Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát để hạn chế việc trục lợi từ nuôi, kinh doanh động vật hoang dã

Thứ tư, 07/07/2021 06:55
(ThanhtraVietNam) - Nhiều người đã bắt hoặc săn bắn được nhiều động vật hoang dã rồi trao đổi mua bán, thậm chí, có những cơ sở còn chăn nuôi với quy mô lớn. Đây là thực trạng cần sự nhìn nhận và hành vi đúng đắn của "người trong cuộc" về việc có nên kinh doanh động vật hoang dã. Các cơ quan chức năng cần tăng cường giải pháp thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý.

Theo thống kê, nước ta hiện có khoảng 18.000 cơ sở gây nuôi gần 100 loài động vật hoang dã. Tuy là sản vật của biển, rừng hay là loài di cư, nhưng ở nước ta động vật hoang dã đang được nuôi rộng sau đó đem ra kinh doanh. Gần 100 cơ sở chăn nuôi các thú hoang dã đang hoạt động, nuôi các lớp thú như chim, bò sát, cá sấu, hươu sao, lợn rừng trăn đất, trăn gấm, các loài rắn, ba ba trơn, rùa rừng, đều nuôi ở quy mô công nghiệp, 10 cơ sở nuôi cá sấu nước ngọt đã đăng ký quốc tế, 120.000 cá thể được nuôi mỗi năm.

Động vật hoang dã có tác động nhiều mặt đến đời sống của con người, chúng cũng là những loài di chuyển bệnh nặng, các mầm bệnh từ động vật hoang dã rồi lây truyền sang người. Vấn đề đặt ra là phải quản lý việc săn bắt, nuôi dưỡng rồi sau đó kinh doanh động vật hoang dã như thế nào? Ý kiến chung của các nhà quản lý và các chuyên gia kinh tế, y tế là không nên săn bắt rồi chăn nuôi kinh doanh động vật hoang dã, nên ngăn chặn tình trạng săn bắt, kinh doanh lậu, nuôi lậu động vật hoang dã trong khi vẫn có thể kinh doanh, ăn thịt động vật thay bằng những loài động vật bình thường được phép chăn nuôi.

leftcenterrightdel
 Nhiều động vật hoang dã được gây nuôi công nghiệp

Do vậy, cần có các biện pháp kiểm soát hạn chế tác động, nguy cơ rủi ro do lây nhiễm bệnh nặng từ động vật hoang dã sang người. Cần nghiên cứu, đánh giá đầy đủ hơn về các khía cạnh như bảo tồn sức khỏe cộng đồng mà có chính sách phù hợp. Cũng cần hoàn thiện và đảm bảo tính thống nhất của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách đối với việc săn bắt, gây nuôi động vật hoang dã.

Bên cạnh đó là bảo vệ sự sinh tồn của một số sinh vật, thú rừng quý hiếm. Xây dựng cơ sở dữ liệu về nuôi động vật hoang dã có tính chất nghiên cứu, thí nghiệm trên cả nước, minh bạch hóa thông tin, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát để hạn chế việc tùy tiện, trục lợi nuôi, kinh doanh động vật hoang dã. Chấm dứt tình trạng mua lậu, nhập lậu động vật hoang dã rồi trà trộn vào nuôi trong các cơ sở nuôi động vật bình thường.

Theo các chuyên gia, động vật hoang dã là tài nguyên chung, không nên toan tính cái lợi riêng, nuôi dưỡng sau đó mua bán. Do vậy, cần rà soát, phát hiện và xử phạt nặng những cơ sở mua động vật hoang dã về chế biến thức ăn để bán giá cao tại các thành phố lớn. Mọi người nên quan tâm hơn đến động vật hoang dã, từ chối những món ăn chế biến từ động vật hoang dã.

Ngày nay, cần phải cân nhắc xem tiếp nhận động vật hoang dã như thế nào, sử dụng đến đâu, tránh việc lại chăn nuôi lẫn động vật hoang dã cùng với động vật phổ biến của ngành nông nghiệp, càng không nên biến chúng thành vật phẩm chế biến thức ăn, bất chấp mọi nguy cơ lây lan bệnh tật. Luôn phải coi động vật hoang dã là thứ động vật không nuôi được nên phải xử lý theo đúng yêu cầu bảo vệ sức khỏe và môi trường sống cho con người, cho động vật quý hiếm, phù hợp với mục đích kinh doanh của xã hội và bảo vệ môi trường./.

                                                                                                              Trung Vũ



Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra