Nông nghiệp cần hội nhập hiệu quả hơn

Thứ tư, 19/10/2016 15:13
(ThanhtraVietnam) - Hiện nay, mỗi năm xuất khẩu nông lâm thuỷ sản của nước ta được khoảng 30 tỷ USD, trong đó Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) tiêu thụ nhiều nhất, mười năm qua xuất khẩu nông sản Việt Nam vào các nước ASEAN đạt tốc độ tăng 16%/năm.
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span lang="EN-US" style="line-height: 115%;"><font size="2" face="Arial">Nói đến hội nhập kinh tế là nói đến hai chiều tác động: Ta phải mở rộng cửa cho kinh tế các nước vào và ta cũng được các nước đã cùng ta ký kết các hiệp định thương mại tạo thuận lợi cho mình đem hàng bán ở nước họ, kèm theo các ưu đãi thuế quan mà phần nhiều là bỏ, không phải đóng thuế. Đây được coi là những cơ hội lớn cho nông nghiệp nước ta vì bán được nhiều nông sản, thu lời cao sẽ yên tâm, phấn khởi đẩy mạnh sản xuất, ít còn phải lo ế thừa, thua lỗ. Nhưng hội nhập rộng và sâu vào kinh tế khu vực ASEAN và toàn cầu, kinh tế nước ta cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, như phải tuân thủ những điều khoản quy định chặt chẽ của các hiệp định thương mại, phải giỏi cạnh tranh và đủ sức cạnh tranh để thắng trên thị trường các nước và không thua trên sân nhà. Hàng hóa hội nhập nói chung là thế mà hàng nông lâm thủy sản càng phải thế. Quá trình đẩy mạnh hội nhập với cộng đồng kinh tế ASEAN, kinh tế nước ta đã, đang và sẽ gia tăng sự thuận lợi cũng như thách thức, nhưng đồng thời lại cùng với ASEAN trong tư cách khu vực để hội nhập, cạnh tranh với các nước, các khu vực kinh tế khác. Có thể hiểu là vừa cạnh tranh trong nhà với nhau, nhưng ra thế giới lại phải góp sức, liên kết tạo thế mạnh cho khối ASEAN mà cạnh tranh với kinh tế toàn cầu.<o:p></o:p></font></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span lang="EN-US" style="line-height: 115%;"><font size="2" face="Arial">Đối ứng với các nước trong khu vực ASEAN, AEC ra đời đã được gần một năm, nền nông nghiệp nước ta đã bắt đầu gặp thêm những thuận lợi cũng như khó khăn, đang chứng kiến, dấn thân với nhiều diễn biến mới. Những con số biến động lớn trên thị trường nông sản ASEAN mà nông nghiệp Việt <st1:place w:st="on"><st1:country-region w:st="on">Nam</st1:country-region></st1:place> góp phần làm nên, đồng thời hứng chịu, đã cho thấy một điều: Mối quan hệ bạn hàng đã được siết chặt hơn, song hàng nông sản nước ta lại thuận lợi tiếp cận với thị trường hơn 600 triệu dân. Hiện mỗi năm xuất khẩu nông lâm thuỷ sản của nước ta được khoảng 30 tỷ USD, thì AEC tiêu thụ nhiều nhất, mười năm qua xuất khẩu nông sản Việt Nam vào các nước ASEAN đạt tốc độ tăng 16%/năm. Cà phê hiện chiếm 30% mặt hàng này xuất vào ASEAN. Đây cũng là 1 trong 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam, chiếm trên 38% thị phần. Hạt tiêu chiếm 44% thị phần tại Malaysia, 48% tại Singapore, 93% tại Indonesia. Năm 2016 tại thị trường AEC, hàng nông sản Việt <st1:place w:st="on"><st1:country-region w:st="on">Nam</st1:country-region></st1:place> xuất khẩu vào đã yếu bớt trong cạnh tranh,&nbsp; nửa đầu năm giảm 5,3% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng nhập siêu lại tăng 35,4%. Lợi thế thuế quan đã không như kỳ vọng, hầu hết các dòng thuế nông sản đều đã ở mức rất thấp từ trước khi AEC ra đời, phổ biến từ 0-5% nên không còn nhiều dư địa cho các nước giảm thuế. Nhiều loại hàng gặp bất lợi bởi sau khi có AEC ra đời, các nước nội khối gỡ bỏ gần như toàn bộ hàng rào thuế quan, thì nhiều nước lại chuyển sang áp dụng hàng rào phi thuế quan để bảo vệ thị trường và người tiêu dùng của nước họ. Nhiều nước liên tục đưa ra các quy định khắt khe về chất lượng nông sản nhập khẩu, trong khi đây lại là điểm yếu của nông sản Việt <st1:place w:st="on"><st1:country-region w:st="on">Nam</st1:country-region></st1:place>.<o:p></o:p></font></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span lang="EN-US" style="line-height: 115%;"><font size="2" face="Arial">Nông nghiệp Việt <st1:place w:st="on"><st1:country-region w:st="on">Nam</st1:country-region></st1:place> với khối AEC thì thế, còn nông nghiệp AEC với thế giới đang như thế nào? Điều có thể thấy là nông sản AEC phải đối mặt với chất lượng không đồng đều, hàm lượng chế biến và giá trị gia tăng không cao, chuyển dịch cơ cấu sản xuất chậm, khả năng cạnh tranh thấp, trong khi yêu cầu về chất lượng nông sản, nhiều nước trên thế giới đặt ra ngày càng cao. Nông nghiệp AEC chiếm tỷ trọng lớn trong kinh tế chung của mỗi nước, song lại khó chiếm ưu thế trong sản xuất và xuất khẩu vì dễ bị tổn thương do thiên tai dịch bệnh, chưa huy động được nhiều nguồn lực cho nghiên cứu khoa học công nghệ, nông sản chất lượng không cao nên giá xuất khẩu cũng không cao. Cho nên vấn đề cần thiết về hợp tác ASEAN trong lĩnh vực nông nghiệp là làm gia tăng khả năng cạnh tranh bằng việc đảm bảo chất lượng nông sản, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. An ninh lương thực, giảm nhẹ tác hại và thích ứng với biến đổi khí hậu, cũng là những nội dung được đưa vào danh sách ưu tiên hợp tác trong khối AEC. Đồng thời, các nước ASEAN nên cùng hợp lực điều tiết thị trường giá các mặt hàng nông sản, hạn chế tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, ít ý thức bảo vệ kinh tế của nhau trong nội khối và kéo giá xuống, để cùng phải gánh chịu thiệt hại. Lại cũng cần vượt lên khỏi tình trạng mỗi quốc gia đều có những chính sách phát triển nông nghiệp riêng nên rất khó lồng ghép những nội dung về thương mại nông nghiệp trong giao dịch thương mại quốc tế. Các nước khối ASEAN cũng cần hợp tác, nhìn nhận lợi ích, hay nguy hại của nhau về sử dụng nguồn nước chung, vì nông nghiệp tiêu tốn 80% lượng nước ngọt, đảm bảo an ninh nguồn nước đặc biệt với sông Mekong luôn là thách thức lớn. Phát triển bền vững, hợp tác, trong sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp ở cấp quốc gia là rất cần thiết cho việc hiện thực hoá thị trường chung khối AEC. Để làm điều này, đòi hỏi phải có sự liên đới, phối hợp nhau trong các chính sách kinh tế vĩ mô, khai thác điều kiện kinh tế cụ thể của mỗi quốc gia. Riêng với nước ta, còn thêm một điều, mà là yêu cầu lớn: đẩy mạnh tái cơ cấu hiệu quả nông nghiệp./.<o:p></o:p></font></span></p> <p class="MsoNormal" align="right" style="text-align:right"><span lang="EN-US" style="line-height: 115%;"><font size="2" face="Arial">&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; &nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;Trung Vũ</font><span style="font-family: &quot;Times New Roman&quot;, serif; font-size: 13pt;"><o:p></o:p></span></span></p>
nguyetvm
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra