Cấp trùng thẻ BHYT: Giải pháp “quy về một đầu mối” liệu có khả thi?

Thứ hai, 17/11/2014 08:41
(ThanhtraVietnam) - Hiểu một cách đơn giản, thẻ BHYT là thủ tục bắt buộc phải có khi đi khám chữa bệnh BHYT (trừ một số trường hợp như trẻ mới sinh, trẻ dưới 6 tuổi chưa được cấp thẻ BHYT). Đây cũng là công cụ phục vụ công tác quản lý và thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT. Vì vậy, bất kì ai khi tham gia BHYT cần nắm rõ quy định khi sử dụng thẻ BHYT.
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:115%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Trong phạm vi bài viết này, xin bàn đến thực trạng tổ chức thực hiện cấp phát thẻ BHYT cho các đối tượng được ngân sách nhà nước (NSNN) đóng.</span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:115%"><b><span style="font-size:10.0pt;line-height: 115%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Lãng phí ngân sách hàng tỷ đồng vì cấp trùng thẻ BHYT</span></b></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:115%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Mong đợi của nhà nước là các đối tượng trong diện được cấp phát thẻ BHYT do nhà nước đóng trên đây sẽ được xác định một cách rõ ràng, đồng thời được nhận thẻ BHYT 100%, kinh phí dự kiến sẽ tương ứng với số người được cấp thẻ. Nhưng trên thực tế,&nbsp; khi tổ chức thực hiện đã nảy sinh một số vấn đề.</span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:115%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Hiện nay, việc cấp phát thẻ BHYT đang xuất hiện các hiện tượng bất cập như sai thông tin trên thẻ; cấp chậm; cấp trùng;&nbsp; cấp sai đối tượng; thẻ không đến tay người nhận;&nbsp; độ bao phủ thẻ chưa đều khắp; có thẻ nhưng không sử dụng. Thẻ BHYT được gọi là trùng khi một người có từ 2 thẻ trở lên và có giá trị sử dụng trong cùng một thời gian. Số thẻ BHYT bị cấp trùng được đại diện của bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXH VN) cho biết dao động từ 800.000 đến 1 triệu.</span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:115%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Theo báo Tuổi trẻ, số liệu thống kê của BHXH VN cho thấy, qua rà soát trong thời gian từ 2011-2012, ở 63 tỉnh thành trong cả nước có tới 1 triệu thẻ BHYT bị cấp trùng, tổng số tiền từ ngân sách nhà nước chuyển trùng lặp qua quỹ BHYT lên tới 500 tỉ đồng/năm. Ông Nguyễn Minh Thảo – Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam cho biết, tại 43 tỉnh, thành phố, kể từ năm 2010 đến 2012 đã có gần 800.000 thẻ BHYT bị cấp trùng. Số thẻ này tập trung ở nhóm đối tượng được cấp phát thẻ miễn phí như trẻ em dưới 6 tuổi, người nghèo, người có công, thân nhân sĩ quan quân đội, công an…</span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:115%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Số thẻ cấp sai thông tin với các lỗi sai chủ yếu là tên, họ, năm sinh. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nhiều người dân không được hưởng lợi từ việc khám chữa bệnh (KCB) bằng thẻ BHYT kịp thời.&nbsp; Chẳng hạn, chỉ riêng trên địa bàn huyện Sông Hinh tỉnh Phú Yên, trong tổng số 30.501 thẻ BHYT đã được cấp năm 2014 thì có tới 13.485 người cấp thẻ BHYT chỉ có năm sinh; 321 người phải điều chỉnh nhân thân; thu hồi báo giảm 533 thẻ. Số người đề nghị cấp thẻ BHYT bổ sung là 495 người.&nbsp;</span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:115%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Một bất cập khác phát sinh là về độ “bao phủ thẻ” BHYT chưa “phủ” được hết các đối tượng tham gia, đặc biệt là trẻ dưới 6 tuổi (diện bắt buộc phải tham gia BHYT). Bà Tống Thị Song Hương, Vụ trưởng Vụ BHYT (Bộ Y tế) cho biết:&nbsp; Sau 2 năm triển khai luật BHYT, hiện vẫn có tới 2 triệu trẻ dưới 6 tuổi chưa được cấp thẻ dù vấn đề cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi luôn được đôn đốc, có công văn gửi ngành LĐ TB&amp;XH nhằm đẩy mạnh tiến độ bàn giao danh sách trẻ em dưới 6 tuổi giữa Sở LĐ TB&amp;XH các địa phương và cơ quan BHXH.&nbsp;</span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:115%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận người dân hiện nay chưa tham gia BHYT do thiếu quan tâm và chưa nhận thức được tầm quan trọng của thẻ BHYT và cũng không biết được mình sẽ được hưởng những quyền lợi gì khi tham gia BHYT.</span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:115%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Cho đến nay, tất cả những hiện tượng bất cập trong cấp thẻ BHYT nói trên chỉ mới được lãnh đạo chính quyền, quan chức ngành BHXH VN và BHXH các cấp nêu chung chung trong các cuộc họp, hội thảo, báo chí…, mà chưa có nghiên cứu chính thức để đánh giá cho thật nghiêm túc, chưa có con số thống kê đầy đủ để thấy được rõ con số tiền ngân sách nhà nước bị thất thoát đến đâu.</span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:115%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Hiện có 2 vấn đề bất cập nổi cộm nhất là thẻ bị cấp trùng và Quy định cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi chỉ có giá trị sử dụng đến ngày trẻ tròn 72 tháng tuổi đã làm ảnh hưởng đến quyền lợi của trẻ em, bởi có rất nhiều trẻ mặc dù đã tròn 72 tháng tuổi nhưng chưa đến thời điểm đi học nên các cháu không có BHYT.</span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:115%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Để đảm bảo quyền lợi cho con em mình, nhiều hộ gia đình đã phải mua BHYT tự nguyện. Điều này vừa làm ảnh hưởng đến quyền lợi của trẻ em vừa gây ra phiền hà cho người dân.</span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:115%"><b><span style="font-size:10.0pt;line-height: 115%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Quy về một đầu mối: liệu đã khả thi?</span></b></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:115%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Việc cấp trùng thẻ BHYT dẫn đến những hệ lụy đối với ngân sách nhà nước (NSNN) và quỹ BHYT như: gây tốn kém ngân sách khi phải đóng thêm cho những thẻ BHYT trùng trên 1 người mà không mang lại ý nghĩa về đảm bảo an sinh xã hội; gây bất ổn cho quỹ BHYT do chi khám chữa bệnh bằng BHYT trùng nhiều lần cho cùng 1 người…</span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:115%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Thực tế thì đối mặt với tình trạng ấy, trước khi có Luật BHYT sửa đổi 2014, các cơ quan quản lí cũng đã đề ra một vài biện pháp khắc phục như: Tổ chức tham gia BHYT theo hộ gia đình đối với nhóm NSNN đóng, để người ta kê khai ra không có sự trùng lặp. Giao cho một đầu mối là UBND xã, phường lập danh sách của các đối tượng theo hộ gia đình, rồi chuyển cho cơ quan bảo hiểm phân loại. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng đã xây dựng hệ thống phần mềm quản lí và phát hành thẻ thống nhất cho các đối tượng. Hoàn thành liên thông kết nối hệ thống phần mềm quản lí BHYT của BHXH VN với các bệnh viện. Ngoài ra, cơ quan chức năng quản lý lĩnh vực BHYT cũng thực hiện thu hồi tiền ngân sách mua thẻ (thu hồi tiền cấp lố). Cụ thể, Bộ Tài chính đã có văn bản đề nghị thu hồi số tiền đó lại và nộp ngân sách nhà nước.</span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:115%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Song việc thu hồi ngân sách này hiện đang rất khó khăn. Tại một số địa phương, tiền mua thẻ BHYT cho những đối tượng thuộc ngân sách đóng đã chi cho các bệnh viện theo định suất đầu thẻ. Trong số này, không ít đơn vị đã sử dụng hết nên việc thu hồi trả lại NSNN khó có thể đầy đủ. Trước thực trạng trên, cơ quan BHXH VN buộc phải kiến nghị giải pháp sẽ trừ vào phần tiền từ ngân sách cấp cho năm kế tiếp. BHXH sẽ phối hợp với bệnh viện thống kê chi phí mà người có thẻ bị trùng lắp đã sử dụng và khấu trừ vào phần ngân sách cấp lố này. Kể từ năm 2014, địa phương nào cấp thẻ BHYT trùng sẽ bị phạt.</span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:115%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Hiện nay trên cả nước có khoảng 2 triệu trẻ em dưới 6 tuổi chưa được cấp thẻ BHYT. Nguyên nhân là do sự phối hợp liên ngành giữa Sở LĐ-TB&amp;XH các địa phương với cơ quan BHXH VN chưa chặt chẽ. Khâu bàn giao danh sách trẻ em dưới 6 tuổi từ ngành LĐ-TB&amp;XH quá chậm trễ và có nhiều sai sót. Một nguyên nhân nữa là do chính cha mẹ các bé quên không đăng kí cho con mình. Tựu chung lại, nguyên nhân gốc rễ để xảy ra những hiện tượng bất cập trên chính là:&nbsp; Chưa có được một quy trình cụ thể về việc cấp thẻ BHYT cho các đối tượng được NSNN đóng.</span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:115%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Để tránh cấp trùng thẻ, Luật BHYT (sửa đổi 2014) đã bổ sung các giải pháp như: giao cho một đầu mối là UBND xã, phường lập danh sách của các đối tượng theo hộ gia đình (Điều 17, Khoản 1, Mục b), rồi chuyển cho cơ quan bảo hiểm phân loại. Trách nhiệm của BHXH VN là kiểm tra, rà soát để tránh trùng thẻ BHYT cho các đối tượng, tổ chức để người dân có thể tiếp cận và đóng BHYT theo hộ gia đình được thuận lợi tại tất cả các địa bàn trên phạm vi cả nước.</span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:115%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Song, theo bà Tống Thị Song Hương, Vụ trưởng Vụ BHYT (Bộ Y tế) thì giải pháp này chỉ có thể thành công 100% với điều kiện đã có mã số định danh cá nhân, mà hiện đang còn chờ đến năm 2016 các công dân mới được cấp. Ngoài ra, tại Điều 15, Khoản 10, Mục d (Luật BHYT sửa đổi) cũng quy định đối với thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết ngày trẻ đủ 72 tháng tuổi: Trường hợp trẻ đủ 72 tháng tuổi mà chưa đến kì nhập học thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến ngày 31/9 của năm đó.&nbsp; &nbsp;&nbsp;</span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:115%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Hiện nay, Bộ Y tế đã xây dựng Kế hoạch triển khai thi hành Luật và đang triển khai xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật cũng như công tác tuyên truyền, phổ biến triển khai Luật, nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của các cơ quan, tổ chức, công dân về BHYT, tạo sự đồng thuận, tăng cường trách nhiệm lãnh đạo, quản lí nhà nước và tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về BHYT, góp phần đưa Luật BHYT đi vào cuộc sống, đảm bảo an sinh xã hội trong sự phát triển ổn định bền vững, tiến tới BHYT toàn dân như mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.</span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:115%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Như vậy, Luật BHYT sửa đổi 2014 đã bắt kịp được với những vấn đề thực tế bất cập trong quá trình tổ chức thực hiện cấp phát thẻ BHYT cho các đối tượng do NSNN đóng, đồng thời đã có sự điều chỉnh trong Luật. Theo đó, có thể hình dung cách làm sắp tới là: Chính quyền xã, phường chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc lập danh sách; Phòng LĐ&amp;TBXH có nhiệm vụ cung cấp Hướng dẫn lập danh sách theo các đối tượng;&nbsp; phòng BHXH căn cứ vào danh sách đó để chi tiền.</span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:115%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Nhìn vào giải pháp “giao cho một đầu mối là UBND xã, phường lập danh sách cấp thẻ BHYT” thể hiện trong Luật BHYT sửa đổi 2014 có thể thấy vẫn chưa hoàn toàn “vá” hết được những “lỗ hổng” từ trước đó.</span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:115%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Cụ thể: quy định mới này chưa xác định được tính chính danh vai trò của từng bên liên quan trong tổ chức thực hiện cấp thẻ BHYT. Quy định này vẫn còn lẫn lộn vai trò giữa BHXH, BHYT với chính quyền xã, chưa quy định rõ bên nào chịu trách nhiệm đến đâu. Đồng thời, văn bản hướng dẫn thực hiện hiện hành vẫn đang lẫn lộn giữa BHXH (lấy căn cứ để xin tiền nhà nước) với BHYT (chỉ thực hiện theo Luật).</span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:115%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Bởi vậy, với quy định “giao về một đầu mối” trong Luật BHYT (sửa đổi) lần này, người ta vẫn có quyền đặt ra những câu hỏi như: Để chính quyền xã làm được thì cần phải có những điều kiện gì (nhân lực, vật lực, tài lực); liệu sẽ làm được đến đâu; liệu Phòng LĐ&amp;TBXH có thừa nhận danh sách do chính quyền xã cung cấp để BHXH chi tiền không? Trước nhiều thành phần đối tượng tham gia BHYT như thế, liệu đã có được một bộ phiếu kê khai thông tin cá nhân chuẩn để cho UBND xã, phường dựa vào đó mà lập danh sách hay chưa? Ngoài ra, giải pháp này liệu có khắc phục được hiện tượng cấp trùng thẻ không? Ai chịu trách nhiệm, bộ máy thực hiện ra sao, thực hiện theo quy trình nào? v.v…</span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:115%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Vấn đề đặt ra lúc này rất cần có sự nghiên cứu nghiêm túc về việc xác định các nhóm đối tượng được hưởng BHYT do NSNN đóng, nhằm tiến tới hoàn thiện cơ chế quản lý thẻ mà gốc chịu trách nhiệm là chính quyền xã, phường. Quan trọng hơn cả là phải xây dựng được quy trình thực hiện cấp phát thẻ BHYT chính thức bao gồm đầy đủ các yếu tố: Con người&nbsp; -&nbsp; Cơ chế&nbsp; -&nbsp; Nhiệm vụ, đồng thời phải nêu rõ các điều khoản thi hành cụ thể. Song song với đó, cũng cần phải có nghiên cứu thử nghiệm trong cộng đồng. Mấu chốt là phải đảm bảo được quyền lợi của người dân cùng các bên liên quan và được quy định trách nhiệm rõ ràng, minh bạch. Có như vậy mới khắc phục được hiện tượng thẻ BHYT bị cấp trùng.</span></p> <table class="MsoNormalTable" border="1" cellspacing="0" cellpadding="0" style="border-collapse: collapse; border-style: none;"> <tbody><tr> <td width="638" valign="top" style="width:478.8pt;border:solid black 1.0pt; mso-border-alt:solid black .5pt;padding:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt"> <p class="MsoNormal" align="center" style="text-align:center;line-height:115%"><b><span style="font-size:10.0pt;line-height: 115%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;"><o:p>&nbsp;</o:p></span></b></p> <p class="MsoNormal" align="center" style="text-align:center;line-height:115%"><b><span style="font-size:10.0pt;line-height: 115%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Đang thiếu quy trình</span></b></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:115%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Luật BHYT quy định: Tổ chức BHYT có chức năng thực hiện chế độ, chính sách pháp luật về BHYT, quản lý và sử dụng quỹ BHYT (Khoản 1, Điều 9, Luật BHYT).&nbsp; Theo quy định hiện hành (Điều 1, Nghị định số 94), BHXH Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, có chức năng tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHYT, tổ chức thu chi BHYT. Theo đó, trong phần cấp thẻ BHYT, Luật giao cho BHXH VN tổ chức thực hiện và BHYT VN có chức năng thực hiện.</span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:115%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Song trong thực tế, chưa hề có văn bản hướng dẫn quy trình cấp thẻ BHYT cho các đối tượng được ngân sách nhà nước đóng, hỗ trợ tiền đóng BHYT, nhằm quy định rõ trình tự, thủ tục, trách nhiệm và phương pháp thực hiện cho tất cả các bên liên quan tại các cấp, dẫn đến tình trạng “mạnh ai nấy làm, mạnh ai nấy cấp”. Việc cấp trùng hàng chục ngàn thẻ và kéo dài trong nhiều năm liên tục gây lãng phí không nhỏ. Trước hết, gây lãng phí tiền công in ấn, giấy tờ, chi phí kiểm tra, rà soát...</span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:115%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Hiện nay, khi một bệnh nhân có nhiều thẻ BHYT trong tay sẽ thực hiện nhiều lượt khám chữa bệnh trong ngày hoặc trong tháng ở nhiều cơ sở KCB khác nhau, quỹ BHYT phải chi công khám, thuốc, vật tư y tế nhiều lần trên cùng một người, tạo thêm gánh nặng cho quỹ BHYT.&nbsp; Nếu thực trạng này kéo dài sẽ dẫn đến bất ổn cho quỹ BHYT.&nbsp; <o:p></o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:115%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;"><o:p>&nbsp;</o:p></span></p> </td> </tr> </tbody></table> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:115%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;"><o:p>&nbsp;</o:p></span></p> <p class="MsoNormal" align="right" style="text-align:right;line-height:115%"><b><span style="font-size:10.0pt;line-height: 115%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">Nguyễn Trung Thuần (*)<o:p></o:p></span></b></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:115%"><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;"><o:p>&nbsp;</o:p></span></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:115%"><i><span style="font-size:10.0pt;line-height: 115%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;">(*) Thành viên của “Nhóm Hợp tác Thúc đẩy Phát triển Chính sách Y tế dựa vào Bằng chứng Khoa học” (EBHPD).&nbsp;&nbsp;&nbsp; <o:p></o:p></span></i></p> <p class="MsoNormal" style="text-align:justify;line-height:115%"><i><span style="font-size:10.0pt;line-height: 115%;font-family:&quot;Arial&quot;,&quot;sans-serif&quot;"><o:p>&nbsp;</o:p></span></i></p>
anhdt
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra