Vẫn cần bàn định tiếp việc học hành, thi cử

Thứ tư, 11/11/2015 16:54
(ThanhtraVietnam) - Với hệ phổ thông, sắp xong học kỳ một, tuy thấy so với năm học cũ, năm học mới có sự cải tiến, song nhiều chuyên gia giáo dục vẫn thấy còn nhiều điều phải sửa đổi cho hợp lý hơn, như hãy còn quá nhiều môn học, phân định chương trình học, nhất là phổ thông trung học chưa sát với những đòi hỏi mới của thực tế cuộc sống xã hội. Hệ phổ thông thì thế, còn các hệ cao đẳng, đại học, nhiều trường vừa khai giảng vừa tiếp tục tuyển sinh, một số trường mới chỉ tuyển được một nửa số cần tuyển. Những điều còn chưa toại nguyện này trong công tác giáo dục, đào tạo, rất cần một sự điều chỉnh tiếp, đã là chủ đề của một số cuộc hội thảo diễn ra gần đây.
<p class="MsoNormal"><span style="text-align: justify; font-size: 10pt; line-height: 115%; font-family: Arial, sans-serif;">Tại các cuộc hội thảo đó, không ít ý kiến cho rằng hệ thống môn học trong dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của bộ Giáo dục- Đào tạo, còn là nhiều. </span><span lang="EN-US" style="text-align: justify; font-size: 10pt; line-height: 115%; font-family: Arial, sans-serif;">Trong khi Bộ lại khẳng định: tổng số môn học bắt buộc và môn học tự chọn mà học sinh phải học trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể không hề nhiều so với các nước trong khu vực và thế giới. Bộ nói, ở giai đoạn giáo dục cơ bản, hệ thống môn học được Bộ thiết kế theo hướng thực hiện lồng ghép những nội dung liên quan với nhau cùng một số lĩnh vực giáo dục, một số môn học trong chương trình hiện hành, để tạo thành môn học tích hợp, thực hiện tinh giảm, tránh chồng chéo nội dung giáo dục, giảm hợp lý số môn học. Trong giai đoạn định hướng nghề nghiệp, hệ thống môn học được thiết kế phù hợp với phương thức phân hoá sớm từ lớp 10, lớp 11, lớp 12 không quá sâu và phân hoá dần. Theo đó, học sinh chỉ học bốn môn học bắt buộc, đồng thời được tự chọn các môn học còn lại, trong khi đó một số nước bắt học ít nhất là sáu môn. Bộ cho hay, dự thảo chương trình tổng thể hệ thống các môn học do bộ soạn là căn cứ theo yêu cầu của Nghị quyết 88: “ Giáo dục cơ bản đảm bảo trang bị cho học sinh tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở”.</span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify;text-justify:inter-ideograph"><span lang="EN-US" style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Nhưng một số nhà giáo và chuyên gia giáo dục lại nói, dự thảo coi trọng việc dạy học theo hướng tích hợp và phân hoá, nhưng phân hoá cuối cùng lại là khoa học xã hội và khoa học tự nhiên, rồi định hướng nghề nghiệp như trên là không đủ. Trả lời lại ý kiến này, bộ Giáo dục- Đào tạo vẫn khẳng định, dự thảo bảo đảm phân hoá mạnh và sâu dần từ lớp 10 đến lớp 12, có những chuyên đề riêng về hướng nghiệp, học sinh có kiến thức kỹ năng phổ thông cơ bản được định hướng theo lĩnh vực nghề nghiệp phù hợp với năng khiếu và sở thích, phát triển tiềm năng cá nhân để chuẩn bị tốt cho giai đoạn giáo dục sau phổ thông hoặc bước vào cuộc sống lao động. Tuy nhiên, các chuyên gia lại cho rằng mục tiêu chương trình của giáo dục phổ thông cần đề&nbsp; ra những mục tiêu khả thi, giải quyết những hạn chế của một bộ phận người Việt Nam, như chưa am hiểu luật pháp quốc gia và quốc tế, sống và làm việc theo cảm tính, duy tình hơn duy lý, tính kỷ luật chưa cao, năng lực tự học, sáng tạo làm việc công nghiệp và năng lực ngoại ngữ còn hạn chế. Bộ Giáo dục- Đào tạo giải thích: sự khắc phục những hạn chế đó đã được thể hiện trong hệ thống chương trình tổng thể. Về mục tiêu của chương trình giáo dục, hiệp hội Giáo dục cho rằng không phù hợp, chỉ nên đặt mục tiêu là giúp phát triển tối đa điều kiện và tiềm năng của con người. Còn cho rằng sau trung học, học sinh có khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp để học lên, hoặc đi vào cuộc sống lao động cũng không chính xác nếu bỏ khâu phân luồng.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify;text-justify:inter-ideograph"><span lang="EN-US" style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Về thi, Hiệp hội cao đẳng, đại học thừa nhận thi 2 trong 1 như vừa rồi đã giúp người học đỡ vất vả, đỡ tốn kém, các trường đại học, cao đẳng&nbsp; có rộng điều kiện lựa chọn,&nbsp; song cũng còn một số vẫn đề cần thảo luận, sửa đổi, như không cần tổ chức tới 100 cuộc thi phổ thông trung học quốc gia,, mà nên giao cho các sở Giáo dục- Đào tạo tổ chức kỳ thi, bớt bắt học sinh đi thi vất vả, tiết kiệm chi phí, còn Bộ chỉ nên tiếp tục giữ vai trò thiết kế đề thi. Một vấn đề nóng khác được nhiều người quan tâm là điểm sàn. Nếu Bộ tiếp tục tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia thì nên để thí sinh đăng ký nguyện&nbsp; vọng khi làm hồ sơ dự tuyển, tránh lúng túng, rối loạn như vừa qua xảy ra tại tuyển sinh ở một số trường đại học; công tác xét tuyển nên giao hoàn toàn cho các trường đại học, cao đẳng. Bộ cũng nên bỏ quy định về ngưỡng điểm sàn nói là để đảm bảo chất lượng, vì không cần thiết, bởi các trường tuyển sinh sẽ tự xét chọn dựa trên kết quả thi trung học phổ thông quốc gia và học bạ, bảo đảm rằng những học sinh có trình độ tốt đều có thể được tuyển vào các trường đại học, cao đẳng. Chứ còn chỉ dựa vào ngưỡng điểm sàn của Bộ, thì như năm nay, theo thống kê của Bộ có 530. 000 thí sinh trên điểm sàn, nhưng các trường đại học tuyển sinh đến&nbsp; hết tháng 10 vẫn nhiều trường thiếu.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify;text-justify:inter-ideograph"><span lang="EN-US" style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Theo ý kiến của Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng, đối với thi tốt nghiệp trung học phổ thông cần tiếp tục bàn về lựa chọn môn thi để học sinh học toàn diện các môn của chương trình giáo dục phổ thông và có định hướng rõ về con đường tương lai. Cách ra đề thi phải làm sao để vừa đánh&nbsp; giá được trình độ của học sinh đại trà đạt trình độ tốt nghiệp, vừa xác định được những học sinh có năng lực cao hơn để lựa chọn&nbsp; vào các mục đích khác. Phát biểu tại một hội thảo, ông Phạm Mạnh Hùng, Thứ trưởng bộ Giáo dục- Đào tạo khẳng định: Bộ luôn lắng nghe một cách cầu thị các ý kiến đóng góp cho công tác giáo dục, những gì hợp lý thì Bộ sẽ tiếp thu để bổ sung, điều chỉnh trong năm học tới. &nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" align="right" style="text-align:right"><b><span lang="EN-US" style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family: &quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; Trung Vũ<o:p></o:p></span></b></p> <p class="MsoNormal"><span lang="EN-US" style="font-size:10.0pt;line-height:115%; font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;"><o:p>&nbsp;</o:p></span></p>
hangnt
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra