Ngày càng khẳng định vai trò kinh tế tư nhân

Thứ sáu, 16/10/2015 10:17
(ThanhtraVietnam) - Trong tháng 10 năm nay, cùng với các ngày lễ lớn, như 10/10 Giải phóng Thủ đô, 20/10 thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, giới doanh nhân còn có ngày 13/10 là ngày Doanh nhân Việt Nam. Đây là lần thứ 11 có dịp kỷ niệm này, kể từ khi có quyết định năm 2004, lấy gốc tích lịch sử từ kỷ niệm ngày 13 tháng 10 năm 1945 Bác Hồ gửi thư cho giới công thương khẳng định sự nhìn nhận, tin cậy mà Chính phủ dân chủ cộng hoà và Bác Hồ đã dành cho giới doanh nhân, đồng thời hứa sẽ tận tâm giúp đỡ giới này cùng đất nước kiến thiết thành công.
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt; line-height:115%;font-family:Arial">Ngày Doanh nhân Việt Nam cũng là kết quả có được sau gần 20 năm đất nước đi vào công cuộc đổi mới, theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vừa như là một sự ôn cố tri tân rằng giới công thương đã sớm được Chính phủ bác Hồ quan tâm. Vừa khẳng định vai trò không kém phần quan trọng, đóng góp lớn lao của các doanh nghiệp doanh nhân Việt Nam vào công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế của đất nước với nhiều thành phần kinh tế mà kinh tế tư nhân là một. Sự khẳng định của Đảng, Nhà nước và xã hội với doanh nghiệp, doanh nhân ngoài quốc doanh cũng xua đi những mặc cảm bị gọi là con buôn, con phe, mở ra cơ hội để ai muốn kinh doanh, buôn bán, thực hiện tâm nguyện “phi thương bất phú” có thể thoải mái, thuận lợi mở cửa hiệu, sạp hàng, lập công ty, rồi thi thố tài năng làm giàu cho gia đình mình và cho đất nước. Sự phát triển kinh tế tư nhân đã đồng thời khẳng định hai điều: chủ trương của Đảng và Nhà nhìn nhận, mở cửa cho kinh tế tư nhân là đúng và khả năng của doanh nghiệp doanh nhân là không hề nhỏ. <o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt; line-height:115%;font-family:Arial">Để rồi sau 30 năm đổi mới, 11 năm có ngày Doanh nhân Việt Nam, cùng nhau nhìn lại, mừng thành tựu, rút kinh nghiệm và bàn định những mục tiêu mới cũng như các chính sách biện pháp thực hiện. Trước hết là thấy được sự lớn mạnh thêm lên của vai trò và vị thế của kinh tế tư nhân, bắt đầu từ chỗ có khoảng 4 nghìn doanh nghiệp, đến nay đã có 500 nghìn doanh nghiệp. Kinh tế tư nhân từ chợ quê đã tiến tới kinh tế mặt phố và cho đến nay đã là kinh tế siêu thị, công ty, tổng công ty, tập đoàn, các khu công nghiệp, khu chế xuất, hoạt động kinh doanh khắp trong, ngoài nước, hội nhập sâu rộng kinh tế toàn cầu. Tất cả những giai đoạn vươn lên này đều thể hiện rõ sự phát triển nội lực của doanh nghiệp tư nhân, trong đó có việc thu hút khoảng 51% lực lượng lao động cả nước và tạo khoảng 1,2 triệu việc làm mỗi năm. Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng khoá XI trình đại hội XII của Đảng đã đánh giá tổng quát sự phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011 – 2015: mặc dù gặp nhiều khó khăn thách thức lớn, kinh tế xã hội nước ta đã đạt được những thành quả quan trọng, lạm phát được kiểm soát, kinh tế vĩ mô dần được ổn định. Tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức hợp lý. Các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó chiếm tỷ lệ cao là doanh nghiệp tư nhân đã có những đóng góp lớn, giữ vai trò quan trọng, là nội lực trong phát triển sản xuất, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách, giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội, đóng gióp khoảng 30% ngân sách nhà nước và 40% GDP của Việt Nam trong năm 2015.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt; line-height:115%;font-family:Arial">Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia kinh tế và sự tự nhìn lại mình của không ít doanh nhân,&nbsp; kinh tế tư nhân cũng còn gặp nhiều khó khăn nhất là về vốn và khả năng tiếp cận thị trường. Dù đã có nhiều chương trình hỗ trợ vốn nhưng chủ yếu là ngắn hạn trong khi yêu cầu mở rộng quy mô sản xuất lại cần vốn dài hạn. Khó khăn cả nguồn lực lao động, quen dùng lao động phổ thông rất ít lao động kỹ thuật. Chưa có cơ chế tạo điều kiện để doanh nghiệp tư nhân chủ động nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Phần nhiều các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh kiểu tự phát, thiếu tìm hiểu thị trường nên hay gặp rủi ro, phát triển theo xu thế hễ thấy ai làm hàng gì, buôn thứ gì vẻ như có lợi lãi thì mình chạy đua làm theo, không có quy hoạch, kế hoạch cụ thể, mà cứ để diễn ra cảnh chồng lấn, khốc liệt cạnh tranh. Mặt khác, trong nhận thức và trong hoạt động thực tiễn của nhiều nhà hoạch định chính sách, quản lý kinh tế lại chưa&nbsp; đưa ra được những giải pháp thật thích hợp nhằm tạo ra được động lực mạnh mẽ để phát triển doanh nghiệp tư nhân, kinh tế tư nhân như kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và mong muốn của doanh nghiệp. Muốn thiết thực tạo đà tiến cho kinh tế tư nhân, đã đến lúc phải phát huy cao nhất các nguồn lực trong nước, chủ động hội nhập, huy động sử dụng các nguồn lực bên ngoài, nâng cao sức cạnh tranh và tính tự chủ, tạo lập sự phát triển bền vững. <o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt; line-height:115%;font-family:Arial">Để&nbsp; tạo động lực cho phát triển kinh tế tư nhân, tất yếu phải thực hiện đồng bộ các giải pháp để cải thiện tốt nhất môi trường đầu tư kinh doanh, liên quan đến cải cách thủ tục hành chính về thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội, cho thuê đất đai, cấp phép xây dựng, thủ tục đầu tư, tiếp cận nguồn vốn vay, thành lập doanh nghiệp, giải pháp liên quan đến hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, bổ sung, hoàn thiện các&nbsp; văn bản pháp luật, cơ chế chính sách phù hợp, bình đẳng, minh bạch với doanh nghiệp và người dân. Luật Doanh nghiệp và luật Đầu tư mới, đã có hiệu lực từ ngày mùng 1 tháng 7&nbsp; năm 2015, với nhiều thay đổi tích cực, nhưng là thay đổi chung cho các doanh nghiệp, chứ không chỉ với doanh nghiệp tư nhân. Trong khi doanh nghiệp tư nhân đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa có những đặc thù riêng và cần hỗ trợ riêng. Luật Thúc đẩy doanh nghiệp sắp được xây dựng, hy vọng sẽ làm được việc này. Còn hiện tại đang rất cần những văn bản&nbsp; hướng dãn thực hiện các đạo luật kinh tế mới ban hành. Từ 2020 đến 2025 cần có 2 triệu doanh nghiệp cho kip với sự phát triển kinh tế và hấp thụ được lực lượng lao động mới. Ngoài việc trông chờ vào chính sách, biện pháp mới của Nhà nước, bản thân doanh nghiệp tư nhân cũng phải tìm cách vươn lên, phát huy tính chủ động trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, qua các công việc cụ thể như: cơ cấu lại sản phẩm hàng hoá, mở rộng thị trường, ứng dụng khoa học và công nghệ cao, đầu tư nâng cao tay nghề cho nhân viên, công nhân, cũng như nâng cao sự hiểu biết và kỹ năng quản trị doanh nghiệp của người chủ doanh nghiệp.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" align="right" style="text-align:right"><b><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:Arial">&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; Trung Vũ<o:p></o:p></span></b></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt; line-height:115%;font-family:Arial"><o:p>&nbsp;</o:p></span></p>
hangnt
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra