Thu lại đất dự án chậm thực hiện

Thứ năm, 17/09/2015 09:33
(ThanhtraVietnam) - Giữa cảnh chật chội phố xá, nhà cửa, nhiều toà nhà, khu đô thị không đủ mặt bằng xây dựng, phải vút lên cao ngất mấy chục tầng, thì lại vẫn có nhiều khu đất phơi hoang, hoặc quây kín bằng các tấm tôn, sắt cho đất phía trong cỏ mọc. Đây đang là thực tế đầy nghịch lý, bức xúc tại nhiều đô thị, đặc biệt là ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Những khu đất để hoang giữa phố phường chật hẹp, giá đất đắt cao ngất tận trời khiến cho những người dân thu nhập từ mức trung bình trở xuống chẳng dám ngước mát nhìn lên, phần nhiều đều là đất ở những khu địa thế đẹp, đã được chính quyền cấp phát, cho thuê dài hạn để các nhà đầu tư xây dựng nhà máy, lập khu đô thị mới, nhưng rồi họ đã chậm triển khai thực hiện tháng này qua năm khác. Lý do chậm trễ các dự án xây dựng công nghiệp, phần nhiều do các chủ đầu tư không trù liệu đủ vốn , thấy xin dự án dễ, thì cứ xin, chạy tiền xây dựng sau. Hoặc chờ tìm khách bán lại dự án kiếm lời, hay kêu gọi người hùn hạp làm chung dự án. Rồi khi không thực hiện được những toan tính bấp bênh, ít tính khả thi đó, thì họ đành…chờ tiếp, để đất hoang. Người Hà Nội hẳn chưa quên hồi chưa xa, khu nhà Bách hoá Tràng Tiền vội rỡ, rồi mãi không thấy xây dựng lại, vì nghe đâu vớ phải một tay đầu tư, đúng hơn là một gã buôn các dự án xây dựng người nước ngoài ký kết đầu tư xây dựng mới cho to đẹp hơn, song không gọi được ai hùn hạp vốn, nên đã khất lần, cuối cùng xa chạy cao bay, mãi sau Hà Nội mới tìm nổi nhà đầu tư khác. Tại Hà Nôi, dạo đó còn có khu đất đẹp ở phố bên hồ Hoàn Kiếm được giao cho một nhà đầu tư nước ngoài, bảo là sẽ xây nhà cao tầng to đẹp, song họ cũng bỏ dở, dân ta ai đi qua trông vào đều rất lấy làm buồn, tiếc. Xuôi theo quốc lộ 5 từ Hà Nội xuống Hải Phòng, đến chỗ Lai Vu, nhiều năm liền người ta đã gặp cảnh một vùng mênh mông đồng ruộng bị thu hồi, nói là để cho tập đoàn đóng tàu Vinashin xây dựng dự án lớn, song rồi phó mặc cỏ mọc và tàn hoang theo với sự đổ vỡ kinh doanh, nợ nhà nước hàng nghìn tỷ đồng của doanh nghiệp quốc doanh này. Gần đây, ngay đầu thành phố Ninh Bình có khu đất để hoang vì chủ đầu tư nước ngoài xin xong dự án, vay mấy nghìn tỷ đồng của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, rồi bùng luôn, không thực hiện dự án, còn hai cán bộ, một cấp cao, một cấp vừa vừa của ngân hàng này do xắn tay áo xô…trong việc cho vay tiền đã bị cơ quan pháp luật khởi tố và bắt tạm giam.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Trên đây chỉ là vài ba ví dụ trong số không ít các dự án xây dựng công nghiệp chẳng hề thực hiện mà để đất hoang. Còn nhiều hơn, là các dự án xây dựng nhà ở, lập khu đô thị, được cấp phép, giao đất, rồi để mãi không thực hiện. Ví như ở Hà Nội, khảo sát 573 dự án khu đô thị mới, thì thấy 17 dự án đã được nhà nước giao đất, cho thuê đất, nhưng thực hiện chậm hơn 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư được phê duyệt, trong đó có 3 dự án đã được UBND thành phố gia hạn tiến độ, 30 dự án chưa đưa vào sử dụng trong 12 tháng liền kể từ ngày bàn giao đất trên thực địa, 12 dự án bị chậm do trong quá trình thi công gặp nhiều khó khăn, hoặc do thị trường nhà đất trầm lắng nên chủ đầu tư chưa triển khai, 41 dự án chưa phù hợp quy hoạch, 12 dự án bị trùng lặp, 59 dự án đang có vấn đề cần giải quyết hoặc chưa có thông tin rà soát, chưa đủ cơ sở để xác định phân loại dự án, 2 dự án không còn chức năng nhà ở ( Toà nhà do công ty kỹ thuật xây dựng Phương Bắc làm chủ đầu tư và dự án khu du lịch đô thị sinh thái hồ Quan Sơn do công ty TNHH đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng ICID làm chủ đầu tư), một dự án bị tạm dừng theo chỉ đạo của chính phủ là dự án tổ hợp công trình tại số 3 Lương Yên do công ty cổ phần đầu tư hạ tầng và bất động sản Việt Nam làm chủ đầu tư. Có thể kể tiếp một số dự án khác để hiểu thêm tình hình cùng lý do bỏ đất hoang, như dự án xây nhà ở để bán tại xã Mai Lâm ( Đông Anh ), dự án xây dựng tổ hợp thương mại, văn phòng cho thuê và nhà ở tại 139 Đại La, sau thời gian dài đều chưa đưa đất vào sử dụng. Dự án tại số 12 ngõ 115 phố Định Công, quận Hoàng Mai, chủ đầu tư là Công ty TNHH Định Công, gồm toà tháp đôi cao 28 tầng, 2 tầng hầm, 1 tầng kỹ thuật 1 tầng mái, được xây dựng trên diện tích hơn 7 nghìn m<sup>2&nbsp; </sup>dự kiến hoàn thành vào năm 2014, nhưng đến nay mới xây đến tầng 8 rồi để đó, do năng lực của chủ đầu tư hạn chế và thiếu phối hợp với chính quyền địa phương trong nhiều việc cần xem xét, giải quyết. Dự án khu dịch vụ văn phòng và nhà ở tại khu đất số 131 phố Thái Hà, quận Đống Đa được cấp giấy phép xây dựng từ năm 2005, nhưng đã dừng thi công từ năm 2010. Toà nhà hỗn hợn tháp doanh nhân số 1 đường Thanh Bình, quận Hà Đông, quy mô 45 tầng nổi, 5 tầng hầm, khởi công năm 2010, đến nay vẫn chỉ dừng lại ở tầng hầm. <o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Theo Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, việc kiểm tra xử lý các dự án chậm thực hiện, để đất hoang là cần thiết, nhằm kiểm soát thị trường bất động sản và kế hoạch phát triển nhà ở cho đúng định hướng. Chính quyền thành phố chỉ đạo sở Xây dựng phân loại dự án theo các giai đoạn chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án, để đánh giá, phân tích, đưa ra đề xuất cụ thể, đảm bảo việc đầu tư xây dựng tuân thủ các quy định hiện hành, đồng thời phù hợp với kế hoạch phát triển nhà ở đã được phê duyệt, đề xuất các biện pháp xử lý đối với các dự án có dấu hiệu vi phạm. Đối với các dự án chậm triển khai, sở Xây dựng phối hợp với sở Tài nguyên và Môi trường, sở Kế hoach và Đầu tư, cùng các đơn vị liên quan rà soát, xác định rõ nguyên nhân, đề xuất hướng xử lý. Quan điểm của thành phố Hà Nội là kiên quyết thu hồi đất dự án đối với các cá nhân chủ đầu tư cố tình trì hoãn chậm triển khai. Đối với các dự án phải điều chỉnh quy hoạch chung, quy hoạch phân khu đã được phê duyệt, thành phố giao sở Quy hoạch và kiến trúc tiếp tục thông báo hướng dẫn các chủ đầu tư thực hiện theo quy định. Sở Xây dựng lập hệ thống theo dõi quản lý danh mục các dự án khu đô thị, dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án nhà ở xã hội, theo dõi cả sau đầu tư và hoàn thành xây dựng để tăng cường quản lý, sớm chấm dứt tình trạng để đất hoang hoá của các dự án đã được cấp đất. Phương thức xử lý đất dự án để hoang của Hà Nội, thiết nghĩ, các thành phố khác có thể tham khảo.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" align="right" style="text-align:right;line-height:120%"><b><span style="font-size:10.0pt;line-height: 120%;font-family:Arial">&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; Trung Vũ<sup><o:p></o:p></sup></span></b></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial"><o:p>&nbsp;</o:p></span></p>
hangnt
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra