Xử lý nghiêm các vi phạm an toàn thực phẩm

Thứ sáu, 30/10/2015 05:58
(ThanhtraVietnam) - Tình trạng thực phẩm mất vệ sinh, không an toàn cho người sử dụng vẫn diễn ra dài dài trong nhiều năm, nhưng gần đây dư luận càng bức xúc vì sự độc hại thực phẩm bị phát hiện là từ gốc sản xuất chứ không chỉ ở các khâu giết mổ, vận chuyển, tiêu thụ thực phẩm ôi thiu, không rõ nguồn gốc.
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;text-justify:inter-ideograph"><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;; mso-ansi-language:VI">Ấy là nhiều hộ và trang trại nuôi gà, lợn đã dùng hoá chất bị cấm trong chăn nuôi để tạo nạc cho lợn, hoá chất có màu vàng, quen gọi là vàng ô trộn vào thức ăn cho gà nhằm tạo màu da vàng, nhưng chất này không loại thải sau khi vào cơ thể gia cầm, nên rất nguy hại cho người ăn phải thức thịt gà đó vì có thể gây ung thư. </span><span lang="EN-US" style="font-size:10.0pt; line-height:115%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Thực phẩm là yêu cầu hàng đầu, ăn để mà sống của con người, theo với sự phát triển kinh tế, mức sống cải thiện, việc đáp ứng nhu cầu hệ trọng này đã tiến đến chỗ no ngon, song trước sau gì, cả khi đói lẫn khi no, đều luôn luôn đòi hỏi nghiêm ngặt là phải sạch, vì không gì dễ gây bệnh, gây chết cho con người bằng thức ăn thức uống ôi thiu, hay nhiễm hoá chất độc hại. Cho nên dù khi thực phẩm còn khan hiếm đến khi dư đủ, ngập tràn thị trường như hiện nay, thì sự vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn phải đặt lên hàng đầu. Đây không chỉ là đòi hỏi của người tiêu dùng, mà cũng còn là đòi hỏi của lương tâm, trách nhiệm xã hội của những người sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Tiếc thay một số không nhỏ trong họ đã không làm theo được những đòi hỏi của người tiêu dùng cũng như của lương tâm trách nhiệm con người. <o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify;text-justify:inter-ideograph"><span lang="EN-US" style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Tuy sự phát hiện của các cơ quan chức năng, phản ánh của báo, đài chỉ là phần nhỏ của tổng số thực tế vi phạm an toàn thực phẩm, song các vụ bắt giữ thực phẩm phân hủy đang chở đi bán, thấy nhiều hoá chất độc hại, dư lượng thuốc kháng sinh trong tôm cá, thịt gà, lợn, nhiều người phải vội đưa đến bệnh viện cấp cứu vì ngộ độc thực phẩm, cũng đã đủ để bức xúc, lo âu trong lòng mọi người. Trong 9 tháng đầu năm, bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức 22 doàn thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch và 33 đoàn thanh tra đột xuất. Kết quả đã ban hành 1.198 quyết định xử phạt vi phạm với tổng số tiền là 21,868 tỷ đồng. Giám sát an toàn thực phẩm nông thuỷ sản trên diện rộng 3 quý đầu năm cho thấy tỷ lệ mẫu giám sát vi phạm còn cao, chưa cải thiện so với năm 2014. Lấy mẫu xét nghiệm đã phát hiện ở nhiều tỉnh, thành phố có việc nông dân, chủ trại dùng chất cấm nuôi lợn để tạo nạc, cho thấy không có địa phương nào là thực phẩm an toàn. Các chất cấm dùng trong chăn nuôi vẫn được nhập khẩu về, đem ra bán gần như công khai, rất dễ cho người chăn nuôi mua, khiến dư luận bức xúc là phải triệt phá chất cấm như với chất ma tuý thì mới đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Từ đầu năm đến nay đã triển khai kiếm tra xếp loại các cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp, thực phẩm nông lâm thuỷ sản ở 50/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Kết quả cho thấy: trong số 7. 334 cơ sở sản xuất kinh doanh được kiểm tra phân loại có 1.504 loại C ( loại nhiều nhiều lỗi vi phạm ), chiếm 20,5%. Có 676 cơ sở loại C được tái kiểm tra thì 536 vẫn xếp loại C chiếm 79%. <o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify;text-justify:inter-ideograph"><span lang="EN-US" style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Về quản lý công tác vệ sinh, an toàn thực phẩm có trách nhiệm của ba bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Công Thương, nên rất cần các chủ trương, biện pháp hữu hiệu của mỗi bộ, cũng như phối hợp giữa ba bộ. Theo bộ Y tế, xét nghiệm các mẫu thực phẩm không chỉ nhằm tìm vi phạm sử dụng hoá chất, mà còn cần xem xét chỉ tiêu vi sinh vật trong canh tác, thu hoạch để kiểm soát, ngăn chặn các vi sinh vật gây hại. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thấy phải cấm nhập và lưu thông các chất cấm đang bị dùng để tạo nạc trong nuôi lợn, nhưng oái oăm thay, đó lại là chất ngành y tế phải nhập về để sử dụng trong dược phẩm. Vàng ô là chất dùng trong công nghiệp nhuộm màu, các ngành dệt may, xây dựng phải sử dụng nên khó cấm trong kinh doanh buôn bán. Với hai hoá chất đó, ba bộ cần phải bàn bạc để tìm ra cách thức hợp lý cho nơi mua, nơi dùng, nơi cấm dùng. Có điểm thấy chung của cả ba bộ, là đã thanh tra, kiểm tra, tuyên truyền không ít, song tình trạng mất vệ sinh, không an toàn thực phẩm vẫn đang diễn biến phức tạp, đòi hỏi sự quản lý sâu rộng, trong khi việc quy định, cho phép mới dừng lại ở cấp tỉnh thành phố, chỉ mới thí điểm tại cấp quận, huyện, xã, phường. Ba bộ sẽ trình, xin Chính phủ cơ chế đặc thù, trao quyền xử phạt cho cán bộ cấp xã phường để cấp này có thể thực hiện hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ an toàn thực phẩm, có tập huấn về chuyên môn và thực hiện dưới sự giám sát của uỷ ban nhân dân cấp quận, huyện, tránh tình trạng lạm quyền làm khó các cơ sở sản xuất kinh doanh. Những tháng còn lại của năm nay cũng như chuẩn bị sẵn sàng cho năm mới 2016, theo ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam tại hội nghị mới đây nhằm triển khai đợt cao điểm hành động vì vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp trước tết nguyên đán Bính Thân, nhiệm vụ kiểm soát an toàn thực phẩm rất nặng nề, trước mắt tập trung đẩy mạnh vào kiểm tra, xử lý vi phạm dùng chất cấm để tạo nạc, vàng ô, kháng sinh cấm. Muốn phát hiện, xử lý được thì phải điều tra rõ ràng đường dây chất cấm nhập, bán thế nào để có phương án xử lý hệ thống, chứ không thể mãi chỉ đi tìm từng hộ nông dân để kiểm tra thì sẽ không đủ lực lượng. Cần phát huy vai trò của các đoàn thể ở nông thôn như chi hội Phụ nữ, hội Nông dân cùng giám sát, phối hợp chặt với cộng đồng dân cư sẽ phát hiện vi phạm nhanh hơn triệt để hơn. Một số người chăn nuôi còn bàng quan với sức khoẻ đồng loại vì họ nghĩ rằng các chất đó có hại về lâu dài chứ chưa giết người ngay. Phải đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức cho họ để họ biết đó là những hành vi gây ra hậu quả khôn lường cho tính mạng của người dân. Phải khuyến khích mô hình vietGap, sản xuất theo chuỗi để người trong chuỗi tự quản lý theo dõi lẫn nhau cùng ngăn chặn hành vi xử dụng chất cấm.<o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" align="right" style="text-align:right"><span lang="EN-US" style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; <b>Trung Vũ<o:p></o:p></b></span></p> <p class="MsoNormal"><span lang="EN-US" style="font-size:10.0pt;line-height:115%; font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;"><o:p>&nbsp;</o:p></span></p>
hangnt
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra