<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span lang="EN-US" style="line-height: 115%;"><font size="2" face="Arial">Xưa
rồi việc đi du lịch chỉ là du chơi của một số ít người. Đất nước ngày càng phát
triển mạnh mẽ kinh tế xã hội, đời sống đi lên, thì người ta cũng dư tiền, nảy
sinh thêm nhiều mong muốn vui thú, càng đông thêm số người thích đi du lịch.
Cùng với đó, sự mở rộng các quan hệ với các nước, hội nhập sâu rộng kinh tế thế
giới, số người nước ngoài muốn đến thăm nước ta cũng nhiều thêm, họ tự đi, hay
làm khách của các công ty du lịch nước này nước kia. Việt Nam sẽ thua thiệt
nhiều cả về sự thân thiện bang giao, giới thiệu các giá trị chính trị, lịch sử
văn hoá, kinh tế, lẫn thu nhập về kinh doanh du lịch nếu ngành Du lịch không
biết thu hút, đón tiếp, khai thác nguồn lợi từ khách du lịch nước ngoài. Mà một
khi khách nội, khách ngoại gia tăng, cũng gia tăng theo những nhu cầu về xe cộ,
dịch vụ ăn uống, mua kỷ vật, hướng dẫn du lịch, người đi du lịch đã trở nên du
khách theo đúng nghĩa là khách của những doanh nghiệp kinh doanh du lịch và của
những hoạt động kinh doanh gắn liền với các nhu cầu mua sắm của du khách. Kinh
doanh du lịch trở thành một ngành kinh tế đem lại công ăn việc làm, lãi nhỏ,
lãi lớn, nó cũng giống như công nghiệp kinh doanh sản xuất đem lại nhiều lợi
nhuận. Chỉ khác là không khói, tên công nghiệp không khói hình thành cho ngành
du lịch. Nhưng vì là công nghiệp không khói, nên ban đầu người ta thấy kinh doanh
du lịch cũng dễ, ít phải đầu tư vốn liếng, công sức, nhất là tâm trí, cùng sự
thành thạo tay nghề. Dẫn đến chỗ, trước những yêu cầu cao của khách du lịch,
ngành Du lịch nước ta đáp ứng kém, cũng từng được xem là ngành kinh tế mũi
nhọn, song thực tế lại là mũi tù, giảm hấp dẫn, nhất là bị du khách kêu ca,
chán ngán, nhiều khách du lịch nước ngoài một đi không trở lại. <o:p></o:p></font></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span lang="EN-US" style="line-height: 115%;"><font size="2" face="Arial">Thực
tế đáng buồn trên khiến cho các cơ quan quản lý kinh tế cũng như bản thân ngành Du lịch, gần đây bắt đầu phải nhìn lại hoạt động kinh doanh du lịch để có những
sự bàn bạc, hoạch định chính sách, đề xuất biện pháp đổi mới kinh doanh. Hiện
ngành Du lịch đang đóng góp 6,6% GDP cả nước, tạo việc làm trực tiếp và gián
tiếp cho 2,25 triệu người, giá trị xuất khẩu đạt 8,5 tỷ USD trong năm 2015. Tuy
nhiên, lượng khách quốc tế tới Việt Nam chỉ đứng thứ 5 trong 10 nước ASEAN, đáng
buồn và đáng phải suy nghĩ là 70% khách
đến Việt Nam không quay trở lại vì dịch vụ du lịch quá kém, sợ cướp giật, trộm
cắp, kẹt xe, sợ tai nạn giao thông, sợ thái độ phục vụ và sự thiếu trân trọng
du khách, thiếu nhà vệ sinh và mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường. Ngành Du lịch
Việt <st1:place w:st="on"><st1:country-region w:st="on">Nam</st1:country-region></st1:place>
coi nhà vệ sinh là phụ trong khi thế giới thì xem là chính. Trong hội nghị bàn
đổi mới du lịch vừa họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nói, đại ý: ngành Du
lịch nước ta cần nhìn vào kinh nghiệm du lịch những nước trong khu vực như Thái
Lan đã thu hút hàng năm 30 triệu khách quốc tế, Malaisya 26 triệu, Singapore 15
triệu, chứ đừng hài lòng về con số 7-8 triệu khách quốc tế ta đón mỗi năm. Phải
nhìn nhận nghiêm túc những yếu kém của ngành Du lịch và đề ra các giải pháp cụ
thể hơn, hiệu quả hơn. Theo ông Nguyễn Ngọc Thiện, Bộ trưởng bộ Văn hoá - Thể
thao và Du lịch, nguyên nhân yếu kém của du lịch nước ta là thiên về số lượng,
chưa quan tâm đúng mức chỉ tiêu chất lượng. Mức độ mở cửa quốc tế chưa cao, mới
miễn thị thực cho công dân 22 nước, trong khi Thái Lan là 61 nước và vùng lãnh
thổ, Singapore miễn thị thực cho 158 nước. Các loại hình sản phẩm du lịch về
biển đảo, văn hoá, sinh thái và các sản phẩm du lịch chuyên đề đã được xác định
và hình thành, nhưng chưa có sự đầu tư phát triển tập trung để tạo nên khu du
lịch, điểm du lịch lớn, chất lượng cao. Phát triển sản phẩm du lịch như một thứ
hàng hoá thì còn mang tính tự phát, chưa thực sự dựa trên nhu cầu thị trường.
Kinh doanh lữ hành bất hợp pháp diễn ra ở nhiều nơi. Còn nhiều chuyên gia kinh
tế, du lịch nhận xét: với khoảng 25 nghìn doanh nghiệp đang kinh doanh du lịch
thì con số không nhỏ, song đáng tiếc là phần nhiều đều thuộc loại yếu kém, lại
chỉ cạnh tranh với nhau chứ không cạnh tranh nổi với bên ngoài. Tiềm năng du
lịch của ta lớn, với thế rất mạnh là thiên nhiên kỳ tú, lịch sử, văn hoá độc
đáo, phong phú, nhưng buồn thay tiềm năng vẫn cứ là tiềm năng, ta không biết
đầu tư khai thác, thiếu phối hợp trong nước và với các nước, hãy còn như ngôi
sao cô đơn, lao động du lịch còn thiếu kinh nghiệm ngành nghề, ít người có
chứng chỉ nghề.<o:p></o:p></font></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span lang="EN-US" style="line-height: 115%;"><font size="2" face="Arial">Do
thế, đã đến lúc phải thay đổi tư duy trong phát triển du lịch, chuyển mạnh sang
du lịch thị trường, coi trọng tính cộng đồng để người dân và doanh nghiệp cùng
tham gia quản lý, phát triển du lịch. Phải xem du lịch là ngành vừa kinh tế vừa
có dấu ấn văn hoá sâu sắc, và gắn liền với gìn giữ vệ sinh môi trường. Ông
Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội hứa trước hội nghị du
lịch toàn quốc, là trong các biện pháp đổi mới kinh doanh du lịch của Hà Nội sẽ
có hai việc: Xây thêm một nghìn nhà vệ sinh ở những điểm du lịch và sẽ không
còn bắt các cửa hàng ăn uống phục vụ du khách phải đóng cửa trước nửa đêm như
trước đây nữa. Mong rằng sớm thấy các địa phương cũng có các việc làm cụ thể
hoá quyết tâm đổi mới ngành du lịch, tạo sự hấp dẫn du khách trong việc phục vụ
các yêu cầu thiết yếu, hợp lý, hiện đại, văn minh, với các sản phẩm du lịch
phong phú, đa dạng, đặc sắc. Chính quyền các tỉnh, thành phố nên cùng Chính phủ tạo điều kiện cho du lịch phát triển, tạo các
thương hiệu du lịch lớn, xây dựng các doanh nghiệp quy mô mang tầm cỡ khu vực
và thế giới, có sức cạnh tranh cao, cơ sở đồng bộ, hiện đại, kinh doanh du lịch
hiệu quả cao, tiến tới tăng trưởng du lịch không phải chỉ đóng góp gần 7% GDP
hiện nay, mà nhanh tiến lên 10% GDP như đề xuất của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc./.<o:p></o:p></font></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: right;"><span lang="EN-US" style="line-height: 115%;"><font size="2" face="Arial"> </font></span><span style="font-family: Arial; font-size: small; line-height: 115%; text-align: left;"> </span><span style="font-family: Arial; font-size: small; line-height: 115%; text-align: left;"> <b> </b></span><span style="font-family: Arial; font-size: small; line-height: 115%; text-align: left;"><b>Trung
Vũ</b></span></p>