<p class="MsoNormal" style="margin-top:12.0pt;margin-right:0cm;margin-bottom:
0cm;margin-left:0cm;margin-bottom:.0001pt;text-align:justify;line-height:normal"><font size="2" face="Arial"> Áp tết là dịp sôi động
của thị trường đồ ăn nước uống. Xưa nay vốn thế, thời kinh tế thị trường hàng
hoá nhiều hơn, mức sống của số đông dân chúng cũng cao hơn, lương thưởng tết
cũng khá, nên nhu cầu, sức mua hàng tết cũng tăng theo. Trong đó có đồ uống là thứ người ta mua nhiều để làm quà
tết và dùng uống mỗi bữa. Từ rượu quê, bây giờ đồ uống đã có thêm sự cung cấp
của các nhà máy và của ngoại nhập. Số lượng xem ra ít còn phải lo, chỗ lo đồ
uống là chất lượng. Những ngày này, qua đài báo phản ánh, thực tế nhiều người
đi mua gặp phải là tình trạng nhiều rượu ngoại giả, rượu ta pha cồn công
nghiệp, bia kém chất lượng. Đem lại sự buồn vì tốn tiền mua phải đồ uống giả,
nhất là không yên tâm, lo sợ tật bệnh với đồ uống. Khốn nỗi, sợ thì có sợ,
nhưng vẫn cần, nên vẫn phải mua. Vẫn có, vẫn tăng nhiều người mua, có cầu, tất
đua nhau cung, hàng quê có, nhiều hơn vẫn là hàng công nghiệp đồ uống. Tuy
không khuyến khích uống những thứ có cồn, báo đài không được quảng cáo rượu,
nhưng dù sao, sản xuất đồ uống, trong đó có bia, rượu, vẫn là một ngành công
nghiệp, do vậy cũng đang đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế nước nhà. Khoảng
30.000 tỷ đồng là số tiền ngành kinh doanh đồ uống đóng góp cho ngân sách nhà
nước trong giai đoạn từ 2011 đến 2015, tạo ra hàng vạn việc làm cho người lao
động, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao cho trong nước và tham gia xuất
khẩu. Mặc dù mấy năm qua ngành đồ uống cũng có lúc bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng
hoảng kinh tế toàn cầu, sụt giảm kinh tế trong nước, vì lợi ích sức khoẻ và an
sinh xã hội, chính sách quản lý bia rượu cũng chặt chẽ hơn theo hướng hạn chế
tiêu dùng rượu bia. Song đứng về lợi ích thuần giá trị kinh tế mà nói, mấy năm
qua ngành đồ uống nước ta cũng phát triển khá, đóng góp không nhỏ vào nền kinh
tế chung. Được như vậy là nhờ các cơ quan nhà nước về quản lý kinh tế đã có chủ
trương thích hợp, biện pháp hữu hiệu để chỉ đạo, định hướng và điều tiết việc
sản xuất, kinh doanh đồ uống, khuyến khích doanh nghiệp kinh doanh đảm bảo chất
lượng, cạnh tranh lành mạnh. Hiệp hội bia rượu nước giải khát Việt Nam đã tham
gia góp ý kiến xây dựng các chính sách liên quan đến sản xuất kinh doanh bia
rượu, đưa sản xuất phát triển trên 7%, thực hiện nghị quyết của Chính phủ về
tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm đảm bảo trật tự an toàn giao thông
và chính sách quốc gia về phòng chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn, ra
mắt Diễn đàn uống có trách nhiệm Việt Nam. Hầu hết các doanh nghiệp ngành đồ
uống đều thực hiện tốt nghĩa vụ ngân sách nhà nước, chú trọng đầu tư công
nghiệp tiên tiến, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường, cạnh
tranh chất lượng. <o:p></o:p></font></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:12.0pt;margin-right:0cm;margin-bottom:
0cm;margin-left:0cm;margin-bottom:.0001pt;text-align:justify;line-height:normal"><font size="2" face="Arial"> Tuy vậy một số doanh nghiệp ngành đồ
uống vẫn còn lúng túng trong việc lựa chọn các giải pháp phù hợp để nâng cao
năng suất, chất lượng, dẫn đến chỗ tốc độ nâng cao năng suất chất lượng của đồ
uống Việt Nam hiện vẫn thấp hơn nhiều nước. Trước tình hình mở rộng, phát triển
sâu hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, việc sản xuất, tiêu thụ đồ uống của
nước ta đã có thêm nhiều thuận lợi, nhất là với xuất khẩu khi thuế quan về không, thị trường rộng
mở. Nhưng thị trường đồ uống trong nước, bắt đầu từ năm 2016 này lại nóng lên
với nhiều khó khăn, thách thức về cạnh
tranh với các nhà đầu tư nước ngoài ồ ạt
nhảy vào lập nhà máy sản xuất đồ uống, hay phát triển các đại lý, rồi chở hàng
của họ từ các cơ sở bên ngoài vào bán ở Việt Nam với đầy ưu thế cạnh tranh về
chất lượng cao, giá hạ, vốn lớn, cách thức tiếp thị, bán hàng, khuyến mại quá
hấp dẫn người mua. Ngành sản xuất đồ uống Việt Nam nếu không vươn lên sẽ bị các
nhà đầu tư nước ngoài đè bẹp ngay trên sân nhà và ngay trong thời gian không
lâu vì các nhà đầu tư nước ngoài đã sẵn sự đánh giá kinh doanh bia rượu ở Việt
Nam dễ thu lợi nhuận lớn, bây giờ thêm những điều kiện thuận lợi, nhất là miễn
thuế, thì sẽ càng thu lợi nhuận lớn lao hơn, nên họ sẽ đổ xô vào, lập cơ sở sản
xuất, kinh doanh đồ uống mới, hay mở rộng các cơ sở họ đầu tư từ trước. Trong
khi đó sự tăng trưởng của ngành sản xuất đồ uống nội địa, nhất là bia, đang
chậm lại. <o:p></o:p></font></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:12.0pt;margin-right:0cm;margin-bottom:
0cm;margin-left:0cm;margin-bottom:.0001pt;text-align:justify;line-height:normal"><font size="2" face="Arial"> Để tự cứu, tự cường trong bối cảnh
cạnh tranh gay gắt, ngoài cố gắng chung
của ngành đồ uống Việt <st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on">Nam</st1:place></st1:country-region>,
thiết nghĩ mỗi hãng bia rượu cũng phải có những chiến lược riêng để tồn tại.
Các doanh nghiệp ngành đồ uống cần xây dựng chương trình sản xuất, bán hàng phù
hợp với tình hình kinh tế, đáp ứng tốt các yêu cầu về văn hoá, môi trường, hỗ
trợ các đại lý và nhà phân phối được ký dài hạn để không cho đối thủ chen vào,
ổn định và nâng cao chất lượng, giữ đúng giá cả để duy trì và mở rộng thị phần.
Cần làm tốt công tác tuyên truyền quảng bá hàng hoá và nâng cao năng suất, chất
lượng. Tình hình thực tế cho thấy là nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn lúng túng trong việc lựa chọn các giải pháp phù hợp để nâng
cao năng suất, chất lượng, đẩy mạnh xúc tiến
thương mại nhằm mở rộng thị trường, tạo dựng cho đủ sức cạnh tranh với
các nhà đầu tư nước ngoài ngay tại thị trường trong nước, cũng như không thua
kém khi xuất khẩu hàng ra thế giới. Theo nhiều chuyên gia kinh tế, và Hiệp hội
bia rượu nước giải khát, ngành đồ uống nước ta phải nâng cao mọi mặt thì mới
theo kịp tốc độ tăng năng suất, chất lượng của ngành đồ uống các nước, qua việc
áp dụng các mô hình tiên tiến từ quản lý chất lượng, đến nâng cao trình độ
người lao động, tiết kiệm năng lượng, giảm thời gian, tránh lãng phí để không nâng
cao giá thành. Phấn đấu đưa ngành bia rượu nước giải khát thành ngành công
nghiệp hiện đại theo hướng bền vững, đặt mục tiêu đến năm 2020 sản lượng bia
đạt từ 4 tỷ đến 4,25 tỷ lít/ năm, nước giải khát từ 8,3 tỷ lít, đến 9,2 tỷ lít/
năm, sản lượng rượu từ 320 -360 triệu lít/ năm, trong đó rượu công nghiệp 100
đến 150 triệu lít. Hiệp hội bia rượu đã
và sẽ tiếp tục làm cầu nối giữa các cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp,
đóng góp ý kiến trong hoạch định chính sách, ban hành quy phạm pháp luật cho phù
hợp với trong nước và quốc tế, giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh, xây
dựng và nâng cao uy tín thương hiệu,
củng cố niềm tin với người tiêu dùng, phát triển thị trường trong nước cũng như
vươn mạnh ra nước ngoài.<o:p></o:p></font></p>
<p class="MsoNormal" style="margin: 12pt 0cm 0.0001pt; text-align: right; line-height: normal;"><font size="2" face="Arial"> <b>Trung
Vũ </b></font><span style="font-family: 'Times New Roman'; font-size: 13.5pt;"><o:p></o:p></span></p>