<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:
10.0pt;line-height:120%;font-family:"Arial","sans-serif"">Trong khoảng hai thập
niên vừa qua, khu vực đồng bằng sông Cửu Long gánh chịu nhiều vấn đề liên quan
đến nước như: sự thay đổi đặc điểm thuỷ văn dòng chảy, biến đổi khí hậu, nước
biển dâng, suy giảm chất lượng nước, xâm nhập mặn sâu hơn từ biển vào đất liền,
hạ thấp mực nước ngầm, sụt lún, xói mòn bờ sông và biển. Bên cạnh đó còn là việc
thu hẹp các vùng đất trũng tự nhiên trong tiến trình đô thị hoá và mở rộng hoạt
động sản xuất nông ngư nghiệp. Các chuyên gia cho rằng, an ninh nguồn nước tại
Đồng bằng sông Cửu Long đang là vấn đề cấp bách và việc bảo vệ nguồn nước phải
bắt nguồn từ phía người dân.
<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:
10.0pt;line-height:120%;font-family:"Arial","sans-serif"">Vùng Đồng bằng sông Cửu
Long của Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên, kể cả diện tích các đảo ven bờ
khoảng hơn 40.000 km 2, trong đó khoảng 64% diện tích đất (hơn 2,5 triệu ha) được
sử dụng để sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là canh tác lúa nước, và nuôi trồng
thuỷ sản từ các vùng nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Trên 75% dân số sống dọc
theo các sông rạch, kênh đào và vùng ven biển. Mọi sinh hoạt và sản xuất của
người dân đều phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thuỷ văn dòng chảy của sông – biển. Theo Phó Giáo sư Tiến sỹ Lê Anh Tuấn, Phó
Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi khí hậu (Đại học Cần Thơ), lũ lụt ở Đồng bằng
sông Cửu Long tạo nên một đặc điểm thuỷ văn nổi bật của khu vực, mang cả những
lợi ích về sinh thái, môi trường cùng một số hạn chế nhất định về mặt xã hội và
đời sống của cư dân. Hầu như hệ thống sông rạch ở vùng đã nối liền với hầu hết
các vùng đô thị và nông thôn. Tuy vậy, cũng theo Phó Giáo sư Tuấn, với việc
sinh sống gần nguồn nước như vậy ngoài thuận lợi cho việc lấy nước tưới trong
canh tác cây trồng, nuôi cá, sinh hoạt, đi lại…thì điều này cũng tạo nên một mặt
trái là nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước rất lớn. Ngoài ra, việc phát triển các
khu công nghiệp dọc các tuyến sông chính và trục giao thông lớn trong khoảng
vài ba thập niên gần đây đã khiến chất lượng nguồn nước và đất trở nên xấu đi
rõ rệt. Do nhiều áp lực từ gia tăng dân số, phát triển kinh tế và nhu cầu nâng
cao chất lượng cuộc sống, nguồn nước ở Đồng bằng sông Cửu Long đang được khai
thác tối đa, cộng thêm những tác nhân bên ngoài như biến đổi khí hậu, nước biển
dâng và các vấn đề nước xuyên biên giới dẫn đến an ninh nguồn nước bị đặt trước
nhiều rủi ro và thử thách có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của cả vùng đồng bằng
trong tương lai. Phó Giáo sư Lê Anh Tuấn nhận định, trong hiện tại và tương
lai, tài nguyên nước ở Đồng bằng sông Cửu Long phải tiếp tục đối diện với 5 thử
thách thường xuyên, trong đó có hai vấn đề về số lượng nước (lũ lụt và hạn hán)
và ba vấn đề về chất lượng nước (nhiễm mặn, nhiễm phèn và nhiễm bẩn). Tình trạng
này đang ngày càng gia tăng do tác động của hiện tượng biến đổi khí hậu, nước
biển dâng và vấn đề nước xuyên biên giới như các dự án phát triển và vận hành hồ
chứa, thuỷ điện ở thượng nguồn, tình trạng phá rừng, thay đổi sử dụng đất, đô
thị hoá, thu hẹp các khu đất ngập nước tự nhiên, nguy cơ chuyển nước, khai thác
nước trong mùa khô và ô nhiễm nguồn nước từ gia tăng hoạt động công nghiệp và
nông nghiệp dọc theo hai bên bờ sông. <o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:
10.0pt;line-height:120%;font-family:"Arial","sans-serif""><div style="text-align: center;"><img alt="" src="http://thanhtravietnam.vn/Portals/0/NEWS_IMAGES/thaiduong/2016_4/dat_nhiem_man.jpeg" width="500px"></div><div style="color: #666666;font-size: 11px;line-height: 18px;text-align: center;font-style:italic;">Đất ngập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long</div></span></p><p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:
10.0pt;line-height:120%;font-family:"Arial","sans-serif"">Phó Giáo sư Tiến sỹ
Lê Anh Tuấn cho rằng, các tác nhân làm suy thoái tài nguyên nước cho vùng Đồng
bằng sông Cửu Long là từ hoạt động của con người và từ sự biến động của tự
nhiên. Trong đó, tác nhân từ nguyên nhân con người, dưới các áp lực gia tăng
như dân số, phát triển kinh tế và nhu cầu hưởng thụ vật chất, được xem là tác
nhân chính yếu và có ảnh hưởng quan trọng gây nên sự ô nhiễm môi trường và suy
thoái tài nguyên nước hiện nay. Tác nhân tự nhiên góp phần làm gia tăng làm suy
giảm chất lượng nguồn đất và nước, bao gồm tình trạng khô hạn kéo dài, nước mặn
xâm nhập từ biển, phèn xuất hiện lên tầng mặt canh tác do mức nước ngầm tầng
trên bị tụt thấp, hiện tượng sạt lở ven sông, xâm thực biển do nước biển dâng,
thiên tai và các tác động khác do biến đổi khí hậu. Tác nhân gây ô nhiễm từ con
người và thiên nhiên không tách biệt nhau mà bồi thêm làm chất lượng môi trường
vùng nông thôn bị giảm sút. Đây là những vấn đề cực kỳ khó khăn và nhạy cảm cho
sinh hoạt và sản xuất vùng hạ lưu cũng như sự tồn tại của các hệ sinh thái đất
ngập nước rất nhạy cảm của vùng đồng bằng. Bởi vậy, điều quan trọng nhất trong
chiến lược bảo vệ tài nguyên nước nói chung và lưu vực sông nói riêng là phải
có sự tham gia của cộng đồng như là những chủ nhân đích thực của nguồn tài
nguyên quý giá này. “Cộng đồng dân cư sống trong lưu vực, thông qua đại diện của
các tổ chức xã hội dân sự đích thực của họ, phải có quyền và kinh nghiệm phản
biện trong việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước sống. Không một cơ quan chính quyền
hay một tổ chức khoa học nào có thể phục hồi sự trong sạch của các dòng sông bắt
nguồn từ chính những hành động có ý thức người dân”, Phó Giáo sư Lê Anh Tuấn
cho hay. <o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:
10.0pt;line-height:120%;font-family:"Arial","sans-serif"">Các dự án khai thác
và xả thải vào nguồn nước phải minh bạch thông tin về những tác động tiêu cực
có thể gây ra ngay từ khi chuẩn bị thực hiện. Các dự án này phải lấy ý kiến của
cộng đồng dân cư, tổ chức, thậm chí cá nhân liên quan như là một quy trình pháp
lý và là một việc tự nhiên của thể chế dân chủ hoá cơ sở và là trách nhiệm của
chủ đầu tư dự án và của chính quyền./. <o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="margin: 6pt 0in; text-align: right; line-height: 120%;"><span style="font-size:
10.0pt;line-height:120%;font-family:"Arial","sans-serif"">(Tổng hợp)</span></p>