Việc học nghề, dạy nghề đã thay đổi nhiều

Thứ hai, 21/06/2021 08:15
(ThanhtraVietNam) - Vào lúc ngành giáo dục đào tạo tổ chức các cuộc thi, thì các trường dạy nghề cũng mở các cuộc thi học nghề, dạy nghề. Cũng vào lúc đại dịch COVID-19 làm ảnh hưởng lớn đến nguồn lực lao động nên các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân đều phải tuyển dụng bổ sung lao động qua các cuộc thi tuyển hoặc dạy nghề.

Một số cơ sở sản xuất, cơ quan của các đoàn thể xã hội trong đó có Công đoàn với mong muốn giúp những người hoàn cảnh khó khăn được học nghề góp phần ổn định cuộc sống đã tổ chức dạy nghề miễn phí với nhiều lớp dành cho người nghèo.

Trong Nghị quyết 02-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới, ban hành 12/6/2021, có nêu: “Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài chính, tài sản công đoàn, ưu tiên nguồn lực thực hiện nhiệm vụ chăm lo, đại diện, bảo vệ quyền lợi người lao động. Tăng cường kiểm tra, thanh tra, kiểm toán và giám sát tài chính, tài sản công đoàn. Chủ động, tích cực đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí và tiêu cực trong các cấp công đoàn; chấn chỉnh kịp thời, xử lý nghiêm các vi phạm trong công tác quản lý, sử dụng tài chính, tài sản”.

Trước tác hại của đại dịch COVID-19, Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều thành phố lớn đã quyết liệt ngăn chặn dịch bệnh vào khu công nghiệp, thay bằng việc tổ chức dạy nghề tuyển người cho các khu công nghiệp. Người tài cũng được hút vào các khu công, trong đó có khu công nghiệp nhà nước và cơ quan nhà nước. Dự thảo chiến lược quốc gia đã dành nội dung nói rõ về thu hút, trọng dụng nhân tài, nhấn mạnh việc thu hút nhằm bảo đảm cơ hội bình đẳng cho nhân tài được vào làm việc tại các cơ sở nhà nước, được đãi ngộ xứng đáng với kết quả thực hiện nhiệm vụ.

leftcenterrightdel
 Tại Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội, các phần lý thuyết hoặc môn thể dục, chính trị quá dài sẽ được giảm tải để thay vào đó là phần thực hành và học các kỹ năng mềm (ảnh: Minh Nguyệt)

Từ nhiều thế hệ ở Việt Nam, việc dạy nghề khá phổ biến, người có nghề dạy cho người muốn học, cuộc kháng chiến hay xây dựng hòa bình ngành nghề nào cần loại lao động nào thì mở lớp tuyển dụng và dạy nghề ấy. Ban đầu việc này được giao cho bộ giáo dục khiến bộ có thêm chức năng đào tạo thành bộ giáo dục đào tạo. Những năm gần đây kinh tế xã hội phát triển đa dạng và phong phú chỉ trông vào các trường dạy nghề chuyên nghiệp thì không đủ phục vụ lao động cho kinh tế xã hội, nên nhiều hình thức trường sở dạy nghề khác đã hình thành và hoạt động tốt, nhiều cơ sản xuất, nhà máy tự mở lớp tuyển người vào học để ra làm việc cho nhà máy mình.

Việc mở rộng hội nhập kinh tế với thế giới khiến nhiều doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam cần tuyển lao động theo yêu cầu của họ, thiếu người thì họ tuyển người vào học rồi dạy cho nghề đó. Các doanh nghiệp của Việt Nam cũng nhân đó gửi người theo học các lớp như vậy để làm gia công, hợp tác với doanh nghiệp nước ngoài. Quy mô đào tạo, hình thức trường lớp học nghề dạy nghề đã khác trước, hình thức giảng dạy lại càng khác xưa. Bây giờ ngoài những phần dạy trong nước, các cơ sở dạy nghề còn gửi học viên đến các trường dạy nghề chuyên nghiệp hay trường của doanh nghiệp nước ngoài. Những chỗ này cũng là nơi để học viên các lớp học nghề tự do đến thực tập, học tập thực tế. Qua việc học, họ biết nghề để về làm cho nhà máy hoặc doanh nghiệp có cơ sở đào tạo hoặc xin việc ở chính nơi họ thử việc. Đi kèm theo, chế độ giấy chứng nhận tốt nghiệp, bằng cấp cũng có những chính sách thay đổi, khiến việc học nghề dạy nghề không quá quy củ như trước càng dễ xin việc, hoặc học xong đã sẵn có nơi làm việc.

Với những ngành nghề như ăn uống, du lịch thì việc thực tập học nghề nấu ăn hoặc du lịch phù hợp ngay với những việc, những người mà các doanh nghiệp nấu ăn, cửa hàng ăn uống hoặc kinh doanh du lịch đang rất cần nên cử người đến học hoặc thực tập. Thực tế cho thấy sự phối hợp giữa các trường dạy nghề chuyên nghiệp và các trường lớp không chuyên nghiệp luôn hữu hiệu, càng có sự kết hợp giữa nơi mở lớp với các tổ chức quản lý lao động hay công đoàn, y tế phòng chống đại dịch.

Với thời đại kinh tế số thì việc sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp đều cần kiến thức, tay nghề cao về kinh tế số, họ chỉ còn cách trông chờ vào các trường dạy kinh tế số hoặc tự mỗi doanh nghiệp mở lớp đào tạo tuyển dụng.

Hội nhập kinh tế càng mở rộng càng có điều kiện để có thêm người học nghề trong nước hoặc học của nước ngoài qua các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đến Việt Nam. Bộ máy hành chính nhà nước càng cải tiến thì càng cần nhiều người có tài, thạo việc, thiếu thì đặt hàng ở các trường dạy nghề quy củ hoặc các trường tư, gửi gắm các cơ sở tư nhân.

Như vậy, việc học nghề dạy nghề ngày nay đã khác xưa nhiều lắm, càng đổi mới cho phù hợp và phát triển hơn. Các yếu tố tiêu cực như cơ hội, thực dụng, chạy chức, chạy quyền, dùng tiền để lấy lòng cán bộ cấp trên đang bị loại bỏ dần, mở rộng chỗ cho những người thực tài chịu học. Việc thu hút trọng dụng nhân tài đã đảm bảo cơ hội bình đẳng cho nhân tài được cống hiến và đãi ngộ xứng đáng với khả năng thực học, thực cống hiến và tương xứng luôn theo phương châm các thứ tốt: đãi ngộ tốt, cơ hội thăng tiến tốt, tạo lập môi trường làm việc tốt. Với chính sách đãi ngộ như vậy thì việc học nghề, mở lớp dạy ngành nghề kiểu mới sẽ nhiều người hưởng ứng.

                                                                                   Trung Vũ


Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra