ theo hội nhập. Cần tăng cường đào tạo đội ngũ
làm công tác đấu thầu, xây dựng bộ quy tắc ứng xử cho cán bộ làm đấu thầu, nhằm
tăng tính minh bạch, phòng chống tham nhũng hiệu quả. Hy vọng rằng các biện
pháp của chính phủ và sự nỗ lực vươn lên của cộng động doanh nghiệp sẽ nâng dần
năng lực đấu thầu của các doanh nghiệp Việt <st1:place w:st="on"><st1:country-region w:st="on">Nam</st1:country-region></st1:place> trong bối cảnh nước ta phát
triển hội nhập kinh tế, mở rộng cửa thị trường mua sắm công. <o:p></o:p></font></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: right;"><span style="font-family: Arial; font-size: small; line-height: 115%;"> <i><b> </b></i></span><span style="font-family: Arial; font-size: small; line-height: 115%;"><i><b>Trung Vũ</b></i></span></p>