<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span lang="EN-US" style="line-height: 115%;"><font face="Arial" size="2">Đây
đang là sự chỉ đạo của Chính phủ nằm trong nhiệm vụ phát triển mạnh mẽ và bền
vững kinh tế xã hội. Bởi cùng với kinh tế vươn lên thì sự an sinh xã hội cũng
phải đồng tiến, cân bằng. Vì nếu cuộc sống của ngời dân không thực tốt, sức
khoẻ không được chăm sóc đầy đủ thì lấy đâu lực lượng làm kinh tế và một trong
những lý do để làm giàu đất nước chẳng phải là để mọi người sống tốt hơn hay
sao. Tuy nhiên cũng lại có một thực tế là ngân sách nhà nước phải chi cho nhiều
việc nên chỉ có thể dành một tỷ lệ nhất định cho y tế. Mà yêu câu chi cho khám
chữa bệnh của người dân ngày càng cao, do nhu cầu chắm sóc sức khoẻ cao hơn và
cũng còn do hậu quả mặt trái của công nghiệp, giao thông cũng gây thêm bệnh tật
cần chữa chạy. Muốn khám chữa bệnh tốt không thể không đầu tư cao hơn cho xây
dựng bệnh viện, trả lương y bác sỹ, mua sắm trang thiết bị hiện đại, thuốc tốt
hơn, dẫn đến chỗ viện phí phải cao hơn, bệnh nhân, nhất là người bệnh nặng,
chữa lâu càng khó có đủ tiền để trả. Làm thế nào đây? Bảo hiểm y tế (BHYT)
chính là phương thức, lời giải cho bài toán khó đó. Như mọi thứ bảo hiểm, lấy
thu của khoản nhỏ của nhiều người, gộp lại mà chi cho số ít trường hợp, song
lại là khoản tiền không nhỏ, BHYT cũng vậy, lấy sự mua với tiền không lớn của
nhiều người, trả phần lớn viện phí cho số người ốm, thường luôn chiếm tỉ lệ nhỏ
so với tổng số người mua BHYT. Chỉ khác với
các loại bảo hiểm nói chung, là BHYT chỉ theo mục đích lấy thu đủ chi,
không cần lấy lãi kiểu kinh doanh bảo hiểm. Vậy nên phát triển BHYT sẽ là
cách thức để cùng với đầu tư ngân sách
giải quyết được ngày càng tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.<o:p></o:p></font></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span lang="EN-US" style="line-height: 115%;"><font face="Arial" size="2">Hơn
20 năm qua được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, BHYT nước ta đã đạt
được nhiều kết quả khả quan. Tỉ lệ tham gia BHYT năm 2015 là 76, 5% dân số.
Trong 6 tháng đầu năm 2016 cũng đã có khoảng 78,3% dân số tham gia. Mới đây,
Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo và quyết định điều chỉnh chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2020 đạt tỷ lệ bao
phủ BHYT trên 90% dân số, cao hơn rất nhiều so với chỉ tiêu Quốc hội giao là
80% . Mở rộng BHYT là việc chăm lo sức khoẻ nhân dân rất thiết thực, hiệu quả,
nhất là đối với người nghèo, là quyết tâm chính trị vì dân rất lớn của Chính
phủ, đòi hỏi sự tham gia và quyết tâm của mọi tầng lớn nhân dân, hệ thống chính
trị, chính quyền các cấp cần phải tăng tốc thực hiện thật quyết liệt trong
thời gian tới. Căn cứ vào điều kiện đặc
thù kinh tế, khó khăn đời sống khác nhau, mỗi tỉnh, thành phố phải có các biện
pháp cụ thể, phù hợp dành nguồn ngân sách thích đáng để hỗ trợ người nghèo, cận
nghèo tham gia đóng BHYT. Phải đẩy mạnh tuyên truyền mở rộng đối tượng tham gia
nhất là các đối tượng tham gia BHYT tự nguyện. Có làm được như vậy hoạt động
BHYT mới vượt qua được những vướng mắc, bất cập hiện tại, như: vẫn còn nhiều
người, nhất là người nghèo chưa mua BHYT, cấp phụ trách, điều hành trực tiếp
của BHYT là Bảo hiểm xã hội ( BHXH) chưa được giao đầy đủ trách nhiệm, quyền
hạn để có thể chủ động, tích cực hơn trong công tác tham mưu, xây dựng cơ chế,
chính sách, đề xuất những giải pháp phù hợp để phát triển, mở rộng đối tượng
tham gia BHYT. Lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ y tế còn chậm và chưa đảm bảo sự
công bằng giữa những người bệnh có thẻ BHYT và người chưa tham gia BHYT. Chưa
có giải pháp phù hợp để có thể khai thác triệt để và đảm bảo quyền lợi của
người tham gia BHYT hộ gia đình. BHXH cần sử dụng mọi cơ chế để phát triển mở
rộng người mua BHYT.<o:p></o:p></font></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span lang="EN-US" style="line-height: 115%;"><font face="Arial" size="2">Còn
trách hiệm của bệnh viện và ngành y tế là phải nâng cao chất lượng khám chữa
bệnh. Phải tiến đến chỗ được người khám chữa bệnh có thẻ BHYT tin tưởng tuyệt
đối thì mới có thêm nhiều người mua BHYT. Nếu đạt tỷ lệ 90%, 100% người dân
tham gia, thì BHYT sẽ góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và đảm bảo
căn bản công tác tài chính của ngành y tế, không còn theo lối nhà nước bao cấp
rót tiền cho các bệnh viện như hiện nay, mà phải tự chủ, cạnh tranh lành mạnh
với nhau thông qua thu hút người đến khám, chữa. Khi liên thông BHYT thì người
dân có quyền chọn các cơ sở khám chữa bệnh tốt và chi trả phần lớn bằng BHYT,
không phải bỏ nhiều tiền túi của mình ra. Để bảo đảm tốt quyền lợi và quỹ BHYT
theo đúng các quy định của pháp luật cần đổi mới và hiện đại hoá công tác quản
lý, cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa
bệnh và thanh toán BHYT. Để thực hiện
tăng tốc phát triển BHYT, bộ Y tế sẽ tập trung chỉ đạo các sở y tế, cơ
sở khám chữa bệnh nâng cao chất lượng khám chữa để góp phần tăng tỷ lệ tham gia
BHYT, tăng nguồn thu và đẩy nhanh lộ trình, triển khai đề án hiệu quả giảm tải bệnh
viện tuyến trên, phát triển bệnh viện vệ tinh, bác sỹ gia đình, đổi mới phong
cách thái độ phục vụ. Bộ đề nghị uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo sở
y tế và các cơ sở khám chữa bệnh tiếp tục thực hiện việc công khai mức thu của
các dịch vụ, cùng Bộ ưu tiên bố trí ngân sách, nguồn thu và quỹ phát triển hoạt
động sự nghiệp để sửa chữa, cải tạo, xây mới cơ cở hạ tầng y tế, nhất là mở
rộng khoa khám chữa bệnh.<o:p></o:p></font></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: right;"><span lang="EN-US" style="line-height: 115%;"><font face="Arial" size="2"> </font></span><font face="Arial" size="2" style="font-style: inherit; font-variant-ligatures: inherit; font-variant-caps: inherit; font-weight: inherit; line-height: 115%;"> </font><b style="line-height: 115%;"><i><font face="Arial" size="2">Trung Vũ</font></i></b></p>