<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;text-justify:inter-ideograph"><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:"Arial","sans-serif";
mso-ansi-language:VI">Theo lãnh đạo bộ Công Thương, TPP được kỳ vọng là hiệp định
thương mại tự do FTA chung cho khu vực châu Á- Thái bình dương, tạo ra khu vực
thương mại rất lớn, với tổng GDP hơn 28 nghìn tỷ USD, chiếm 40% tổng GDP và hơn
30% tổng thương mại toàn cầu. </span><span lang="EN-US" style="font-size:10.0pt;
line-height:115%;font-family:"Arial","sans-serif"">Các dây chuyền cung ứng sẽ
có động lực dịch chuyển về khu vực này, tạo ra lợi thế và lợi ích kinh tế to lớn
cho tất cả các nước tham gia. Đây là một bước tiến mang ý nghĩa quan trọng đối
với hội nhập kinh tế toàn cầu trong một thế giới ngày càng kết nối và phụ thuộc
kinh tế lẫn nhau. TPP sẽ góp phần làm gia tăng thu nhập và mức sống của các nền
kinh tế đang phát triển tại châu Á, nhân rộng thị trường tiềm năng cho hàng
hoá, các nhà sản xuất, dịch vụ và công nghệ của khu vực. Việt Nam được kỳ vọng
sẽ hưởng lợi rất lớn từ TPP do nhu cầu ngày càng gia tăng đối với nhiều loại
hàng hoá, đặc biệt là dệt may và giầy dép. TPP có khả năng sẽ làm tăng thu nhập
quốc dân của Việt Nam 10% vào năm 2020. Ngân hàng thế giới, WB, nhận định: TPP
được dự thảo như một hiệp định thương mại tham vọng thế hệ mới, có cơ hội đáng
kể để tăng xuất khẩu, cải thiện tiếp cận hàng nhập khẩu ở một mức độ nào đó,
tăng đầu tư vào nội địa. Cú hích từ TPP dự kiến đưa xuất khẩu của Việt Nam đạt
307 tỷ USD vào năm 2025, so với 239 tỷ USD nếu không gia nhập TPP. Một khi có
hiệu lực, TPP sẽ giúp cho ngưỡng thuế suất của hàng hoá Việt Nam vào Mỹ, thị
trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam hạ xuống thấp hơn nhiều. Còn theo nhiều
chuyên gia kinh tế, nhờ TPP, ngày càng có thêm các nhà đầu tư, khách giao dịch
đến Việt Nam, làm tăng nhu cầu bất động sản, văn phòng chất lượng quốc tế,
khách sạn, tăng tốc độ đô thị hoá, tiếp tục khiến người lao động nông nghiệp
tìm đến các khu công nghiệp để làm việc. Ngành logichtichs tiếp tục phát triển
trong những thập kỷ tới vì hàng xuất nhập khẩu tại các bến cảng Việt Nam sẽ
tăng nhiều sau TPP.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;text-justify:inter-ideograph"><span lang="EN-US" style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:"Arial","sans-serif"">Nhưng,
vui tuần trước, sang tuần này, lòng vui lắng bớt, bởi lại thấy trong đầu óc nổi
lên điều nghĩ, rằng TPP là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới sẽ là cơ hội
cho phát triển kinh tế, song do vậy sẽ đồng thời đòi hỏi Việt Nam tiếp tục hoàn
thiện thể chế, trong đó có thể chế kinh tế thị trường, hỗ trợ cho tiến trình đổi
mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, hoàn thiện môi trường kinh
doanh theo hướng thông thoáng minh bạch và dễ dự đoán hơn, từ đó thúc đẩy cả đầu
tư trong nước lẫn đầu tư nước ngoài. Đòi hỏi hoàn thiện và tăng cường bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ để mở ra cơ hội thu hút đầu tư vào những lĩnh vực có hàm
lượng trí thức cao. TPP cũng đòi hỏi nguồn gốc xuất xứ của nhiều nguyên liệu, đặc
biệt là trong dệt may, đây là chỗ khó. Theo quy định của TPP, một sản phẩm dệt
may muốn được hưởng ưu đãi thuế quan, các nguyên liệu, bắt đầu từ sợi trở đi phải
sản xuất tại các nước TPP. Trong khi lâu nay ngành dệt may nước ta chủ yếu nhập
khẩu nguyên liệu từ các nước ngoài TPP, nhiều nhất là từ Trung Quốc. Tới đây,
các doanh nghiệp đệt may của Việt Nam phải góp vào việc trồng bông trong nước
và tìm nguồn mua nguyên liệu tại các nước TPP, vốn không nhiều nguyên liệu dệt
may, kỹ thuật làm ra lại kém, giá thường cao. TPP cũng đòi hỏi lao động tiêu
chuẩn cao, một đòi hỏi rất khó với nước ta, vốn chỉ đông lao động giản đơn.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;text-justify:inter-ideograph"><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:"Arial","sans-serif";
mso-ansi-language:VI">V</span><span lang="EN-US" style="font-size:10.0pt;
line-height:115%;font-family:"Arial","sans-serif"">iệc sẵn sàng lên con thuyền
TPP vẫn đang đầy thách thức đối với Việt Nam, mệnh đề Việt Nam sẽ hưởng lợi nhiều
từ TPP luôn đi kèm cùng chữ nếu: nếu cải cách mạnh mẽ thể chế, nếu cải cách hệ
thống ngân hàng, nếu cải cách hệ thống doanh nghiệp nhà nước thì lợi ích từ TPP
mới có thể đến. Giám đốc điều hành phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam (
Amcham Việt Nam), ông Herb Cochran nói: “ Việt Nam cần phải rất nỗ lực để có thể
tận dụng cơ hội cũng như vượt qua thách thức. Việt Nam sẽ có nhiểu lợi ích từ
TPP, nhưng chính phủ phải cải cách thủ tục hành chính mạnh mẽ hơn nữa dựa trên
các cam kết với TPP để đảm bảo doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, có khả năng
cạnh tranh cao hơn so với các nước láng giềng. Nếu không làm được những việc
này Việt Nam sẽ không có nhiều lợi ích từ TPP.” Thực hiện TPP, các nước sẽ thuận
lợi về thuế quan, ồ ạt đưa nông sản, gia súc, gia cầm vào cạnh tranh nhiều ưu thế
với nông sản Việt Nam vì họ đã ứng dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật, cơ giới hoá
trong sản xuất nông nghiệp, tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm,
chế biến, bảo quản đều tốt. Trong khi hàng hoá nông nghiệp của Việt Nam kém về
chất lượng, ít qua chế biến, giá thành lại cao do thiếu kỹ thuật, năng suất lao
động thấp, tốn nhiều chi phí lao động để làm ra một đơn vị sản phẩm, số đông
nông dân chưa có tinh thần làm giàu cao. Chính sách hỗ trợ của nhà nước lâu
nay, một mặt giúp được nông dân về vốn chi phí đầu vào, nhưng mặt khác lại gây
sức ỳ, tâm lý trông chờ nhà nước, kém ý thức chủ động. Để phù hợp và có thể thu
lợi ích từ TPP, nông nghiệp, nông thôn phải mạnh mẽ vươn lên, có nhiều sự thay
đổi cho phù hợp, các nguồn lực của nhà nước cần dành cho đầu tư cơ sở hạ tầng,
khuyến khích nông dân ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, đưa cơ giới hoá vào sản xuất,
tăng năng suất cây trồng vật nuôi, giảm giá thành, liên kết với các nhà chế biến
để khỏi thua ngay trên sân nhà.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;text-justify:inter-ideograph"><span lang="EN-US" style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:"Arial","sans-serif"">TPP
đang đặt ra những thách thức với các ngành nghề sản xuất, doanh nghiệp và nhà
nước, đòi hỏi cùng nỗ lực, thông minh vượt qua. Hiện giờ TPP mới thoả thuận, Hiệp
định sẽ ký kết vào đầu năm 2016, sau đó thời gian thực hiện quy trình pháp lý tại
12 nước thành viên có thể mất 18 đến 24 tháng, dự kiến đầu tháng giêng 2018 TPP
mới có hiệu lực, nên từ nay đến đó, nhà nước, các doanh nghiệp và nông dân cùng
phải nỗ lực, thông minh tìm cách chuyển đổi cho phù hợp, vượt qua mọi khó khăn
thách thức, chuẩn bị cho thực tốt để khai thác được nhiều lợi ích kinh tế nhất
từ TPP.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" align="right" style="text-align:right"><span lang="EN-US" style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:"Arial","sans-serif"">
<b>Trung Vũ<o:p></o:p></b></span></p>
<p class="MsoNormal"><span lang="EN-US" style="font-size:10.0pt;line-height:115%;
font-family:"Arial","sans-serif""><o:p> </o:p></span></p>