Phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long (Phần 1): Thách thức từ biến đổi khí hậu
Thứ tư, 27/04/2016 15:34 (GMT+7)
(ThanhtraVietnam) - Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm phần đất thuộc 13 tỉnh, thành phố gồm: Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang và thành phố Cần Thơ. Vùng châu thổ phì nhiêu này có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế cả về nông nghiệp, công nghiệp, thủy sản và du lịch sinh thái. Tuy vậy, bên cạnh những thuận lợi thì hiện Đồng bằng sông Cửu Long cũng đang phải đối mặt với những tác động, thách thức từ nhiều vấn đề trong đó có biến đổi khí hậu. Mới đây, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã cho biết: “Đồng bằng sông Cửu Long là một trong 4-5 đồng bằng dễ bị tổn thương nhất trên thế giới”.
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:
10.0pt;line-height:120%;font-family:"Arial","sans-serif"">Vùng đất Đồng bằng
sông Cửu Long nằm ở hạ lưu châu thổ sông Mê Công, chiếm khoảng 5% diện tích
toàn lưu vực sông Mê Công. Do vậy vùng đồng bằng được hưởng nhiều thuận lợi từ
vị trí địa lý, nguồn nước phong phú từ thượng lưu và và quá trình điều tiết
dòng chảy từ Biển Hồ. Vùng có hệ thống sông suối, kênh rạch chằng chịt, có bờ
biển và vùng biển rộng lớn nhiều tài nguyên, đất đai bằng phẳng, màu mỡ và được
phù sa bồi đắp hàng năm, nguồn thủy sản dồi dào với nhiều giống loài... Với diện
tích đất tự nhiên khoảng 3,96 triệu ha, dân số khoảng 18 triệu người, Đồng bằng
sông Cửu Long là vùng châu thổ phì nhiêu có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế
cả về nông nghiệp, công nghiệp, thủy sản và du lịch sinh thái. Trong những năm
qua, vùng đã đóng góp hơn 50% sản lượng lương thực, chiếm chủ đạo (90%) trong
xuất khẩu gạo, cấp khoảng 70% lượng trái cây và 65% sản lượng thủy sản cả nước. <o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:
10.0pt;line-height:120%;font-family:"Arial","sans-serif"">Theo ông Nguyễn Xuân
Hiền, Viện trưởng Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam, nguồn tài nguyên của Đồng bằng
sông Cửu Long rất đa dạng, từ nguồn nước ngọt, nước mặn, nước chua phèn đến tài
nguyên đất và hệ động thực vật dồi dào, phong phú. Chỉ tính riêng nguồn nước ngọt,
khu vực này lấy nước ngọt từ sông Mê Công và nước mưa. Cả hai nguồn này đều đặc
trưng theo mùa một cách rõ rệt. Lượng nước bình quân của sông Mê Công chảy qua
Đồng bằng sông Cửu Long hơn 460 tỷ m3 và vận chuyển khoảng 150 - 200 triệu tấn
phù sa. Chính lượng nước và khối lượng phù sa đó trong quá trình bồi bổ lâu dài
đã tạo nên Đồng bằng ngày nay. Đồng bằng sông Cửu Long cũng có hệ thống sông
kênh rạch lớn nhỏ đan xen, nên rất thuận lợi cung cấp nước ngọt quanh năm. Về
mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, sông Mê Công là nguồn nước mặt duy nhất. </span></p><p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:
10.0pt;line-height:120%;font-family:"Arial","sans-serif""><div style="text-align: center;"><img alt="" src="http://file.thanhtravietnam.vn/data/old_img/Portals/0/NEWS_IMAGES/thaiduong/2016_4/song_nuoc_me_kong.jpg" width="500px"></div><div style="color: #666666;font-size: 11px;line-height: 18px;text-align: center;font-style:italic;">Sông Mê Công - Nguồn cung cấp nước chính cho vùng đồng bằng sông Cửu Long</div> </span><span style="font-size: 10pt; line-height: 120%; font-family: Arial, sans-serif;">Mặc dù giàu có là vậy nhưng giờ đây vùng đất
này đang từng ngày phải chịu những tác động và thách thức từ </span><span style="font-family: Arial, sans-serif; font-size: 10pt; line-height: 120%;">các hoạt động thượng
lưu, đặc biệt là biến đổi khí hậu với những dấu hiệu đang ngày càng rõ nét như
tình trạng dòng chảy từ thượng lưu và hiện tượng nước biển dâng. Điển hình là
tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn đang ảnh hưởng đến toàn bộ vùng Đồng bằng sông
Cửu Long, gây thiệt hại nghiêm trọng đến phát triển kinh tế - xã hội ở vùng và ảnh
hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của người dân và cộng đồng
dân cư.</span><span style="font-family: Arial, sans-serif; font-size: 10pt; line-height: 120%;"> </span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:
10.0pt;line-height:120%;font-family:"Arial","sans-serif"">Ngân hàng Thế giới
đánh giá Việt Nam là một trong năm nước sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi
khí hậu và nước biển dâng, trong đó vùng đồng bằng sông Hồng và sông Mê Công bị
ngập chìm nặng nhất. Nếu mực nước biển dâng 1mét sẽ có khoảng 10% dân số bị ảnh
hưởng trực tiếp, tổn thất đối với GDP khoảng 10%. Nếu nước biển dâng 3 mét sẽ
có khoảng 25% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất đối với GDP lên tới
25%. Hậu quả của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam là nghiêm trọng và là một
nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục
tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước. Các lĩnh vực, ngành,
địa phương dễ bị tổn thương và chịu tác động mạnh mẽ nhất của biến đổi khí hậu
là: tài nguyên nước, nông nghiệp và an ninh lương thực, sức khoẻ; các vùng đồng
bằng và dải ven biển. Phó Giáo sư Tiến sỹ
Trần Hồng Thái, Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết với diện tích gần
4 triệu ha và khoảng 18 triệu dân, trong đó gần 3/4 là nông dân, Đồng bằng sông
Cửu Long đang phải đối diện với một số thách thức lớn trong bối cảnh biến đổi
khí hậu. Trong điều kiện hạn chế như vậy, những thay đổi do tác động của biến đổi
khí hậu và hoạt động nhân sinh trên thượng nguồn có khả năng ảnh hưởng sâu sắc
đến khu vực này. Hoạt động phát triển kinh tế - xã hội ở thượng nguồn sẽ làm
thay đổi chế độ nước vùng theo hướng bất lợi chưa thể dự báo, hàng loạt hồ chứa
thủy điện được xây dựng trong tương lai trên thượng nguồn sông Mê Công có thể
làm gia tăng tình trạng thiếu nước trong mùa khô và ngập lũ trong mùa mưa. Biến
đổi khí hậu cũng làm cho những thách thức về thiếu hụt dòng chảy ở đây ngày
càng khốc liệt. Theo tính toán của Phó Giáo sư Tiến sỹ Trần Hồng Thái: dòng chảy
trung bình mùa cạn tổng cộng vào Đồng bằng sông Cửu Long có thể giảm tới 30 tỷ
m3 nước. Biến đổi khí hậu có thể làm khắc nghiệt hơn các thiên tai về nước,
dòng chảy cạn suy giảm, dòng chảy lũ gia tăng. Dòng chảy mùa lũ gia tăng dẫn đến
diện ngập lụt gia tăng, từ đó ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng đất của các ngành
kinh tế./. </span></p><p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:
10.0pt;line-height:120%;font-family:"Arial","sans-serif"">(Tổng hợp)</span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:
10.0pt;line-height:120%;font-family:"Arial","sans-serif""><o:p> </o:p></span></p>
anhdt