Với cơ hội dân số vàng và sau đó?

Thứ hai, 10/08/2015 10:49
(ThanhtraVietnam) - Dân ta quen nói quý như vàng, song không phải mọi thứ quý đều nhận được sự ưu ái xem như là vàng. Đây là điều mà sự đánh giá về tình hình dân số nước ta đang phải vận dụng.
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt; font-family:Arial">Cụ thể hơn, là người ai cũng mong sống lâu, con cháu chúc tết ông bà đều chúc thọ. Song khi bình quân tuổi thọ tăng cao, có đông người già thì lại không được xem là thứ dân số vàng. Mà chỉ được xem là dân số vàng khi cơ cấu dân số có đông người trẻ. Cũng dễ hiểu thôi vì dân số có đông người trẻ mới có đông lao động làm ra của cải vật chất và do khoẻ mạnh nên họ sống không lệ thuộc, phiền luỵ vào ai. Chứ người già không những không còn khả năng lao động, mà cuộc sống phải phụ thuộc nhiều vào người khác, trở nên một gánh nặng cho xã hội. Dân số nước ta hiện nay đang có đông người trẻ nên được xem là cơ hội dân số vàng. Song đồng thời tỷ lệ người già cũng đang tăng cao, tốc độ già hoá dân số đang nhanh, nên cũng lại có sự cảnh báo về dân số già. Cơ cấu dân số nước ta hiện nay là sự phản ánh kết quả của &nbsp;vận động sinh đẻ có kế hoạch, kiểm tra được tốc độ gia tăng dân số. Giai đoạn 1979 -1999 mỗi năm Việt Nam tăng bình quân 1,2 triệu người, thì giai đoạn 1999- 2009 chỉ tăng 952 nghìn người và từ năm 2009 đến nay mỗi năm chỉ&nbsp; tăng 925 nghìn người. Về cơ cấu, theo tổng điều tra dân số năm 1979, dân số ở nhóm tuổi 1-14 chiếm 42%, đến mùng 1 tháng 4 năm 2014 chỉ còn 23,5% tổng dân số, nhóm dân số ở tuổi lao động 15 - 64 tuổi đã tăng từ 53% năm 1979, lên 69,4% năm 2014. Nhóm dân số ở độ tuổi cao 65+ tăng từ 5% năm 1979, lên 7,1% năm 2014. <o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt; font-family:Arial">Dân số Việt Nam đang bước vào giai đoạn chuyển đổi từ mức sinh cao sang mức sinh thấp, từ mức chết cao sang mức chết thấp, từ cơ cấu dân số trẻ sang giai đoạn già, sẽ đạt đến ngưỡng dân số già vào năm 2035. Theo các chuyên gia, cơ hội dân số vàng như hiện nay, có đông người trẻ tuổi, chỉ xuất hiện một lần, nếu không tận dụng sẽ uổng phí, nên phải khai thác cho tốt, thông qua giáo dục và đào tạo, thay đổi phương thức đào tạo ngành nghề theo hướng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội. Cũng cần đầu tư nguồn lực nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Tăng cơ hội việc làm, hướng đến những việc làm tạo giá trị gia tăng cao dựa trên năng suất lao động. Đa dạng hoá ngành nghề ở nông thôn, đầu tư cho phát triển con người về giáo dục, y tế, điều tiết quá trình di cư nhằm duy trì, phát triển lao động có trình độ kỹ năng cho các nơi đang thiếu trầm trọng nguồn nhân lực có chất lượng, giảm tải ở các vùng có quá đông dân số. Chuẩn bị ứng đối với&nbsp; việc già hoá dân số, phải hoạch định chính sách quốc gia và khu vực về phát triển hệ thống kinh tế xã hội nhằm tạo sự an toàn về kinh tế, đời sống cho người già đang ngày càng gia tăng, cân đối được thu chi trong bảo hiểm xã hội, không để đến chỗ vỡ quỹ lương hưu. Già hoá dân số nhanh đòi hỏi nhiều công tác xã hội cũng phải hoạch định nhanh theo. Như xây dựng hệ thống lão khoa trên toàn quốc cho kịp sự biến đổi cơ cấu nhân khẩu và đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng lớn của người cao tuổi. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, tăng cường đội ngũ y bác sỹ lão khoa, thiết lập mô hình chăm sóc người già tại gia đình và cộng đồng, khuyến khích sự tham gia của các cá nhân, tổ chức xã hội vào việc chăm sóc người già nhất là các cụ cô đơn không nơi nương tựa. Cải cách cơ cấu hệ thống bảo trợ xã hội, mở rộng độ bao phủ của &nbsp;bảo hiểm xã hội, khuyến khích các cá nhân, cơ quan, cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng lao động già, tạo việc làm phù hợp năng lực sức khoẻ người cao tuổi, động viên người cao tuổi tiếp tục làm việc khi hết tuổi lao động. Xem xét lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu nhằm giảm bớt lương hưu và phát huy vai trò người cao tuổi, nhất là người cao tuổi có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, năng lực quản lý tốt.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt; font-family:Arial">Trên tổng thể, giữa khi đang là cơ hội dân số vàng, song lại cận kề sự già hoá dân số, nước ta cần chuyển hướng chính sách dân số từ chỗ chỉ đặt trọng tâm vào kiểm soát sinh, sang trọng tâm gắn dân số với tất cả các mặt, nhằm tận dụng thành công của những nội dung của biến đổi dân số&nbsp; cho kinh tế xã hội phát triển bền vững. Nếu tiếp tục giảm sinh, Việt Nam sẽ phải đối mặt với mức sinh quá thấp gây ra thiếu lao động, già hoá dân số nhanh hơn, nhưng cũng vẫn phải kiểm soát việc kế hoạch hoá dân số sao cho hợp lý, không vọt tăng. Tự thân, cơ hội &nbsp;dân số vàng sẽ không chuyển thành lợi ích cho nền kinh tế một cách dễ dàng, mà cần có chính sách kịp thời để có thể tận dụng được các lợi thế của lực lượng lao động&nbsp; dồi dào, tăng cường đầu &nbsp;tư vào thanh, thiếu niên, hỗ trợ họ phát triển toàn diện. Quy mô cơ cấu phân bổ dân số đã và đang có xu hướng biến đổi nhanh. Để đảm bảo nguyên tắc con người là trung tâm của sự phát triển, để công tác dân số có tính thực tiễn, hiệu quả cao, thì phải tiến hành dự&nbsp; báo dân số một cách tương đối chuẩn xác và tính đến yếu tố dân số trong kế hoạch phát triển mạnh mẽ, bền vững kinh tế xã hội.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" align="right" style="text-align:right"><b><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial">&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; Trung Vũ<o:p></o:p></span></b></p>
hangnt
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra