Tuy hai mà lại là một vì muốn phát triển kinh tế thì không thể không giữ tốt môi trường sống khi mà sự biến đổi khí hậu cũng như các hoạt động kinh tế, xã hội ở nhiều địa phương đang gây ô nhiễm môi trường làm xấu đi các điều kiện sống của con người, gia tăng sự ốm đau giữa khi đại dịch Covid-19 còn hoành hành.
Bài học kinh nghiệm của năm 2020 về tác hại của môi trường biến đổi đã cho thấy, sang năm 2021, người dân càng phải chủ động trong phòng chống thiên tai nhất là với những công trình kinh tế, ví như lập các dự án thủy điện thì phải nghĩ đến cái hại của phá rừng, nguyên nhân của thác lũ và sạt lở đất đồi núi, có những việc tưởng đâu là nhỏ nhưng qua nhận xét của các chuyên gia mới như tỉnh ngộ. Ấy là khi chống mưa bão gây lũ lụt thì phải nghĩ đến nước biển vào thời điểm ấy có đương kỳ triều cường hay không, kinh nghiệm ngập lụt ở miền Trung năm 2020 đã cho thấy bài học kinh nghiệm về sự không xem xét, suy tính thấu đáo này, khi mưa lụt tràn ngập vùng quê ven biển, nhiều tỉnh đã quên đi việc xem xét mức độ triều cường, cứ cho đóng cống thông ra biển, đến lúc cần tháo nước ngập trong đồng ra biển thì không làm sao kéo được cửa cống lên trước sức ép nén của thủy cường.
Qua theo dõi trên thế giới mới thấy rác thải nilon đang tràn ngập trên các sông lớn trôi ra biển, nên việc chống rác thải nilon không thể không nghĩ tới việc ngăn xả rác xuống sông để rác trôi ra biển, hoặc phải ngăn rác thải nion từ sông lớn, hay từ biển tràn vào làng vào phố. Tất cả những sự phức tạp đó của nguy cơ ô nhiễm môi trường toàn cầu đều cho thấy muốn đảm bảo cuộc sống để có công sức phát triển bền vững nền kinh tế thì phải gìn giữ tốt môi trường trước biến đổi khí hậu, cũng như trước sự tấn công của rác thaỉ công nghiệp và rác thải đời sống, phải chú ý đến các điều này khi tiến hành các dự án công nghiệp, nông nghiệp, càng không thể lơ là.
Nhiệm vụ kép cần kiên trì thực hiện. Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Tất nhiên, ngoài cố gắng của mỗi người, mỗi nhà, mỗi doanh nghiệp thì việc thực hiện tốt mục tiêu kép ấy cũng rất cần đến sự chỉ đạo và hỗ trợ của Chính phủ và chính quyền các địa phương. Được biết trong nghị quyết 01 và 02 đầu năm 2021 của Chính phủ có nội dung: Chính phủ xác định tám trọng tâm chỉ đạo điều hành với 11 nhóm nhiệm vụ giải pháp chủ yếu và 188 nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt nhấn mạnh nhiệm vụ hàng đầu là tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, bầu cử Quốc hội và bầu cử hội đồng nhân dân các cấp 2021- 2026. Hai là tiếp tục thực hiện quyết liệt, linh hoạt, hiệu quả mục tiêu kép vừa phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân vừa phục hồi phát triển kinh tế xã hội. Ba là tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng xây dựng thể chế, xác định thể chế là nền tảng quan trọng cho phát triển đất nước. Bốn là xây dựng hành chính nhà nước kiến tạo phát triển liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ nhân dân, tiếp tục hoàn thiện bộ ,máy nhà nước, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Năm là thúc đẩy số toàn diện, hoàn thiện khung khổ pháp lý cho các loại hình kinh doanh mới, kinh tế số, cung cấp dịch vụ công. Ban hành chính sách thử nghiệm các sản phẩm, giải pháp dịch vụ, mô hình kinh doanh, công nghệ mới, như kinh tế chia sẻ, kinh tế ban đêm, đô thị thông minh, đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển của nền kinh tế. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng chính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số. Sáu là nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh đổi mới sáng tạo ứng dụng và phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ. Xác định đây là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của quốc gia và dân tộc. Bảy là tiếp tục hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh kinh tế, xã hội đồng bộ, hiện đại đặc biệt là về giao thông năng lượng, đô thị lớn...
Thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ, ngành bảo hiểm hưởng ứng thực thi việc chính phủ đã triển khai đồng bộ hàng loạt giải pháp, chính sách nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp. Thị trường bảo hiểm có được một tốc độ tăng trưởng tích cực vượt lên mức hồi phục trung bình của nhiều doanh nghiệp, ngành kinh tế khác. Bản thân hiệp hội bảo hiểm Việt Nam được đánh giá là một hiệp hội mạnh và có hoạt động tích cực làm rất tốt vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý, góp phần đưa chính sách nhanh chóng đi vào cuộc sống, phát triển thị trường theo hướng lành mạnh bền vững.
Thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội cũng như kinh doanh hiệu quả bảo hiểm xã hội cũng chính là cách đóng góp tốt vào việc thực hiện mục tiêu kép hồi phục và phát triển kinh tế xã hội đi liền với phòng chống dịch bệnh./.
Trung Vũ