Rộng đường đầu tư vào nông nghiệp

Chủ nhật, 23/08/2015 10:57
(ThanhtraVietnam) - Tại diễn đàn Quốc hội kỳ họp tháng 6 mới rồi, qua đài báo phản ảnh các cuộc hội thảo, ý kiến chuyên gia kinh tế, hình ảnh sản xuất nông nghiệp tại nhiều vùng nông thôn, cũng như tâm tư nguyện vọng của nông dân đều cho thấy ngành nông nghiệp nước ta quả là đang có những vấn đề đáng để lo ngại, càng phải quan tâm, ấy là sự chững lại nhiều mặt, sụt giảm nhiều thứ.
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt; font-family:Arial">Sản xuất nông nghiệp dường như đã mất đi thế mạnh, chỗ dựa cho nền kinh tế chung của đất nước như đã từng tỏ rõ khi công nghiệp nước ta gặp khó khăn do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Thực tế hiện tại là sản phẩm nông nghiệp như lúa màu, hoa quả sụt giá khó bán trong nước, càng khó cạnh tranh khi xuất khẩu, nhiều thứ ách tắc ở cửa khẩu biên giới. Một số nơi ruộng đồng bỏ hoang, hoặc phải chặt bỏ những cây trồng không còn dễ bán sản phẩm, hiệu quả kinh tế thấp. Có lý do ở sự ly hương của nhiều lao động trẻ khoẻ chán cảnh quê lao động vất vả mà thu nhập thấp, tìm ra đô thị, đến các khu công nghiệp kiếm sống. Rồi chất lượng sản phẩm vì kém cỏi khâu chế biến đã không cạnh tranh nổi khi xuất khẩu với nhiều đối thủ mạnh, một số nước từ chỗ nhập khẩu, đã chuyển sang tự cung tự cấp sản phẩm nông nghiệp, hạn chế nhập khẩu. Giá nhiều thứ nông sản của ta &nbsp;đắt vì sản xuất manh mún, có tính cách gia đình, hoặc doanh nghiệp nhỏ bé không có điều kiện đầu tư kỹ thuật cao, tốn nhiều sức lao động để làm ra một định lượng sản phẩm nông nghiệp. Muốn vượt lên khỏi những khó khăn, yếu kém đó, ngành nông nghiệp nước ta rất cần đến vai trò của các doanh nghiệp. Nhưng tự thân người nông dân vươn lên thành doanh nghiệp nông nghiệp rất khó về vốn và khả năng kinh doanh, nên phải có sự vào cuộc của các doanh nghiệp quy mô hơn, sẵn vốn hơn và thành thạo kỹ thuật hơn.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt; font-family:Arial">Thực tế là ít doanh nghiệp muốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, trước hết vì đây là thứ đầu tư kinh doanh mà sự thành bại phụ thuộc quá nhiều vào thiên nhiên, hay bắt gặp thiên tai dễ thua lỗ, thậm chí mất trắng. Mặt khác, để đầu tư hiệu quả trong kinh doanh nông nghiệp cần đến rất nhiều những điều kiện hỗ trợ từ nhà nước như đất đai, vay vốn lãi suất thấp, những cơ chế chính sách thuận lợi. Vì thế, mặc dù nông nghiệp rất cần sự đầu tư của nhiều doanh nghiệp, song cho đến nay con số này mới chỉ chiếm 1,01% tổng số doanh nghiệp cả nước. Đầu tư tư nhân vào nông nghiệp, phần nhiều là doanh nghiệp quy mô vốn nhỏ, dưới 5 tỷ đồng chiếm 55%. Từ 2008 đến 2013 chỉ có 3. 486 doanh nghiệp nông nghiệp thành lập mới với số vốn 126. 469 tỷ đồng, nhưng lại có 475 doanh nghiệp nông nghiệp, chiếm 15%, giải thể. Đầu tư thành công trở thành đầu tàu ứng dụng khoa học công nghệ cao, huy động được nhiều lao động chỉ có một số doanh nghiệp lớn đang sẵn thành công trên các lĩnh vực khác Vinamilk, công ty Minh Phú, TH Truemilk, công ty đường Lam Sơn, công ty&nbsp; Bảo vệ thực vật An Giang, tập đoàn DA BACO. Một thực tế nữa đáng để suy nghĩ và có sự điều chỉnh, ấy là đầu tư vào nông nghiệp chiếm phần nhiều vẫn là doanh nghiệp nhà nước, đầu tư tư nhân còn ít. Nhất là doanh nghiệp tư nhân ngại đầu tư vào vùng sâu vùng xa vì chi phí lớn. Trong khi kinh doanh nông nghiệp lại chưa được ưu đãi về thuế, nên các doanh nghiệp loại hình này muốn Bộ Tài chính không thu thuế VAT với các mặt hàng phân bón, thức ăn chăn nuôi, máy nông nghiệp. Nguồn vốn FDI càng ít đầu tư vào nông nghiệp, tạo nên nghịch cảnh: sản phẩm nông lâm ngư nghiệp đem kim ngạch xuất khẩu về mỗi năm 30 tỷ USD, nhưng vốn đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp lại rất thấp, bình quân 5 năm qua mỗi năm chỉ chiếm 0,5 – 1% tổng vốn FDI, sang năm nay, sau những nỗ lực mời gọi, thu hút đầu tư ngoại của nhà nước và các địa phương, con số này mới chỉ nhích lên 1,4%, quy mô trung bình 7 triệu USD/dự án, Nhiều quốc gia kinh tế hàng đầu như Mỹ, Nhật chưa mấy mặn mà đầu tư vào kinh doanh nông nghiệp ở Việt Nam. Một phần cũng vì ta chưa có chính sách khuyến khích phát triển hạ tầng cơ sở kỹ thuật cho các dự án nông nghiệp, luật Đầu tư mới chỉ có chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng cho các khu công nghiệp.Ta cũng hãy còn thiếu các chính sách tích tụ đât nông nghiệp, đầu tư vào công nghệ cao chưa được ưu đãi thuế, doanh nghiệp chưa được thuê đất từ nông dân mà phải thuê lại các khu công nghiệp. Quy định phải mua những trang thiết bị công nghệ trong nước đã làm được, song các doanh nghiệp định đầu tư vào nông nghiệp đều lắc đầu vì các thiết bị công nghệ nội đó lại không đáp ứng về chất lượng, độ an toàn. Vậy mà muốn giảm bớt việc nông sản xuất khẩu thô vừa khó cạnh tranh, vừa giá bán thấp, rất cần ứng dụng công nghệ cao để chế biến nông sản sau thu hoạch nên đòi hỏi phải có thiết bị tốt. Lại còn thiếu sự kết nối và hợp tác chặt chẽ giữa nhiều bộ ngành Tài chính, Hải quan,&nbsp; Lao động, Giao thông vận tải trong việc hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt; font-family:Arial">Để kêu gọi các doanh nghiệp trong, ngoài nước đầu tư vào nông nghiệp, theo nhiều chuyên gia kinh tế, Nhà nước cần bổ sung chính sách về cho thuê đất xây dựng cơ sở kinh doanh cung cấp vật tư cho nông nghiệp, mua bán nông sản, xây dựng hạ tầng chế biến gạo, lập kho chứa lúa, bảo lãnh tín dụng, hỗ trợ lãi suất cho đầu tư vào nông nghiệp nhất là các dự án công nghệ cao, cơ chế giải ngân hỗ trợ cũng nên thay đổi cho phù hợp hơn. Bộ Tài Chính nên xem xét lại chính sách thuế, nhất là khấu trừ thuế đầu vào khi doanh nghiệp thu mua nông sản không có hoá đơn. Được biết các bộ liên đới trách nhiệm như Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính,… đang soạn thảo các văn bản hướng dẫn thi hành luật, phổ biến chính sách mới về ưu đãi thuế, tín dụng cho các&nbsp; doanh nghiệp trong nước và FDI đầu tư vào nông nghiệp, đặc biệt là đi đến các địa bàn khó khăn, đầu tư cho công nghệ cao, cánh đồng mẫu lớn, khu nguyên liệu tập trung, sản xuất máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông lâm ngư nghiệp. Nguyên tắc là không phân biệt giữa các doanh nghiệp trong nước và FDI về mọi sự hỗ trợ. Mục đích là nhằm để nông nghiệp Việt Nam tăng trưởng mạnh và vững bền, bên cạnh vai trò chủ đạo của nông dân, rất cần sự vào cuộc mạnh dạn, có sự mở đường thuận lợi từ nhà nước, của các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Trên cơ sở đó, ngành nông nghiệp sẽ có nguồn vốn lớn, có tiềm lực ứng dụng khoa học công nghệ cao vào sản xuất, có năng lực nhanh nhạy kết nối thị trường, làm ra nhiều sản phẩm và chế biến nâng cao chất lượng nông sản để dễ xuất khẩu, thu về kim ngạch càng cao hơn.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" align="right" style="text-align:right"><b><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial">&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; Trung Vũ<o:p></o:p></span></b></p>
hangnt
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra