Ngay đầu năm học, nhiều tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước cũng như báo chí đã lên tiếng kêu gọi tạo đột phá đầu tư vào giáo dục vì cho đến đầu năm học việc thu hút các nguồn lực đầu tư lĩnh vực này đã đạt, nhưng kết quả còn chưa tương xứng với tiềm năng, càng xa rời với những yêu cầu học và dạy học đối phó với đại dịch Covid-19 và theo thời tiết khắc nghiệt. Đầu tư trong nước chưa tạo sự đột phá trong toàn hệ thống vì hoạt động hợp tác và đầu tư trong giáo dục còn đơn lẻ. Đầu tư của nước ngoài vào giáo dục còn chiếm tỉ lệ nhỏ so với các ngành kinh tế xã hội. Để chống đại dịch, nhiều trường học phải cho học sinh nghỉ học hoặc dạy theo hình thức trực tuyến.
Vì nguy cơ lây lan bệnh Covid-19 vẫn uy hiếp các trường học nên giáo dục trực tuyến vẫn là ưu tiên hàng đầu. Nhiều trường tăng cường các giải pháp khắc phục những hạn chế của giáo dục trực tuyến với ý đồ trở thành một công cụ giảng dạy hiệu quả. Học trực tuyến là một xu thế tiên tiến của nền giáo dục toàn thế giới. Ưu điểm của nó là tạo cho học sinh cơ hội được học tập một cách chủ động, tăng cường đáng kể năng lực tự nghiên cứu, phẩm chất không thể thiếu của các công dân Thế kỷ 21. Việc ứng dụng công nghệ vào việc học trực tuyến cũng giúp giảm chi phí và công sức của giáo viên. Nhưng học trực tuyến với nhiều địa phương lại thiếu máy móc, ít cơ hội, cách thức chưa theo được với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi địa phương, mỗi gia đình.
Đặc biệt là khung pháp lý chưa hoàn chỉnh nên thiếu cơ sở cho việc triển khai xây dựng hệ sinh thái giáo dục trực tuyến một cách đồng bộ, đáp ứng yêu cầu của ngành của địa phương. Ngay đầu năm học đã thấy cần khẩn trương hoàn thiện khung pháp lý về giáo dục trực tuyến, cần ban hành các quy định về tổ chức và quản lý đào tạo trực tuyến, các quy định về kiểm tra đánh giá việc công nhận kết quả và hệ thống văn bằng chứng chỉ của đào tạo trực tuyến.
Trên thực tế, chưa có nhiều văn bản để thống nhất cách hiểu về giáo dục trực tuyến. Do đó, cần khẩn trương hoàn thiện khung pháp lý về phương thức giáo dục này để làm cơ sở cho việc triển khai xây dựng hệ sinh thái giáo dục trực tuyến một cách đồng bộ đáp ứng yêu cầu của ngành và của xã hội. Đặc biệt, cần ban hành các quy định về tổ chức và quản lý đào tạo trực tuyến, các quy định về kiểm tra đánh giá, việc công nhận kết quả và hệ thống văn bằng, chứng chỉ của đào tạo trực tuyến. Đây là những cơ sở rất quan trọng để đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục trực tuyến đáp ứng yêu cầu quản lý chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo. Cũng có thể xem đây là bài học kinh nghiệm của năm học cũ có thể vận dụng cho năm học mới khi mà thời gian đến năm học mới chỉ còn rất ngắn, trong khi để đẩy lùi dịch bệnh Covid-19 vẫn cần thêm không ít thời gian nữa.
Có ý kiến cho rằng, cần tăng cường đầu tư cho ngành giáo dục bằng tiền Ngân sách Nhà nước và tiền của tư nhân vì cách mạng kỹ thuật số trong thời đại 4.0 tác động đến nhiều lĩnh vực trong xã hội bao gồm cả giáo dục. Đồng thời, tạo nhiều thách thức to lớn đòi hỏi con người phải thay đổi thích nghi đáp ứng các yêu cầu về kinh tế vận dụng cho kỹ năng chuyên nghiệp. Việc giao lưu quốc tế ngày càng dễ dàng nhờ các công ty công nghệ trong khi công nghệ trong nước thì nhiều gia đình, doanh nghiệp cũng có điều kiện và quyết tâm phát triển kỹ thuật số. Không chỉ nhằm vào giáo dục phổ thông mà còn cần điều kiện tối đa cho các trường đại học thực hiện mô hình thí điểm các giải pháp đột phá về ứng dụng công nghệ trong giáo dục, linh động khung thời gian đào tạo vì lợi ích người học, đổi mới phương pháp và phương thức đào tạo chuẩn bị điều kiện học lên đại học ngay khi học sinh còn học phổ thông.
Để các trường phổ thông đối sách tốt với đại dịch Covid-19, cần dùng hình thức kiểm tra trực tuyến những trường học tạm nghỉ học vì dịch Covid-19 hay học trực tuyến cho thiết thực khách quan. Năm học vừa qua nhiều tư nhân, tổ chức xã hội đã ủng hộ vào công quỹ các trường học không ít nguồn lực để đối phó với những khó khăn do đại dịch gây ra. Năm học mới cũng sẽ cần khuyến khích kinh nghiệm này. Việc kêu gọi và tạo đột phá đầu tư vào giáo dục là hết sức cần thiết và hoàn toàn có thể làm được.
Khi không thể ngăn các địa phương cứ để cho các trường học kéo dài năm học thì năm học cũ với nhiều khó khăn, học trực tuyến quá nhiều, coi như phải chấp nhận là đã qua, kết thúc rồi và qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm để chuẩn bị cho năm học sau tốt hơn năm học cũ./.
Trung Vũ