Thực phẩm chức năng vẫn…loạn

Thứ tư, 26/08/2015 09:07
(ThanhtraVietnam) - Thời gian gần đây trên ti vi và nhiều báo lại rộ lên những hình ảnh, tin, bài về các vụ việc nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm chức năng đã làm hàng giả, hàng nhái, quá trình sản xuất rất mất vệ sinh, không có đăng ký kinh doanh lĩnh vực này cũng cứ làm. Theo những gì nghe nhìn thấy, tuy chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, nhưng người tiêu dùng đều rất băn khoăn lo lắng. Người chưa mua, muốn mua thực phẩm chức năng thì băn khoăn: có nên mua nữa không? Nhất là chọn tìm đâu cho ra thứ thật? Người đã trót mua sử dụng rồi thì lo lắng, ngộ có phải mình đã mua phải đồ giả, phí tiền, đáng lo hơn nếu đó là thứ mang tên thực phẩm chức năng, quảng cáo bổ và tác dụng như thuốc, thậm chí nói là hơn thuốc, song lại có thể gây bệnh vì bẩn, vì làm bằng các thứ có chất độc hại, sẽ là tiền mất tật mang.
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt; font-family:Arial">Một câu hỏi chung mà người tiêu dùng đặt ra là sự cảnh báo về hàng giả hàng nhái thậm chí độc hại, vi phạm pháp luật trên thị trường thực phẩm chức năng đã nói từ lâu, sao tình hình gian lận thương mại này không giảm, mà lại có chiều hướng gia tăng? Bộ Y tế đâu? Các bộ ngành quản lý thị trường, chỉ đạo sản xuất kinh doanh và bảo vệ pháp luật đâu? Thì đúng là ta đã có nhiều điều luật về lĩnh vực này và đã giao trách nhiệm quản lý cho nhiều bộ và các cơ quan chức năng cũng đã phát hiện, xử phạt không ít doanh nghiệp vi phạm các quy định về sản xuất, tiêu thụ thực phẩm chức năng. Từ đầu năm 2015 đến nay, bộ Y tế đã xử lý 119 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm với tổng số tiền phạt hơn 2,2 tỷ đồng. Nhưng vẻ như&nbsp; ngành Y tế cũng như bộ Công Thương, các cơ quan pháp luật, quản lý thị trường vẫn lực mỏng sức yếu trước sự gia tăng quá mạnh của sản suất, kinh doanh thực phẩm chức năng.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt; font-family:Arial">Sự gia tăng này có nguyên nhân trước hết là cầu cao thì cung tăng theo, còn cầu cao là do tâm lý người đang khoẻ muốn khoẻ thêm, người đang ốm mong khỏi bệnh theo cách đã có bệnh thì vái tứ phương. Từ sự quen nghĩ ăn gì bổ nấy, đau cơ quan nào trên cơ thể người, sẽ đi mua thứ nội tạng ấy của gà lợn về ăn, đau tim thì ăn tim lợn cho bổ tim, kém mắt thì mua thứ ăn sáng mắt. Rồi vọng tìm đến những thứ động thực vật quý hiếm có những tác dụng nhất định đối với sức khoẻ con người, đã được đông y xem là dược liệu chế biến thành thuốc, nên người mua đổ xô đi mua, người bán đẩy mạnh sản xuất, chế biến, tung hoành tiêu thụ, tự giới thiệu hay thuê quảng cáo là thuốc bổ, thuốc quý. Là thuốc, đã chẳng phải, giá trị bổ béo, tác dụng càng xa vời so với rao chào, quảng cáo, tệ hại hơn là quá nhiều thứ mang danh thực phẩm chức năng nhưng là hàng giả, hàng nhái. Sau cả một quá trình bùng phát, lộn xộn, lừa mị người tiêu dùng, cạnh tranh không lành mạnh với thuốc thật, các thứ hàng như thực phẩm song lại rao bán là thuốc đó đã dần bị dư luận lên tiếng chê trách, các cơ quan quản lý buộc đưa vào vòng quản lý, chịu sự điều chỉnh của pháp luật, với sự định danh cho nó là thực phẩm chức năng kèm theo việc khẳng định đó không phải là thuốc, không thể thay thế cho thuốc chữa bệnh. Những người sản xuất kinh doanh thực phẩm chức năng bề ngoài vẻ như tuân thủ các quy định của cơ quan nhà nước, nhưng bề trong vẫn cố tìm cách lách luật, cố thổi to nói quá thứ mình làm ra để cho người tiêu dùng lầm tưởng là vẫn quý như thuốc thậm chí còn hơn cả thuốc. Trên đài báo, các thông tin sai phạm ít hơn rất nhiều so với quảng cáo lộng ngôn về thực phẩm chức năng. Từ đầu năm đến nay các cơ quan quản lý nhà nước đã phải xử phạt hơn 100 cơ sở vi phạm về quảng cáo, song sự đúng theo quy định, sự chất lượng, giá trị thật của hàng hoá vẫn tiếp tục ít thấy trên các quảng cáo của nhiều mặt hàng thực phẩm chức năng. Thành ra người tiêu dùng cứ bị quảng cáo lừa mà đi mua của giả, mua phải những thứ mà các doanh nghiệp muốn bán nhiều sản phẩm thu lợi nhuận cao nên đã bất chấp pháp luật, cố tình quảng cáo thổi phồng sai sự thật gây thiệt hại cả về tiền lẫn về bảo vệ sức khoẻ của người tiêu dùng. Trong số những vi phạm về thực phẩm chức năng mà cơ quan quản lý kinh tế phát hiện được, vi phạm về quảng cáo chiếm tỷ lệ cao nhất, có những thời điểm hơn 53%. <o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt; font-family:Arial">Do yếu kém về quản lý, thiếu các quy định chật chẽ của pháp luật, nên dẫn đến tình trạng ai sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng cũng được, công thức thành phần tuỳ tiện, thị trường bùng nổ sản xuất thực phẩm chức năng, nhà nước mất kiểm soát. Năm 2000 mới chỉ có 13 cơ sở sản xuất với 63 thứ thực phẩm chức năng. Năm 2013 đã tăng lên 3. 512 cơ sở với 6. 851 sản phẩm. Đến năm 2015 vẫn chưa ban hành được một tiêu chuẩn nào về thực phẩm chức năng. Pháp luật chưa có các văn bản đầy đủ về quản lý sản xuất, tiêu thụ thực phẩm chức năng, các quy định hiện có chỉ là những yêu cầu rất chung chung, gần giống như là với sản xuất thực phẩm thường.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt; font-family:Arial">Theo đánh giá của Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam, các nguy cơ mất an toàn về sản xuất thực phẩm chức năng đang bộc lộ rất&nbsp; trầm trọng do thiếu quy định phù hợp về điều kiện nguồn nguyên liệu, điều kiện về sản xuất, điều kiện về kiểm nghiệm và điều kiện về phân phối, thiếu hẳn quy định về điều kiện sản phẩm được lưu hành, thiếu quy định đánh giá chất lượng, tính an toàn, tính hiệu quả, chưa có chương trình đánh giá nguy cơ thực phẩm chức năng. Cũng cần quy định tiêu chuẩn hoá điều kiện sản xuất, nhà xưởng, trang thiết bị, người làm và quy trình sản xuất phải tuân thủ pháp luật về an toàn thực phẩm, đặc biệt là không được quảng cáo sai để đánh lừa người mua, xử lý nghiêm những sai phạm về quảng cáo thực phẩm chức năng đối với các doanh nghiệp và cả với các cơ quan truyền thông, đài báo. Tất cả đều vì sự minh bạch, nói đúng về chất lượng, tác dụng, sớm chấm dứt tình trạng hỗn loạn, lừa mị ghê gớm trên thị trường hiện nay của nhiều mặt hàng trong những thứ hàng đều được gọi chung là thực phẩm chức năng.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" align="right" style="text-align:right"><b><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial">&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; Trung Vũ<o:p></o:p></span></b></p>
hangnt
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra