Điện Biên: "Đánh thức" tiềm năng du lịch, mảnh đất miền cực Tây tổ quốc

Thứ sáu, 18/03/2016 15:13
(ThanhtraVietnam) - Ngày 24/8/2015 là một ngày đáng nhớ đối với chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên. Ngày mà Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 1465, phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Điện Biên Phủ - Pá Khoang. Quyết định quan trọng này được công bố vào đêm 13/3, khai mạc Lễ hội Hoa Ban tỉnh Điện Biên 2016. Từ thời điểm này, Điện Biên đã có đủ căn cứ pháp lý để tổ chức triển khai, kêu gọi đầu tư và đánh thức tiềm năng du lịch của mảnh đất lịch sử này.
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt; margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;"></span></p><div style="text-align: justify;"><span style="text-align: left;">Tên gọi Điện Biên Phủ vốn đã có từ năm 1841 từ châu Ninh Biên: Điện có nghĩa là “kiến lập- tạo lập”, Biên nghĩa là “vùng biên ải”. &nbsp;Từ lâu nay, &nbsp;Điện Biên Phủ được cả thế giới biết đến với Chiến dịch lịch sử “56 ngày đêm khoét núi ngủ hầm mưa dầm cơm vắt”, làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu chấnđộng địa cầu”. &nbsp;Điện Biên Phủ - Pá Khoang thuộc vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đây là khu vực có tiềm năng phát triển du lịch phong phú và nổi bật, đã được Chiến lược phát triển ngành Du lịch Việt Nam định hướng phát triển để trở thành Khu du lịch quốc gia trong giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp;&nbsp;</span><br></div><o:p></o:p><div style="text-align: center;"><img alt="" src="http://file.thanhtravietnam.vn/data/old_img/Portals/0/NEWS_IMAGES/thaiduong/2016_3/pa_khoang.jpg" width="500px"></div><div style="color: #666666;font-size: 11px;line-height: 18px;text-align: center;font-style:italic;">Cảnh đẹp hồ Pá Khoang</div><p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt; margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Khu du lịch quốc gia Điện Biên Phủ - Pá Khoang với quy mô diện tích gần 15.600 ha, kéo dài suốt từ Sở Chỉ huy chiến dịch Mường Phăng tới Cửa khẩu Quốc tế Tây Trang và Tháp cổ Mường Luân (huyện Điện Biên Đông). Thành phố Điện Biên Phủ nay được biết đến với quần thể di tích Chiến thắng Điện Biên Phủ nổi tiếng. Từ năm 1962, quần thể này đã được công nhận di tích cấp Quốc gia và năm 2009 được Thủ tướng Chính phủ cấp Bằng công nhận di tích cấp quốc gia đặc biệt. Đến với quần thể này, du khách sẽ được đi thăm và hồi tưởng lại một thời kỳ oanh liệt của quân và dân Việt Nam, trong cuộc kháng chiến chống lại một trong những đội quân viễn chinh lớn nhất thế giới. Từ Hầm chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của Tướng Đờ Cát, hay đồi A1, nơi đã xảy ra những trận đánh ác liệt nhất trong chiến dịch. Những con đường kéo pháo, trận địa bao vây của quân đội Việt Nam trong những ngày làm nên lịch sử.&nbsp;</span></p><p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt; margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;"></span></p><div style="text-align: center;"><img alt="" src="http://file.thanhtravietnam.vn/data/old_img/Portals/0/NEWS_IMAGES/thaiduong/2016_3/nghia_trang_a1.jpg" width="500px"></div><div style="color: #666666;font-size: 11px;line-height: 18px;text-align: center;font-style:italic;">Nghĩa trang liệt sĩ đồi A1</div><p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt; margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Đến thăm Nghĩa trang liệt sĩ A1, nơi yên nghỉ của những người con một dân tộc Anh hùng đã làm nên bản hùng ca bất diệt. Ngước mắt trông lên Tượng đài Chiến thắng cao lừng lững trên đỉnh đồi D1 lịch sử, ghi dấu chiến tích của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến 9 năm trường kỳ…Từ quần thể này, du khách ngược lên hồ Pá Khoang, một trong những công trình thủy lợi lớn nhất của đất nước trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Pá Khoang với tên gọi có nghĩa là “Rừng trúc”, từ một khu rừng với bãi lầy hoang trên núi cao chót vót, được tạo thành hồ chỉ bằng mồ hôi, nước mắt, thậm chí bằng máu của hàng trăm chiến sĩ thanh niên xung phong, bắt đầu xây dựng từ năm1974. Sau 6 năm miệt mài xây dựng, hồ chứa nước nhân tạo lớn nhất khu vực này đã hoàn thành với diện tích lưu vực 2.400 ha, chứa trong lòng trên 37 triệu m3 nước, cung cấp nước tưới cho cả cánh đồng Mường Thanh rộng lớn. Trên mặt hồ rộng tới 600 ha, mặt nước trong xanh bao lấy những ngọn núi xanh mướt, những hòn đảo nổi lên trên mặt hồ với những rừng cây nguyên sinh. Trong thảm rừng quanh hồ có nhiều loài thú và nhiều loại hoa phong lan đủ chủng loại. Dưới lòng hồ có khoảng 65 loài thực vật nổi, 14 loài động vật…&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; <o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt; margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Hồ Pá Khoang nằm ở trung tâm nhiều ngọn núi, giữa một vùng thiên nhiên hùng vĩ, ẩn hiện trong mây trời non nước. Thú vị nhất là dạo chơi trên hồ bằng thuyền máy, cảm giác đang luồn lách giữa các hòn đảo rồi lại bất chợt mở òa ra một khoảng mênh mông trời nước. Hay đổ bộ lên một hòn đảo, ngả lưng trên một bãi cỏ dưới tán rừng già, rồi thưởng thức bữa tiệc ngoài trời giữa khung cảnh thơ mộng. Ngoài ra, một trong những điểm nhấn của Pá Khoang là Đảo hoa Anh đào của Tiến sĩ Trần Lệ, người đã đem cả hương sắc từ Đà Lạt, cho đến hạt giống của đất nước Nhật Bản xa xôi ươm cấy lên hòn đảo này.&nbsp;</span></p><p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt; margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;"></span></p><div style="text-align: center;"><img alt="" src="http://file.thanhtravietnam.vn/data/old_img/Portals/0/NEWS_IMAGES/thaiduong/2016_3/sochihuychiendichdienbienphu.jpg" width="500px"></div><div style="color: #666666;font-size: 11px;line-height: 18px;text-align: center;font-style:italic;">Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ&nbsp;</div><p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt; margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Từ hồ Pá Khoang, những người yêu lịch sử không thể nào bỏ qua rừng văn hóa - lịch sử Mường Phăng, nơi có Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây là khu rừng đặc dụng có hệ sinh thái đa dạng, đỉnh Pu Uốt và Pu Tó Cọ cao nhất lòng chảo Điện Biên Phủ. Nơi đây còn nguyên những di tích lịch sử như căn hầm chỉ huy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, hệ thống hầm của Trung tâm chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, nằm tĩnh lặng dưới tán rừng già hoang sơ.&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; <o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt; margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;"></span></p><div style="text-align: center;"><img alt="" src="http://file.thanhtravietnam.vn/data/old_img/Portals/0/NEWS_IMAGES/thaiduong/2016_3/tanmuctoathanhconoitiengnhatvungtaybac.jpg" width="500px"></div><div style="color: #666666;font-size: 11px;line-height: 18px;text-align: center;font-style:italic;">Thành Bản Phủ</div><p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt; margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Quay lại vùng lòng chảo Điện Biên Phủ, du khách sẽ còn muốn tới thăm cửa khẩu Quốc tế Tây Trang, cửa khẩu lớn nhất để Điện Biên giao thương với các tỉnh Bắc Lào và Đông Bắc Thái Lan. Trên đường đi sẽ ghé qua Thành Bản Phủ, Thành Tam Vạn, nơi người Anh hùng áo vải Hoàng Công Chất lãnh đạo nghĩa quân đánh tan giặc Phẻ, giữ yên một vùng giang sơn đất nước vào thế kỷ 18. Hay đến thăm tháp Mường Luân, một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo do các dân tộc Việt và Lào xây dựng từ thế kỷ 16. Để đắm mình vào cõi u tịch của thiên nhiên, với những huyền thoại, những truyền thuyết đẹp về tình yêu đôi lứa của người dân địa phương, du khách sẽ bước vào Động Pa Thơm ở phía Tây huyện Điện Biên giáp biên giới Việt Lào.</span></p><p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt; margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;"></span></p><div style="text-align: center;"><img alt="" src="http://file.thanhtravietnam.vn/data/old_img/Portals/0/NEWS_IMAGES/thaiduong/2016_3/pathom.jpg" width="500px"></div><div style="color: #666666;font-size: 11px;line-height: 18px;text-align: center;font-style:italic;">Động Pathom</div><p style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial, sans-serif; font-size: 10pt; line-height: 120%; text-align: justify;">Đây là một trong những động đẹp nhất của địa phương này, với chiều sâu tới 350m, có 9 vòm lớn nhỏ, những nhũ đá hoang sơ mà đẹp đến nao lòng. Chả vậy mà động này được người dân địa phương gọi là “Thẩm Nang Lai”, có nghĩa là hang có nhiều Nàng Tiên Hoa.&nbsp;Đã mỏi bước bởi cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, bởi những di tích lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, du khách hãy đắm mình xuống suối nước nóng U Va, ở xã Noong Luống, hay suối nước nóng Hua Pe trên xã Thanh Luông. Nguồn suối khoáng thiên nhiên, lúc nào cũng ở nhiệt độ từ 60- 80 độ C này sẽ làm cho du khách quên đi những mệt mỏi sau cả ngày cuốc bộ, leo dốc. Rồi đêm về lại đắm say trong vòng xòe của đồng bào các bản du lịch trong vùng lòng chảo; cùng thưởng thức các món ăn dân dã mang đậm vị núi rừng, như xôi nếp nương, cá nướng Pỉnh Pộp, thịt hun khói, măng đắng, nộm ngọn hoa ban… &nbsp; &nbsp;</span></p><p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt; margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size: 10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;"></span></p><div style="text-align: center;"><img alt="" src="http://file.thanhtravietnam.vn/data/old_img/Portals/0/NEWS_IMAGES/thaiduong/2016_3/suoinuocnongbangqb.jpg" width="500px"></div><div style="color: #666666;font-size: 11px;line-height: 18px;text-align: center;font-style:italic;">Hơi nước mờ mịt ở suối nước nóng Hua Pe</div><p style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial, sans-serif; font-size: 10pt; line-height: 120%;">Nói về ý nghĩa từ Quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể Khu du lịch quốc gia Điện Biên Phủ - Pá Khoang của Thủ tướng Chính phủ, ông Đoàn Văn Chì, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên cho biết: Quyết định này như một bước ngoặt lớn, tạo điều kiện về mặt pháp lý cho tỉnh xây dựng các quy hoạch chi tiết, từ đó kêu gọi, thu hút đầu tư để đánh thức tiềm năng du lịch của tỉnh. Trước đây, cũng có khá nhiều nhà đầu tư đến với Điện Biên, nhất là khu Pá Khoang. Nhưng khi xem xét lại điều kiện cần thiết, họ thấy băn khoăn vì chưa biết quy hoạch ra sao, mốc giới thế nào, mặt bằng có sạch không, có được hỗ trợ hạ tầng thiết yếu đến chân công trình không ?. Điện Biên là tỉnh nghèo, nên rất cần nguồn đầu tư ban đầu về hạ tầng thiết yếu của nhà nước. Tiếp đó mới có cơ sở để kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh, để biến tiềm năng thành hiện thực. &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp;</span></p><p style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial, sans-serif; font-size: 10pt; line-height: 120%;">Theo bản Quy hoạch tổng thể, tổng nhu cầu đầu tư Khu du lịch quốc gia Điện Biên Phủ - Pá Khoang từ nay đến năm 2030 sẽ cần tới khoảng 6.900 tỷ đồng. Đây là nhu cầu đầu tư phát triển các công trình cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, hạ tầng khung trong khu du lịch, xúc tiến quảng bá và đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu khu du lịch Quốc gia. Trong tổng nhu cầu đầu tư trên, vốn ngân sách dự kiến khoảng 690 tỷ đồng, bằng 10% tổng vốn. &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp;</span></p><p style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial, sans-serif; font-size: 10pt; line-height: 120%;">Quyết định 1465 của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt mục tiêu: Đến năm 2020, phát triển khu du lịch Điện Biên Phủ - Pá Khoang cơ bản đáp ứng các tiêu chí của Khu du lịch Quốc gia. Phấn đấu đến năm 2030 thực sự trở thành Khu du lịch quốc gia với hệ thống cơ sở kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, sản phẩm du lịch chất lượng cao, có thương hiệu, có sức cạnh tranh, mang đậm đặc trưng văn hóa vùng Tây Bắc… Năm 2020 đón được khoảng 650 ngàn lượt khách với 170 ngàn lượt khách quốc tế, thu về 1.400 tỷ đồng và đem lại việc làm cho 13 ngàn lao động. Đến năm 2030 đón khoảng 1,5 triệu lượt khách với 500 ngàn lượt khách quốc tế, thu về 5.000 tỷ đồng từ khách du lịch, đồng thời tạo việc làm cho 30 ngàn lao động. Nếu mục tiêu này trở thành hiện thực, thì ngành du lịch Điện Biên sẽ thực sự cất cánh, làm thay đổi diện mạo của mảnh đất heo hút nơi miền cực Tây của tổ quốc./. &nbsp; &nbsp; &nbsp;</span></p> <p class="MsoNormal" align="right" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in; margin-bottom:6.0pt;margin-left:0in;text-align:right;line-height:120%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;"><b><i>Tổng hợp</i></b><o:p></o:p></span></p>
anhdt
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra