<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span lang="EN-US" style="line-height: 115%;"><font face="Arial" size="2">Tuy
nhiên, các nhà máy điện chạy máy bằng than đã làm sản sinh bụi than, khói đen
gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường sống. Và người ta nghĩ đến các cách tạo
điện khác như thuỷ điện, nhiều công trình thuỷ điện lớn như Thác Bà, Sông Đà,
rồi Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang đã được xây dựng, cùng với đó là rất nhiều
các nhà máy thuỷ điện nhỏ. Song bên cạnh khả năng cung cấp lớn cho nguồn điện
quốc gia, các công trình thuỷ điện to lại tiềm ẩn nguy cơ vỡ đập gây lũ lụt
lớn, tác hại không hề nhỏ đến tính mạng, tài sản của con người, như đã từng xảy
ra ở một nước trên thế giới, khiến nhiều nước khác sợ, ngại xây dựng nhà máy
thuỷ điện. Đã thế, nguồn nước cho hồ chứa của các nhà máy thuỷ điện lớn, không
ít trường hợp lại phụ thuộc vào các dòng sông khởi thuỷ từ nước khác, hoặc chảy
qua nhiều nước, rất khó chủ động nếu là công trình thuỷ điện của một quốc gia ở
hạ lưu. Còn thuỷ điện nhỏ nếu xây dựng ồ ạt sẽ dễ gây tác hại nhiều thứ như phá
rừng, gây lũ lụt khi xả nước hồ chứa, Chính phủ ta đã phải quyết định loại bỏ
tới 684 dự án thuỷ điện vì bộc lộ nhiều
bất cập, nguy cơ mất an toàn trong quá trình vận hành khai thác. Với các công
trình thuỷ điện nhỏ và vừa còn lại, để vận hành hiệu quả, Bộ Công Thương đã và
đang phải tiến hành nhiều biện pháp quản lý, giám sát, tiếp tục phối hợp với
các bộ, uỷ ban nhân dân các tỉnh có thuỷ điện tăng cường hơn nữa công tác này,
với những việc cụ thể như hồ chứa phải đảm bảo phù hợp với điều kiện hiện nay
về quá trình lũ, điều kiện hạ du, thông báo phối hợp mực nước trước lũ để vận
hành an toàn cho công trình và cho đời sống, sản xuất của nhân dân. Nước ta
cũng đã nghĩ đến việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân, mấy năm nay rất loay hoay, bận rộn lo toan, nhờ nước ngoài giúp
thiết kế, máy móc, kỹ thuật cho dự án nhà máy điện hạt nhân xây dựng tại tỉnh
Ninh Thuận. Nhưng vì nhiều lý do, chủ yếu là về kinh tế, xã hội, Chính phủ đã
đề xuất ý kiến và Quốc hội vừa phải biểu
quyết dừng dự án điện hạt nhân này. Điện gió, điện mặt trời, ngành điện nước ta
cũng đã cho làm ít nhiều, song góp vào nguồn năng lượng chung chưa đáng kể. <o:p></o:p></font></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span lang="EN-US" style="line-height: 115%;"><font face="Arial" size="2">Các nguồn cung cấp điện đang trong
tình trạng như thế, nhưng ngành điện vẫn phải đáp ứng chính các nhu cầu rất cao
về sử dụng điện với tốc độ tăng trưởng bình quân trong cả giai đoạn 2011 - 2015
là 10,9%, cao hơn GDP 1,84 lần, tính đến cuối năm 2015, Tập đoàn điện lực Việt
Nam (EVN) cung cấp điện cho 23,68 triệu khách hàng, mức sử dụng điện bình quân trên đầu người là
1.565kWh/người/năm. Vậy lấy đâu ra cho đủ điện? Đành là phải, cùng với thuỷ
điện, chấp nhận việc duy trì các nhà máy nhiệt điện cũ, xây dựng thêm các nhà
máy nhiệt điện mới. Hiện cả nước có 20 nhà máy nhiệt điện than đang vận hành
với tổng công suất đặt máy 13. 110 MW, tiêu thụ khoảng 45 triệu tấn than/ năm.
Dự kiến tới năm 2020 có thêm 12 dự án nhiệt điện than được đưa vào hoạt động
với tổng công suất lắp đặt nhiệt điện than là 24. 370 MW. Cần than cho chạy máy
điện nên Việt <st1:place w:st="on"><st1:country-region w:st="on">Nam</st1:country-region></st1:place>
từng là nước xuất khẩu than, nhưng 9 tháng đầu năm 2016 đã nhập khẩu 10,5 triệu
tấn than, tăng khoảng 47% so với cùng kỳ năm 2015. Sẽ phải nhập khẩu than với
khối lượng lớn từ sau năm 2017 và tăng mạnh từ năm 2020 mới có đủ than cung cấp
cho các nhà máy nhiệt điện. <o:p></o:p></font></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span lang="EN-US" style="line-height: 115%;"><font face="Arial" size="2">Việc không giảm, mà cứ tăng nhiệt điện than
như vậy, sẽ ngăn chặn nguy cơ ô nhiễm môi trường cách nào ? Bởi với số nhà máy
nhiệt điện than hiện có thì đã xả ra tro than, xỉ, hơn 15.700 triệu tấn/ năm. Cho nên chỉ còn
cách là siết chặt quản lý bảo vệ môi trường, Bộ Công Thương, cơ quan nhà nước
quản lý trực tiếp ngành điện, đang đẩy mạnh công tác này, đã có kết quả bước
đầu: tính đến tháng 11 năm 2016, các nhà máy nhiệt điện đã lập và trình Bộ Tài
nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Tuy nhiên,
một số nhà máy đã đi vào vận hành nhưng chưa có giấy xác nhận hoàn thành công
trình bảo vệ môi trường. Hiện tại, nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt
của nhiều nhà máy nhiệt điện đã được xử lý đạt quy chuẩn về môi trường và hầu
hết được tuần hoàn tái sử dụng cho các mục đích khác nhau trong nhà máy, chẳng
hạn, nước làm mát sau quá trình trao đổi nhiệt để làm mát bình ngưng, được giải
nhiệt và xả ra nguồn tiếp nhận như sông
hoặc biển với nhiệt độ thấp hơn 40 độ C để không ảnh hưởng tới môi sinh. Các
nhà máy phải lắp đặt hệ thống lọc bụi tĩnh điện ESP, hệ thống xử lý khí NOx và
xử lý khí SO<sub>2 ,</sub>có như vậy khí thải của các nhà máy điện mới đáp
ứng được quy chuẩn về khí thải công nghiệp nhiệt điện. Riêng khói bụi tuy đã có
kiểm soát nhưng với công nghệ hiện nay khi khởi động lò hơi hoặc khi công suất
lò thấp phải đốt kèm dầu thì chưa ngăn được hiện tượng khói đen bay ra nhiều, Bộ Công Thương đang chỉ đạo khắc phục
tình trạng này. Nhiều nhà máy điện còn phải sửa lỗi về thu gom và phân loại,
xây kho lưu giữ chất thải nguy hại đúng quy định. Về lâu dài, cần có sự phối
hợp bảo vệ môi trường giữa các cơ quan nhà nước trong việc thẩm định phê duyệt
báo cáo tác động môi trường ngay từ thiết kế của các dự án xây dựng nhà máy
nhiệt điện, đến kiểm tra giám sát việc thực hiện các dự án này, kiên quyết từ
chối các dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện tiềm ẩn nguy cơ tác hại đến
môi trường./.<o:p></o:p></font></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: right;"><span lang="EN-US" style="line-height: 115%;"><font face="Arial" size="2">
<i>Trung Vũ</i></font><font face="Times New Roman, serif" style="font-size: 14pt;"><o:p></o:p></font></span></p>