<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:normal"><span lang="EN-US"><font face="Arial" size="2">Điều
đáng nói là ba thủ phạm gây ô nhiễm nghiêm trọng sông Bưởi có hai nhà máy, là
Nhà máy đường Hoà Bình và nhà máy giấy Tân Hiếu Hưng, đều thuộc tỉnh Hoà Bình.
Cả hai nhà máy này đều vi phạm nặng các quy định về bảo vệ môi trường gắn liền
với sản xuất công nghiệp, như không quan trắc giám sát về ảnh hưởng các hoạt
động của nhà máy đến môi trường xung quanh, đổ, thải chất thải rắn vượt quy
định, xả nước thải bừa bãi, không thực hiện các yêu cầu của các đoàn thanh tra,
kiểm tra về sửa đổi, khắc phục hậu quả những sai phạm làm ô nhiễm môi trường.
Bộ đã đình chỉ hoạt động của Công ty mía đường Hoà Bình 6 tháng kể từ 30 tháng
05 năm 2016 để khắc phục hậu quả, đặc biệt phải lập thiết kế cơ sở đối với các
công trình bảo vệ môi trường theo quy định, phải lập nhật ký vận hành, sổ theo
dõi hoá chất và nguyên vật liệu sử dụng, lắp đặt đồng hồ công tơ điện riêng
biệt cho trạm xử lý nước thải tập trung, phải cải tạo nâng cấp hệ thống xử lý
khí thải để đảm bảo khí thải phát sinh phải được xử lý đạt quy chuẩn theo quy
định, cải tạo khu lưu giữ chất thải công nghiệp không nguy hại, chất thải nguy hại theo quy định hiện hành. Bộ
cũng buộc công ty này phải bồi thường thiệt hại về kinh tế cho các tổ chức cá
nhân bị thiệt hại do việc gây ô nhiễm môi trường của công ty. Bộ cũng xử phạt
về vi phạm bảo vệ môi trường đối với công ty Tân Hiếu Hưng thuộc huyện Lạc Sơn,
tỉnh Hoà Bình số tiền 1,92 tỷ đồng và đình chỉ hoạt động 12 tháng kể từ 20
tháng 05 năm 2016, bắt buộc công ty này phải khẩn trương xây dựng nâng cấp hệ
thống xử lý nước thải và bảo vệ môi trường, lập nhật ký vận hành, sổ theo dõi
hoá chất và nguyên vật liệu sử dụng, lắp đặt đồng hồ công tơ điện riêng cho
trạm xử lý nước thải tập trung, lắp đặt hệ thống quan sát nước thải tự động
liên tục đối với nước thải sau xử lý trước khi thải ra môi trường, cửa xả nước
thải ra mương thoát phải được đặt ở vị trí thuận tiện cho việc theo dõi, công
khai, minh bạch theo quy định. <o:p></o:p></font></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:normal"><span lang="EN-US"><font face="Arial" size="2">Việc Bộ Tài nguyên và Môi trường xử
phạt nghiêm hai nhà máy xả chất thải chưa qua xử lý đúng quy định gây ô nghiễm
nghiêm trọng sông Bưởi, làm chết hàng loạt cá, cho thấy rõ sự cứng rắn, cương
quyết của Nhà nước với việc xử lý các cơ sở sản xuất công nghiệp vi phạm những
quy định về bảo vệ môi trường, trong đó có việc xử lý các chất thải như rác
thải, khí thải, nước thải. Tuy nhiên thực tế vừa xảy ra này cũng lại nói lên
một điều không vui, ấy là luật Bảo vệ môi trường thì đã có, những quy định về
xử lý chất thải công nghiệp cũng đã ban hành từ lâu và khá cụ thể, chặt chẽ,
mỗi dự án xây dựng nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất chỉ được phê chuẩn,
cấp phép sau khi đã được các bộ ngành, cơ quan phụ trách về môi trường xem xét
mối quan hệ của hoạt động sản xuất công nghiệp của nhà máy ấy, khu công nghiệp
kia đến môi trường xung quanh trên nguyên tắc là không làm ảnh hưởng xấu đên
môi trường, phải xây dựng kèm theo xây dựng nhà máy các hệ thống, phương tiện
xử lý các chất thải trước khi xả thải ra không gian, sông suối, ao hồ. Vậy mà
rồi vẫn cứ liên tiếp xảy ra các vi phạm về để chất thải nhà máy gây ô nhiễm
nghiêm trọng môi trường. Trong các nguyên nhân làm chết rất nhiều cá ven biển
mấy tỉnh miền Trung mới rồi, gây tâm lý lo lắng, bức xúc trong ngư dân và dư
luận xã hội, không phải là không có nghi vấn do chất thải độc hại của cơ sở
công nghiệp. Trước đây chưa lâu cũng đã có vụ chất thải của nhà máy bột ngọt
VEDAN làm ô nghiễm lớn, gây chết nhiều cá trên sông Đồng Nai. Thực tế đã xảy ra
cũng như nguy cơ gây ô nhiễm môi trường của sản xuất công nghiệp xem ra vẫn còn
là mối lo thường trực. Vẫn biết xây dựng nhà máy, phát triển công nghiệp là cần
thiết, là yêu cầu tất yếu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá, của thăng tiến
kinh tế đất nước và mở rộng hội nhập. Song vì sự sống con người, sự phát triển
công nghiệp phải đi liền với gìn giữ môi trường, chống gây ô nhiễm thêm, không
thể chỉ thuần nghĩ đến lợi nhuận của sản xuất công nghiệp mà bỏ qua, hay lơ là,
lỏng lẻo việc bảo vệ môi trường, trong đó có việc quản lý và xử lý các chất
thải công nghiệp. <o:p></o:p></font></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:normal"><span lang="EN-US"><font face="Arial" size="2">Đã đến lúc xây dựng, phát triển
công nghiệp phải trên cơ sở kinh doanh bền vững, phải là xây dựng nền kinh tế
xanh, tính hiệu quả không phải chỉ bằng đem về bao nhiêu tiền bán sản phẩm công
nghiệp, mà phải tính trên lợi ích thực tế tốt đẹp đem lại cho cuộc sống của
nhân dân mà hệ trọng nhất là sức khoẻ, là không bị đe doạ, nguy hại, tật bệnh
do mặt trái của sản xuất công nghiệp gây
ra là làm ô nhiễm môi trường nếu như không lắp đặt các công cụ, hệ thống xử lý
chất thải. Tăng trưởng kinh tế nói chung, tăng trưởng do sản xuất công nghiệp
nói riêng, trên toàn cầu hiện nay đều đòi hỏi phải là tăng trưởng xanh, sản
xuất, kinh doanh gắn liền với bảo vệ môi trường để là tăng trưởng bền vững.
Nhiều nước họ đã thực hiện với họ như thế và cũng đòi hỏi những nước có quan hệ
giao thương kinh tế sâu rộng với họ cũng phải làm giống họ về sự kết hợp phát
triển công nghiệp với bảo vệ môi trường. Ngành công nghiệp Việt Nam không làm
như vậy sẽ không thể hội nhập và rất khó cạnh tranh trong xuất khẩu cũng như
nhập khẩu nguyên liệu, hàng hoá. Vì vậy các doanh nghiệp phải cùng Chính phủ
định hướng hiệu quả kinh tế tăng trưởng bền vững bằng cách đi liền với giảm tác
động xấu đến môi trường, đặc biệt là xử lý đúng quy định chất thải công nghiệp,
các cơ quan chức năng phải tăng cường thanh tra, kiểm tra việc này, thực thi
pháp luật mà phạt nghiêm các cơ sở công nghiệp vi phạm. <o:p></o:p></font></span></p>
<p class="MsoNormal" align="right" style="text-align:right;line-height:normal"><span style="font-family: Arial; font-size: small;"><i><b>Trung
Vũ</b></i></span></p>