<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;text-justify:inter-ideograph"><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:"Arial","sans-serif";
mso-ansi-language:VI">Có lẽ chưa bao giờ như bây giờ người đi mua thịt gà, thịt
lợn lại cứ phải băn khoăn hỏi đây là thịt nội hay thịt ngoại, đi ăn bát phở bò
buổi sáng cũng không biết đây là thịt bò ta hay thịt bò Úc vì bò Úc đang nhập rất
nhiều. </span><span lang="EN-US" style="font-size:10.0pt;line-height:115%;
font-family:"Arial","sans-serif"">Ngày chưa lâu, nước ta nhập thực phẩm chủ yếu
mới chỉ là nhập thịt hộp với số lượng không nhiều. Còn từ khi Việt Nam mở rộng
hội nhập với kinh tế toàn cầu thì thực phẩm nhập khẩu với số lượng nhiều không
chỉ là sản phẩm chăn nuôi đã qua chế biến, mà còn là nhập trực tiếp thịt gia
súc, gia cầm, thậm chí là nhập cả vật nuôi còn sống về giết mổ, nhiều nhất là
nhập bò. Việc mở rộng nhập khẩu thực phẩm như vậy đem lại cho người tiêu dùng sự
dễ chọn mua theo ý thích và giá cả cũng hạ hơn bởi thực phẩm trong nước phải cạnh
tranh với hàng ngoại nhập không thể bán đắt. Song với người chăn nuôi và kinh
doanh sản phẩm chăn nuôi trong nước thì lại phải đối mặt với nhiều khó khăn,
thách thức, trước hết là không dễ cạnh tranh nổi, hậu quả là ế hàng, thua lỗ.
Nhìn vào thực tế, sự phát triển của ngành chăn nuôi nước ta tuy có, nhưng chủ yếu
mới là về số lượng. Theo số liệu thống kê từ bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, tổng giá trị sản xuất chăn nuôi năm 2014 đạt 151.390 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng
24,5% toàn ngành nông nghiệp; tổng sản lượng thịt hơi các loại đạt 4,47 triệu tấn;
số lượng trang trại chăn nuôi tăng từ 9.377 năm 2013, lên 9.897. Sang năm 2015,
khảo sát, thống kê đến tháng 7, cả nước có 27,7 triệu con lợn, 347 triệu con
gia cầm, 5,2 triệu con bò thịt, 220 nghìn con bò sữa, 2,5 triệu con trâu. Số lượng như thế là tăng, song có điều không
thể không lấy làm buồn là hiệu quả kinh tế lại không tăng vì ngành chăn nuôi nước
ta đang đứng trước nghịch cảnh là đầu ra khó bán, trong khi nhập khẩu quá nhiều
từ con giống, đến nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi, gần đây nữa là nhập
thịt gia súc, gia cầm. Năm 2014 cả nước nhập tới 2,2 nghìn con lợn giống và 1,7
triệu con gia cầm giống; phải chi tới 4,87 tỷ đồng để nhập khẩu 11,69 triệu tấn
nguyên liệu thức ăn chăn nuôi; bỏ ra 400
triệu USD để nhập khoảng 1200 nghìn tấn thịt các loại, trong đó 250 triệu USD để
nhập 220 nghìn con bò sống về giết thịt. Hiện đùi gà Mỹ giá bèo nhập về quá nhiều
đang đe doạ phá sản hàng loạt trại nuôi gà của Việt Nam. <o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;text-justify:inter-ideograph"><span lang="EN-US" style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:"Arial","sans-serif"">Chăn
nuôi của Việt Nam khó cạnh tranh vì vẫn còn theo mục đích cùng cách thức trước
đây là nuôi gia súc, gia cầm chưa xem là ngành nghề chính, chỉ là thứ việc các
gia đình nông dân làm thêm, chủ yếu để đáp ứng nhu cầu trong nước. Nhưng trước
đây không bị thịt nhập khẩu cạnh tranh và cũng chưa nghĩ tới xuất khẩu. Còn bây
giờ vừa phải làm sao để không bị thua thiệt, bật bãi ngay trên sân nhà, vừa phải
đem sản phẩm chăn nuôi đi bán trên thị trường các nước. Mục đích chăn nuôi cũng
khác trước, mở rộng hơn, xem là ngành chính ngang như trồng trọt, nên cách chăn
nuôi cũ không còn phù hợp vì tuy số lượng sản xuất nhiều, nhưng giá trị chất lượng
quá kém, giá lại đắt do không chủ động tự cung tự cấp được thức ăn chăn nuôi và
năng suất lao động quá thấp, ví dụ một trang trại lợn sinh sản quy mô 1.000 con
lợn ở Mỹ chỉ cần một lao động, còn Việt Nam cần trên 20 người. Trang trại còn
ít, chăn nuôi ở nước ta chủ yếu là nhỏ lẻ, đầu vào, đầu ra đều phải qua quá nhiều
khâu trung gian tốn kém, vốn đi vay lãi suất ngân hàng cao, lãi suất chợ đen
càng khủng, dẫn đến giá thành cao, khả năng cạnh tranh quá thấp. Rồi trước việc
Việt Nam đang phải thực hiện nhiều hiệp định thương mại đã ký và sẽ ký tiếp các
hiệp định thương mại, nhất là Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương, TPP,
với nhiều cơ hội, song cũng lắm thách thức cho kinh tế nước ta, trong đó có việc
miễn thuế phần lớn hàng nhập khẩu, khiến sản phẩm chăn nuôi nhiều nước giá bán
vốn đã rẻ hơn giá bán sản phẩm tương ứng của Việt Nam, giờ càng rẻ hơn, dễ dàng
đánh bại hàng Việt. <o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;text-justify:inter-ideograph"><span lang="EN-US" style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:"Arial","sans-serif"">Muốn
không đo ván trên sân nhà và có thể cạnh tranh nổi trên thị trường thế giới,
ngành chăn nuôi nước ta phải có sự chuyển đổi mạnh mẽ, tích cực, chuẩn bị tốt
hơn hành trang hội nhập. Đã đến lúc phải hành động quyết liệt, tái cơ cấu ngành
chăn nuôi một cách hiệu quả, tính toán lại cơ cấu sản phẩm, không chỉ chú ý về
số lượng làm ra, mà phải tập trung vào chất lượng, áp dụng công nghệ cao, giảm
chi phí cả đầu tư lẫn lao động tính theo một đơn vị sản phẩm. Phải có đủ thức
ăn chăn nuôi giá phù hợp vì thức ăn chăn nuôi luôn chiếm 65 đến 75% giá thành
và 50 đến 55% giá bán. Cả nước có 230 doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi,
sản lượng mỗi năm 17 đến 18 triệu tấn, nhưng nguyên liệu trong nước không đủ
cung cấp, 60% nguyên liệu phải nhập khẩu với giá cao. Để khắc phục tình trạng tốn
phí này trong khi nước ta ruộng đồng nhiều, cần mở rộng việc trồng ngô, sắn và
làm ra sản phẩm giá thành rẻ, bảo quản tốt, không mọt, mốc để cung cấp nguyên
liệu cho các nhà máy chế biến thực chăn chăn nuôi. Phải tăng cường công tác quản
lý trong chăn nuôi, thực hiện tốt các giải pháp chế biến, giết mổ, nâng cao giá
trị sản phẩm chăn nuôi, hạ giá thành, tạo sự hấp dẫn nhiều mặt với người tiêu
dùng trong, ngoài nước. Tự thân ngành chăn nuôi phải nỗ lực vươn lên, đã hẳn rồi,
song cũng cần nhà nước thay đổi về cơ chế, chính sách và hỗ trợ nhiều hơn. <o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;text-justify:inter-ideograph"><span lang="EN-US" style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:"Arial","sans-serif"">Trên
đây là những ý kiến của nhiều cán bộ chuyên trách, chuyên gia kinh tế nêu ra
trong các cuộc hội thảo mới đây về phát triển chăn nuôi hiệu quả bền vững theo
với đà phát triển kinh tế chung của đất nước và mở rộng hội nhập kinh tế khu vực Đông Nam Á và toàn cầu.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" align="right" style="text-align:right"><b><span lang="EN-US" style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:
"Arial","sans-serif"">
Trung Vũ<o:p></o:p></span></b></p>