<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;text-justify:inter-ideograph;
line-height:normal"><span style="line-height: normal; font-size: 10pt; font-family: Arial, sans-serif;">Thực tế cho thấy, cùng với việc các ông lang, bác sĩ nâng
cao tay nghề, thuốc đông y, tân dược phong phú, chất lượng, tác dụng hơn, thì
khi có thêm các thiết bị y tế hiện đại, khâu khám bệnh, điều trị bệnh đã và
ngày càng dễ dàng, thuận lợi và hiệu quả hơn. </span><span lang="EN-US" style="line-height: normal; font-size: 10pt; font-family: Arial, sans-serif;">Tuy nhiên, bên cạnh mặt
tích cực, cũng còn nhiều điều bất cập, tiêu cực trong đầu tư trang bị và sử dụng
thiết bị y tế, như tại một số nơi, tốn nhiều tiền mua về rồi đắp chiếu để đấy
vì không có người biết sử dụng, hoặc thiết bị không đủ các bộ phận, một số
phòng khám bệnh viện công lại bắt bệnh nhân đi soi chiếu ở ngoài, hoặc thuê thiết
bị y tế của tư nhân rồi tính giá cao với người bệnh. Trong khi đó, theo vụ Kế
hoạch- tài chính bộ Y tế, thời gian qua hệ thống y tế cả nước đã được đầu tư,
nâng cấp trang thiết bị cho các cơ sở y tế dự phòng, khám chữa bệnh, y dược cổ
truyền, đào tạo nghiên cứu khoa học, sản xuất thuốc. Các bệnh viện huyện được
trang bị những thiết bị chẩn đoán thiết yếu, hầu hết đã có máy X quang với công
suất phù hợp, máy siêu âm và xe cứu thương. Nhiều trạm y tế xã được cung cấp
các thiết bị, dụng cụ cần thiết để phục vụ chăm sóc sứa khoẻ ban đầu.</span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;text-justify:inter-ideograph;
line-height:normal"><span lang="EN-US" style="font-size:10.0pt;font-family:"Arial","sans-serif"">Nhưng
điều đáng buồn là hoạt động khai thác sử dụng thiết bị y tế hiệu quả chưa cao,
gây lãng phí lớn. Tình trạng chung là thiết bị y tế chưa đồng bộ, lạc hậu so với
các nước trong khu vực, lại chỉ có 10% nhân lực chuyên ngành kỹ thuật làm việc
tại các cơ sở y tế công lập vì thế nhiều nơi chưa biết sử dụng, hoặc sử dụng
chưa hiệu quả thiết bị y tế. Các thiết bị đang sử dụng tại nhiều cơ sở y tế
chưa được định kỳ kiểm chuẩn bảo dưỡng và sửa chữa, không đủ nguồn vốn để đầu
tư và đổi mới, không ít số địa phương không có đủ kinh phí để mua vật tư thay
thế thiết bị y tế hư hỏng, bảo trì bảo dưỡng, trình độ của cán bộ chuyên môn y
tế chưa đủ để khai thác đáp ứng kịp thời những đổi mới về kỹ thuật và công nghệ.
Số lượng, chất lượng đào tạo bố trí sử dụng nhân lực chuyên sâu về kỹ thuật thiết
bị y tế còn thấp so với yêu cầu. Phần nhiều bệnh viện tỉnh chưa có phòng quản
lý vật tư, thiết bị y tế. Các xí nghiệp sản xuất các thiết bị y tế ở nước ta
còn ít, trình độ thấp, chủng loại nghèo nàn, chất lượng chưa cao, nên 90% trang
thiết bị y tế phải nhập khẩu. Hệ thống kinh doanh nhập khẩu chưa hoàn chỉnh,
thiếu vốn, thiếu thông tin, thiếu cán bộ có nghiệp vụ thương mại và trình độ kỹ
thuật. Cũng theo vụ Kế hoạch- tài chính của bộ Y tế, cơ cấu vốn đầu tư cho các
bệnh viện còn nhiều điểm chưa hợp lý, như bỏ tiền chi phí quá nhiều cho đền bù
giải phóng mặt bằng, xây nhà, nên chỉ còn rất ít tiền để đầu tư mua trang thiết
bị y tế.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;text-justify:inter-ideograph;
line-height:normal"><span lang="EN-US" style="font-size:10.0pt;font-family:"Arial","sans-serif"">Để
chấn chỉnh, được biết Bộ y tế bước đầu đã xây dựng kế hoạch đầu tư các thiết bị
y tế đủ tiêu chuẩn ở phòng mổ, triển khai một số dự án đầu tư lớn cho các trung
tâm y tế chuyên sâu và nhiều dự án tăng cường trang thiết bị y tế cho các địa phương,
nhất là miền núi, đồng bằng sông Cửu Long. Một số địa phương cũng mạnh dạn đầu
tư cho các phòng mổ, mua sắm thiết bị y tế, nhưng nhìn chung còn thiếu và chưa
đồng bộ. Vì thế, cùng với việc nhập khẩu tốt cũng cần phải đẩy mạnh việc tự sản
xuất các trang thiết bị y tế cao cấp, chứ không dừng lại ở dạng cơ học, điện tử,
phải theo kịp với sự tiến bộ trên thế giới về kỹ thuật, công nghệ. Yếu tố quan
trọng nhất để sử dụng hiệu quả trang thiết bị y tế là người sử dụng, nên phải
tăng cường đào tạo các nhân viên kỹ thuật y tế, có kiến thức và ý thức sử dụng
thiết bị y tế. Bộ Y tế đang xem xét và giao trách nhiệm cho các hội nghề nghiệp
thuộc Tổng hội y học Việt Nam tham gia hướng dẫn cho những người trực tiếp vận hành tại cơ sở những thiết bị y
tế mà cơ sở đang có bằng cách cầm tay chỉ việc. Hội Thiết bị y tế sẽ xem xét việc
thành lập một số trung tâm bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị y tế để sử dụng hiệu quả hơn. Nhiều chuyên
gia y tế đặt vấn đề: cần có văn bản chỉ đạo cụ thể chi tiết hơn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng vật
tư thiết bị y tế tại các bệnh viện. Hội Thiết bị y tế đề xuất: Bộ Y tế nên xem
xét, tạo điều kiện cho các tổ chức ngoài công lập tham gia hoạt động kiểm chuẩn
thiết bị y tế khi họ có đủ điều kiện theo quy định của các cơ quan chức năng và
pháp luật. Cũng cần quan tâm hơn nữa tới
công tác tư vấn kỹ thuật, nâng cao năng lực chuyên môn sử dụng thiết bị
y tế của các thành viên tổ chức tư vấn cả
về sử dụng lẫn mua sắm trang thiết bị y tế. Tựu trung lại, các ý kiến đề xuất của
các chuyên gia, hiệp hội y tế, chủ trương, biện pháp mới của bộ Y tế và mong mỏi
của toàn dân là có thêm, có đủ các thiết bị y tế hiện đại, hoàn chỉnh, các bệnh
viện, cơ sở y tế sử dụng thành thạo các thiết bị y tế để việc khám chữa bệnh
càng khoa học, hiện đại và hiệu quả hơn.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" align="right" style="text-align:right;line-height:normal"><span lang="EN-US" style="font-size:10.0pt;font-family:"Arial","sans-serif"">
Trung Vũ <o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;text-justify:inter-ideograph;
line-height:normal"><span lang="EN-US" style="font-size:10.0pt;font-family:"Arial","sans-serif""><o:p> </o:p></span></p>