<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;
line-height:115%;font-family:"Arial","sans-serif"">Trong nghiên cứu về Hà Nội
(Sociable Space in a City of Life – the Case of Hanoi 2004), hai tác giả người
Thụy Điển Mikael Backmans và Maria Rundqvist đưa ra những ví dụ về trẻ em với
sân chơi tại châu Á và châu Âu: Nếu như cậu bé Lào đủ can đảm trèo lên cây cao
, hái những quả khế ngọt hôm nay thì ngày mai nó sẽ coi việc chinh phục những đỉnh
núi cao là việc bình thường. Trong sân ngôi trường cũ còn sót lại một khung gỗ,
những đứa trẻ thương lượng với nhau để đủ chỗ ngồi, chắc hẳn khi lớn lên, chúng
sẽ biết chia sẻ không gian đủ sống trên thế gian, mà không cần “tranh cướp có
văn hóa” tại những dịp lễ hội ồn ào. <o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;
line-height:115%;font-family:"Arial","sans-serif"">Chúng ta đang lo lắng khi con cháu chúng ta đang được chăm sóc bằng cách cho ăn uống nhiều hơn nhưng lại ít cơ hội vận động ít hơn nên dễ thành lười biếng, trầm cảm, cục cằn đôi khi thiếu trí tưởng tượng. Những con số thống kê về trẻ tự kỷ/ cận thị/ béo phì/ nhiễu rối tâm lý...đang làm ta thêm e ngại. Nhân những ngày nghỉ, người ra hối hả đưa trẻ đi đây đó và tin tức về cơn cuồng "du lịch hành xác" hiện nhiều hơn trên báo chí. Thay vì được vui chơi, vận động ngoài trời, tiếp xúc với thiên nhiên và xã hội, trẻ em tìm đến các trò chơi điện tử, máy tính hay ngồi thụ động hàng giờ trước TV trong nhà. Con trẻ có cần nhiều lắm không? Sân chơi cho trẻ có quá xa xỉ trong những thành phố đông dân, còn những dự án đầu tư hạ tầng đô thị thiết yếu thường xuyên lỗi hẹn và thiếu hụt. Từ những thực trạng nêu trên, chúng tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm thực tế và giải pháp làm sân chơi cho trẻ tại Hà Nội của Kiến trúc sư Trần Huy Ánh, Hội viên Hội Kiến trúc sư Việt Nam:</span></p><p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><b><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:"Arial","sans-serif"">Khắp
nơi nơi có thể làm sân chơi cho con trẻ <o:p></o:p></span></b></p><p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;
line-height:115%;font-family:"Arial","sans-serif"">“Phần lớn sự vui chơi và
giao lưu xã hội của trẻ em diễn ra tại những nơi công cộng gần nhà, các không
gian công cộng ngoài trời gần nơi ở của
trẻ em là một vấn đề trọng yếu” (Quy hoạch
gia Kevin Lynch, UNESCO). Vấn đề là tìm đâu ra không gian trống để làm sân chơi
ngay trong khu dân cư, khi từng tấc đất đều quy ra vàng và những nhà quản lý
thì thường trực với câu trả lời “không còn quỹ đất ?!”. Nhưng nếu một ngày đẹp
trời, quý vị bình tĩnh đi một vòng quanh khu vực sinh sống của mình, quý vị sẽ
nhận ra nhiều địa điểm không ngờ: một bãi tập kết phế thải tự phát?; Một bãi đỗ
ô tô, xe máy đang chình ình trên đất
công hay đất tư?; Một khu đất rào kín chờ đấu giá hay dự án treo (5-10 năm hoặc
lâu hơn?) thậm chí nơi vốn là sân chơi
đã bị sử dụng sai mục đích .<o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;
line-height:115%;font-family:"Arial","sans-serif""><div style="text-align: center;"><img alt="" src="http://thanhtravietnam.vn/Portals/0/NEWS_IMAGES/anhtl/2015_6/san_choi.bmp" width="500px"></div></span></p><p class="MsoNormal" align="center" style="text-align:center"><i><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;mso-bidi-font-family:
"Times New Roman";color:#31849B;mso-themecolor:accent5;mso-themeshade:191">Một khoảng
trống ven hồ đang bị chiếm dụng bán giải khát và để xe máy. Chỉ cần một sợi dây
cáp, hai lõi cáp gỗ sẽ biến hình thành sân chơi đu dây náo nhiệt - Phương án do
KTS Bùi Thế Trung và Nguyễn Văn Hạnh, hội viên Hội Kiến trúc sư Việt Nam đề xuất</span></i></p><div style="color: #666666;font-size: 11px;line-height: 18px;text-align: center;font-style:italic;"></div><p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;
line-height:115%;font-family:"Arial","sans-serif"">Tại phường Hạ Đình, quận
Thanh Xuân, các ông bà trong CLB Sống Xanh đã bàn bạc với ông Bí thư chi bộ khu
dân cư về việc tận dụng một diện tích vỉa hè (trong dự án giao thông dang dở
nhiều năm) để đặt đồ chơi và khoanh vùng an toàn cho trẻ chơi vui trong dịp Hè. Khi nào dự án hoàn
thành, đồ chơi sẽ lại di chuyển tới địa điểm khác. Điều đáng chú ý là nếu không
đặt đồ chơi thì chỉ sau một đêm, ô tô cá nhân sẽ đậu kín chỗ này.<o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;
line-height:115%;font-family:"Arial","sans-serif"">Trước đây CLB sống Xanh cũng
đã từng tổ chức các đợt khảo sát để phát hiện những khoảng đất trống đang bị bỏ
hoang, đổ phế thải hay hay bị tư nhân chiếm giữ làm nơi tập kết VLXD, bãi đỗ ô
tô hay dựng lều lán kinh doanh …Những nơi chỉ cần bỏ thêm chút ít công sức là
có thể làm sân chơi, vườn cây nhỏ ngay trong khu dân cư.<o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;
line-height:115%;font-family:"Arial","sans-serif"">Ví dụ như sân chơi “ Ông và
Cháu" - khu dân cư số 3 , Năm 2010 là một nơi thấp trũng , rất mất vệ sinh, bà
con đã tham gia thiết kế, giám sát thi công nâng nền, trồng cây…Giờ đây sân
chơi luôn náo nhiệt các hoạt động thể thao, vui chơi cho người già và trẻ nhỏ từ
sáng sớm đến tối mịt.<o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;
line-height:115%;font-family:"Arial","sans-serif"">Tại quận Hoàng Mai, các chị
trong Hội Phụ nữ đã báo cáo với ông Chủ tịch Phường về việc để đặt đồ chơi và
khoanh vùng an toàn cho trẻ chơi vui dưới
bóng cây xanh mát trên ven hồ, vì nếu không là sân chơi thì chỗ này cũng chỉ để
bán giải khát và đỗ xe máy bừa bãi.<o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;
line-height:115%;font-family:"Arial","sans-serif"">Cũng cần phải kể đến những nỗ
lực của Hội phụ nữ phường từ 5 năm nay (2011-2015), mỗi năm một công trình: Năm
đầu tiên là làm tường rào quanh sân ven hồ, giành lại sân chơi an toàn cho người
già và trẻ em từ một sân chung bị chiếm dụng làm xưởng mộc, nơi bán hàng. Năm
thứ hai là nâng cấp nền sân, năm thứ ba là vệ sinh hồ Kim Đồng, năm thứ tư là đặt
hơn 30 ghế đá cho người đi dạo ngồi nghỉ quanh hồ và năm thứ năm là làm 2 sân
chơi cho trẻ em và thanh niên.<o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;
line-height:115%;font-family:"Arial","sans-serif"">Tại phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, sân chơi
chung bị một gia đình chiếm làm nơi bán phở. Bà con thương lượng để dành lại chỗ
trống, đặt vài món đồ chơi làm từ đồ phế thải, chi phí rẻ hơn một bữa liên hoan,
làm bằng tiền đóng góp của các cụ hưu trí, ấy vậy mà mỗi ngày vài chục đứa trẻ
được đùa chơi rất vui vẻ và mãn nguyện.<o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;
line-height:115%;font-family:"Arial","sans-serif"">Trên phường Hàng Buồm , quận
Hoàn Kiếm, Ban Quản lý phố cổ và phường hàng Buồm đã hợp tác với các nhóm tình
nguyện tổ chức “Sân chơi trên phố” vào buổi
tối cuối tuần trên phố đi bộ (từ19h đến 21h). Hết giờ, đồ chơi được xếp
gọn để hẹn tuần sau lại bầy ra, đồ chơi bằng tre, gỗ, cao su lắp ghép...Vậy mà
mỗi tối hàng trăm đứa trẻ dưới 8 tuổi được vui chơi rất hào hứng.<o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;
line-height:115%;font-family:"Arial","sans-serif""><div style="text-align: center;"><img alt="" src="http://thanhtravietnam.vn/Portals/0/NEWS_IMAGES/anhtl/2015_6/san_choi_1.bmp" width="500px"></div></span></p><p class="MsoNormal" align="center" style="text-align:center"><i><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;mso-bidi-font-family:
"Times New Roman";color:#31849B;mso-themecolor:accent5;mso-themeshade:191">Góc
sân chung cư phường Ngọc Khánh (Q. Ba Đình ) và sân chơi di động trên phố đi bộ
Đào Duy Từ (Q.Hoàn Kiếm –Hà Nội) - Phương án do nhóm Think Playground đề xuất</span></i></p><div style="color: #666666;font-size: 11px;line-height: 18px;text-align: center;font-style:italic;"></div><p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><b><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:"Arial","sans-serif"">Hạnh
phúc ở quanh ta, nhưng không từ trên trời rơi xuống <o:p></o:p></span></b></p><p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;
line-height:115%;font-family:"Arial","sans-serif"">Kiến trúc sư Trần Huy Ánh, những
câu chuyện kể trên có làm cho chúng ta thấy ai cũng có thể tham gia tạo lập nên
nơi chốn đẹp đẽ ngay trên mảnh đất mình đang sinh sống…Là những người đã chung
tay cùng bà con vài năm qua, mọi người đều thấy rất cảm kích trước những tấm gương các ông bà gương mẫu, không
quản ngại khó khăn, tuổi cao sức yếu, ăn
cơm nhà gánh vác việc chung, hay những nơi lãnh đạo địa phương có chính sách, văn
bản kịp thời khuyến khích bà con tham gia tích cực hơn làm vườn hoa sân chơi...<o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;
line-height:115%;font-family:"Arial","sans-serif"">Tuy vậy, điều đơn giản mà
làm cho nơi chốn hạnh phúc ấy mãi không thể trở thành hiện thực nếu chúng ta chờ
đợi phép mầu từ tận đâu đâu, cái tâm lý chờ đợi ấy còn nhiều. Nó biểu hiện từ
những nhà quản lý luôn bận rộn những chuyện to tát mà quên mất cái nhiệm vụ cỏn
con là ủng hộ bà con làm nên không gian cộng đồng đoàn kết, con trẻ vui chơi
lành mạnh. Có những nơi lãnh đạo hứa là sẽ đàm phán với các đơn vị thi công
dành chỗ để đồ chơi cho các cháu cả tháng không có kết quả, nhưng để cái sân
chung thành bãi đỗ hàng chục cái ô tô thì chỉ sau một đêm. <o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;
line-height:115%;font-family:"Arial","sans-serif""><div style="text-align: center;"><img alt="" src="http://thanhtravietnam.vn/Portals/0/NEWS_IMAGES/anhtl/2015_6/san_choi_2.bmp" width="500px"></div></span></p><p class="MsoNormal" align="center" style="text-align:center"><i><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;mso-bidi-font-family:
"Times New Roman";color:#31849B;mso-themecolor:accent5;mso-themeshade:191">Sân
chơi số 1 và 2 ven hồ Kim Đồng mới đưa
vào sử dụng tháng 5/2015</span></i></p><div style="color: #666666;font-size: 11px;line-height: 18px;text-align: center;font-style:italic;"></div><p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;
line-height:115%;font-family:"Arial","sans-serif"">Hay cái sân chơi trên phố rất
hay, địa phương rất phấn khởi – tuy vậy không dám nhận bàn giao để quản lý vì
chưa sẵn sàng, chưa có quy chế, chưa có nhân lực...Nó biểu hiện ở cái tính chuộng
hình thức còn tràn lan: góp tiền làm ra cái xích đu, bập bênh thì căn vặn đủ điều
nhưng rất thích làm cái cổng chào hay căng cái khẩu hiệu. Có vài nơi khi các
tình nguyện viên từ đâu đến làm sân chơi, nhiều vị đã không đóng góp gì còn bàn rằng nên làm cái này cái nọ hay hơn đẹp
hơn cho giống...Tây. Điều băn khoăn nhất là các công việc tại cộng đồng vẫn còn
thiếu vắng các bạn trẻ...vẫn còn nhiều chuyện cần bàn để biến nơi chốn của
chúng ta trở nên hạnh phúc, đẹp đẽ hơn./.<o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="text-align:justify">
</p><p class="MsoNormal" align="right" style="text-align:right"><b><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:"Arial","sans-serif"">Nhất
Anh<o:p></o:p></span></b></p>