Bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng nhìn từ khía cạnh cải cách tư pháp
Thứ ba, 25/11/2014 12:43 (GMT+7)
(ThanhtraVietnam) – Ngày 27/11/2014, tại Hà Nội sẽ diễn ra hội thảo “Bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng nhìn từ khía cạnh cải cách tư pháp” nhằm chia sẻ những phát hiện về lỗ hổng trong cơ chế khiếu kiện, xử lý ô nhiễm môi trường và bồi thường thiệt hại ở Việt Nam; đồng thời thảo luận những giải pháp nhằm tháo gỡ những vướng mắc cho người bị ảnh hưởng, thiệt hại tiến hành đòi công lý.
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:
10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Sau gần ba thập kỷ thực hiện công
cuộc Đổi Mới, Việt <st1:place w:st="on"><st1:country-region w:st="on">Nam</st1:country-region></st1:place>
đã trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất và đạt mức thu
nhập trung bình thấp vào năm 2010. Tuy nhiên, hệ quả của sự đánh đổi không cân
xứng giữa phát triển và môi trường đang dần bộc lộ với hàng loạt vụ việc xâm
phạm môi trường trên diện rộng cùng với sự xuất hiện của những “làng ung thư”. <o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:
10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Kết quả điều tra của Trung tâm Quy
hoạch và Điều tra tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012) ghi
nhận 37 “làng ung thư” trên cả nước. Trong khi đó, theo thông tin từ Bệnh viện
K, trong 5 năm gần đây, trung bình mỗi năm nước ta có khoảng 150.000 bệnh nhân
ung thư mới phát hiện và khoảng 70.000 người bị chết vì căn bệnh này, tăng gấp
nhiều lần so với thời gian trước. <o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:
10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Cộng đồng dân cư sinh sống tại khu
vực bị ô nhiễm là đối tượng gánh chịu nặng nề nhất đối với những thiệt hại do ô
nhiễm môi trường. Theo Báo cáo “Hệ thống y tế Việt <st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on">Nam</st1:place></st1:country-region>: Hướng tới Mục tiêu và Công
bằng” được công bố vào năm 2011, chi tiêu cho y tế đã tăng đáng kể trong 10 năm
qua. Trong đó, hơn 50% chi phí liên quan đến dịch vụ y tế và thuốc điều trị do
người dân tự phải chi trả. Điều này càng khắc sâu nghịch lý bất bình đẳng và
nghèo đói trong xã hội. <o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:
10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Mặc dù ô nhiễm môi trường là một
trong những nguyên nhân gây ra bệnh tật và tử vong, cơ chế khiếu kiện trong
lĩnh vực môi trường còn chưa rõ ràng, dẫn đến thiếu khả thi trong thực tế. Theo
báo cáo Chỉ số Công lý do UNDP thực hiện năm 2012, gần 31% người được phỏng vấn
cho biết họ đang sống trong môi trường có ô nhiễm. Tuy nhiên, chỉ có 12% trong
số đó có khiếu nại hoặc khiếu kiện tới chính quyền để yêu cầu khắc phục tình
trạng ô nhiễm và bồi thường thiệt hại. Trong con số 12% này, chỉ có 30% được
giải quyết, 48% chưa giải quyết xong và 22% không được giải quyết và không nhận
được bất kỳ phản hồi nào từ các cơ quan quản lý nhà nước. Điều này vô hình
chung đẩy người dân vào tình thế buộc phải gây áp lực nhằm đòi hỏi quyền lợi
chính đáng của mình. Những vụ việc như người dân lấp cống xả thải KCN Thuy Vân
(2012), vụ nhà máy sản xuất tấm lợp Fibro xi-măng ở Phả Lại, Hải Dương (2013),
vụ Nicotex Thanh Thái ở Thanh Hóa (Tháng 8/2013) đã ngày càng trở nên phổ biến
hơn.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:
10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Ô nhiễm môi trường không chỉ đặt ra
bài toán về kinh tế, sức khỏe và an ninh trật tư xã hội, mà còn là câu hỏi về
quyền cơ bản của con người như đã được thể hiện trong Hiến pháp và các cam kết
quốc tế có liên quan. <o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:
10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Nhằm tìm kiếm lời giải đáp cho những
câu hỏi trên và thảo luận về các giải pháp cho những cộng đồng dân cư đang chịu
ảnh hưởng nặng nề do ô nhiễm môi trường, Trung tâm Con người và Thiên nhiên
(PanNature) tổ chức Hội thảo về “Bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng nhìn
từ khía cạnh cải cách tư pháp” với sự hỗ trợ của Quỹ Hỗ trợ Sáng kiến Tư pháp
(JIFF). <o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:
10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Hội thảo dự kiến có sự tham gia của
nhiều bên liên quan gồm cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan Tư pháp ở trung ương
và địa phương, các tổ chức nghiên cứu, các nhà khoa học, các tổ chức phi chính
phủ, các cơ quan báo chí và đại diện cộng đồng địa phương./.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" align="right" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;
margin-bottom:6.0pt;margin-left:0in;text-align:right;line-height:120%"><b><span style="font-size:10.0pt;line-height:
120%;font-family:Arial">Hoàng Minh<o:p></o:p></span></b></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:
10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial"><o:p> </o:p></span></p>
huyentt