Phát triển xây dựng nhà ở bình dân

Thứ tư, 28/12/2016 16:45
(ThanhtraVietnam) - Từ năm 2009 đến nay, cả nước đã đưa vào sử dụng 3,7 triệu m2 nhà ở xã hội tại khu vực đô thị và khu công nghiệp, giải quyết chỗ ở cho khoảng 500 nghìn người thu nhập thấp, góp phần khắc phục lệch pha cung cầu nhà ở.
<div style="text-align: justify;"><p class="MsoNormal" style="margin: 6pt 0cm; line-height: 120%; background-image: initial; background-attachment: initial; background-size: initial; background-origin: initial; background-clip: initial; background-position: initial; background-repeat: initial;"><span style="font-size: 10pt; line-height: 120%; font-family: Arial, sans-serif;">Hiện nay, nhu cầu nhà ở cho người nghèo, hay còn gọi là người có thu nhập thấp, mặc dù được Chính phủ quan tâm đặc biệt và đưa ra nhiều giải pháp đồng bộ tuy nhiên vẫn luôn là vấn đề cấp bách. Trước đây, trong các chế độ xã hội cũ, ai muốn có nhà ở, chủ yếu là tự lo, yếu tố hỗ trợ của xã hội rất nhỏ lẻ ít ỏi, ngày nay sự phát triển kinh tế cấp số cộng dĩ nhiên là không theo kịp nổi với gia tăng dân số cấp số nhân, đất đai không đẻ ra để đủ đáp ứng sự gia tăng nhu cầu về nền đất làm nhà. Phải đến chế độ ta mới có chính sách về nhà ở. Hiến pháp năm 2013 quy định công dân có quyền có nơi ở hợp pháp và nhà nước có chính sách phát triển nhà ở tạo điều kiện để mọi người có chỗ ở. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 12 đã nêu: Phải phát triển tốt chính sách hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng chính sách, người nghèo, dân ở vùng sâu vùng xa, công nhân các khu công nghiệp và sinh viên. Chính phủ đã có chiến lược quốc gia về nhà ở giai đoạn 2020 tầm nhìn 2030. Luật Nhà ở năm 2014 cũng đã dành một chương quy định về nhà ở xã hội. <o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin: 6pt 0cm; line-height: 120%; background-image: initial; background-attachment: initial; background-size: initial; background-origin: initial; background-clip: initial; background-position: initial; background-repeat: initial;"><span style="font-size: 10pt; line-height: 120%; font-family: Arial, sans-serif;">Nhà nước đã có nhiều cố gắng xây dựng nhà cho người nghèo, từ năm 2009 đến nay cả nước đã hoàn thành đầu tư xây dựng 179 dự án nhà ở xã hội với quy mô 71.150 căn hộ, tương đương với 3,7 triệu m2, tổng mức đầu tư khoảng 25.900 tỷ đồng. 191 dự án đang tiếp tục triển khai với quy mô xây dựng khoảng 163.800 căn hộ, tổng mức đầu tư 71.800 tỷ đồng. Đến nay đã đưa vào sử dụng 3,7 triệu m2 nhà ở xã hội tại khu vực đô thị và khu công nghiệp, giải quyết chỗ ở cho khoảng 500 nghìn người thu nhập thấp, góp phần khắc phục cung không đủ cầu về nhà ở. Tuy nhiên, so với chỉ tiêu chiến lược phát triển nhà ở xã hội đến năm 2020 thì mới giải quyết được khoảng 28% trong tổng số 250.000 căn hộ, vẫn cần khoảng 50 triệu m2 nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp tại các đô thị và 12,8 triệu m2 nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp, khu chế xuất. Một trong những nguyên nhân khó đáp ứng nhà ở cho người nghèo là khả năng còn thấp về đất đai, về nguồn vốn, đặc biệt là các doanh nghiệp xây dựng còn gặp hạn chế về nhiều mặt, từ hạn chế tự thân, đến thiếu các chế tài chính để tham gia vào xây dựng nhà ở xã hội. Các doanh nghiệp đều kêu rất khó vay tiền, họ cần phải được hỗ trợ về đất, song mặt khác, nói như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, họ cũng phải đặt lợi ích của người dân vào mục đích xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp, chứ cứ chạy theo lợi nhuận thì doanh nghiệp khó đảm bảo chất lượng, giá thành hợp lý cho dân. Cũng theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, các địa phương phải tham gia tích cực vào việc xây dựng nhà ở xã hội, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, bố trí đất đai phù hợp dù không ở trung tâm đô thị, song không thể quá xa, hạ tầng điện nước phải thuận lợi cho các chủ đầu tư triển khai dự án. Các quy hoạch nhà ở xã hội được phép làm cao tầng hơn với dự án ở ngoại thành để có thêm nguồn cung nhà ở. <o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin: 6pt 0cm; line-height: 120%; background-image: initial; background-attachment: initial; background-size: initial; background-origin: initial; background-clip: initial; background-position: initial; background-repeat: initial;"><span style="font-size: 10pt; line-height: 120%; font-family: Arial, sans-serif;">Theo ý kiến chung từ Chính phủ đến các chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp xây dựng, để giải quyết nhu cầu nhà ở bình dân sẽ xây dựng hai loại nhà ở đều có giá thấp, gồm nhà ở thị trường hàng hoá và nhà ở phi hàng hoá, tức nhà ở xã hội. Chính phủ sẽ xem xét dành thêm quỹ đất, dành gói hỗ trợ tín dụng với lãi suất ưu đãi cho các doanh nghiệp tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và người dân vay mua nhà ở xã hội. Muốn mô hình nhà ở xã hội phát triển, người dân có thu nhập thấp được hưởng những dịch vụ hạ tầng tốt như các khu nhà trung bình thì phải kéo dân ra ở các thành phố vệ tinh, đặt những dự án nhà ở xã hội trong tổng thể khu đô thị có đầy đủ tiện ích, hạ tầng hiện đại, vì nếu xây dựng nhà ở xã hội riêng lẻ thì rất khó cho doanh nghiệp. Cần xem lại việc quy định chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội chỉ được hưởng 10% lợi nhuận khiến nhiều doanh nghiệp ngại tham gia. Thay cho gói 30.000 tỷ đồng, nhà nước cần có khoản tín dụng thường xuyên cấp cho các dự án nhà ở xã hội. Các địa phương cần nghiêm túc thực hiện quy định dành quỹ đất 20% thuộc các khu đô thị mới, các dự án nhà ở thương mại cho xây dựng nhà ở xã hội.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin: 6pt 0cm; line-height: 120%; background-image: initial; background-attachment: initial; background-size: initial; background-origin: initial; background-clip: initial; background-position: initial; background-repeat: initial;"><span style="font-size: 10pt; line-height: 120%; font-family: Arial, sans-serif;">Một phần của xây dựng nhà ở thương mại cần theo hướng bình dân vì nhu cầu nhà ở bình dân chiếm khoảng 70% tổng nhu cầu nhà ở. Trong thực tế xu hướng xây dựng nhà ở bình dân cũng đang dẫn dắt thị trường bất động sản trong năm 2017, một số nhà đầu tư lớn đã công bố các dự án nhà ở bình dân, như Vingroup sẽ xây dựng từ 200.000 – 300.000 căn hộ có mức giá từ 700 triệu đồng/căn, là nhà ở bình dân nhưng vẫn được quy hoạch theo mô hình khu đô thị khép kín, có hạ tầng tiện ích, dịch vụ đồng bộ. Tập đoàn Mường Thanh cho biết sẽ tiếp tục tung ra thị trường hàng nghìn căn hộ thương mại có giá từ 9,5 triệu đồng/1m2. Tuy nhiên, dù nhu cầu nhà ở bình dân rất lớn, song cùng với giá hạ, khách hàng cũng rất quan tâm đến tiện ích chung cư, nên quan điểm dự án giá càng rẻ càng bán được nhiều không còn phù hợp, mà phải là giá rẻ hợp lý kèm theo chất lượng tiện ích nổi trội, nên chủ đầu tư phải tính toán rất kỹ mới có thể xây dựng nhà ở thương mại theo hướng bình dân./.<o:p></o:p></span></p></div><div style="text-align: right;">&nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp;<i> &nbsp;Trung Vũ</i></div><div><br></div>
nguyetvm
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra