<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;
line-height:115%;font-family:Arial">Theo TS. Phạm Thị Thu Hằng, Tổng Thư ký,
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Tính đến 1/1/2014 cả nước đã có
764.374 doanh nghiệp đăng ký thành lập theo Luật doanh nghiệp. Kết quả điều tra
của Tổng cục thống kê cho thấy tại thời điểm 1/1/2013, cả nước có 347.693 doanh
nghiệp đang hoạt động. Trong 8 tháng đầu năm 2014, cả nước có 47.500 doanh
nghiệp đăng ký thành lập mới với số vốn đăng ký 289.800 ngàn tỷ đồng, giảm 9,5%
về số doanh nghiệp và tăng 14,2% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.
Trong số các doanh nghiệp DN đang hoạt động, tỷ lệ DN khu vực tư nhân (Tổng cục
thống kê sử dụng khái niệm: Doanh nghiệp ngoài nhà nước) chiếm khoảng 96%.
Trong số 10,9 triệu việc làm phi nông nghiệp
được toàn bộ khu vực tạo ra năm
2012 thì các số việc làm do DN ngoài nhà nước tạo ra là 6,7 triệu việc làm,
chiếm 61%. <o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;
line-height:115%;font-family:Arial">Theo kết quả Tổng điều tra của Tổng cục
Thống kê, năm 2012 cả nước có 4,6 triệu hộ kinh doanh cá thể. Khu vực này đã
tạo ra 7,8 triệu việc làm phi nông nghiệp, tương đương 35% số lượng việc làm
phi nông nghiệp (GSO, 2013).<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;
line-height:115%;font-family:Arial">Như vậy, toàn bộ khu vực tư nhân (kể các
các DN ngoài nhà nước và khu vực hộ kinh doanh cá thể) tạo ra số việc làm là
14,5 triệu việc làm, chiếm 76,7 % việc làm phi nông nghiệp hiện nay. Trong bối
cảnh khủng hoảng kinh tế, Nhà nước cắt giảm biên chế hành chính sự nghiệp thì ý
nghĩa xã hội của khu vực kinh tế tư nhân là vô cùng to lớn.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;
line-height:115%;font-family:Arial">Trong giai đoạn 2002-2012, kết quả chủ yếu
trong tái cơ cấu đầu tư là giảm tỷ trọng đầu tư/GDP, thay đổi cơ cấu đầu tư
theo chủ thể đầu tư và nguồn vốn; Năm 2000, khu vực tư nhân trong nước đóng góp
22,9 đến năm 2013 đã đóng góp 37,6%, trở thành bộ phận đóng góp lớn trong tổng
vốn đầu tư.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;
line-height:115%;font-family:Arial">Theo kết quả khảo sát Động thái doanh
nghiệp Việt <st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on">Nam</st1:place></st1:country-region>
(VBiS) do VCCI thực hiện trong tháng 5/2014, tổng thể tình hình sản xuất kinh
doanh đã được cải thiện so với năm 2013. Đáng lưu ý là doanh số bán hàng có sự
cải thiện mạnh, cùng với đó là sự cải thiện về năng suất lao động. Số lượng đơn
đặt hàng cũng có sự tiến bộ, trùng khớp với những chuyển biến tốt dần lên của
chỉ số mua sắm PMI do HSBC công bố. Đây thực sự là thành quả nỗ lực của các
doanh nghiệp, và kết quả của những chính sách kinh tế vĩ mô và các biện pháp hỗ
trợ doanh nghiệp của Chính phủ và đã có nhiều dấu hiệu cho thấy tình hình sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đã ra khỏi vùng đáy và bắt đầu phục hồi.
Theo khảo sát VBiS, hiện tại có vẫn ba yếu tố tác động tiêu cực nhất đến tình
hình sản xuất kinh doanh năm 2014 là nhu cầu thị trường trong nước giảm, giá
thành sản xuất tăng và khó tiếp cận vốn vay. Tuy nhiên yếu tố “khó tiếp cận vốn vay” đã trở nên không cấp
thiết như trước đây.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;
line-height:115%;font-family:Arial">Chỉ thị 11/CT-TTg của Thủ tướng Cính phủ
ngày 21/5/2014 về những giải quyết khó
khăn, kiến nghị thúc đẩy sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, góp phần thực
hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2015 đã xác định rõ nhiệm vụ
của các Bộ/Ban ngành và VCCI. <o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;
line-height:115%;font-family:Arial">Để đảm bảo cho sự thành công và giải quyết
được những vấn đề lớn của khu vực tư nhân TS. Phạm Thị Thu Hằng đưa ra một số
kiến nghị đối với kế hoạch phát triển KT-XH 2015 như: Kiên trì ổn định kinh tế
vĩ mô, tạo lập môi trường kinh doanh tự do, bình đẳng; Thực hiện tái cấu trúc
nền kinh tế một cách mạnh mẽ trên cơ sở tái cấu trúc DNNN và thúc đẩy khu vực
tư nhân phát triển theo định hướng của Nhà nước; Đẩy nhanh tiến trình ký kết
TPP và thúc đẩy đổi mới công nghệ và kiên kết kinh doanh theo các cụm công
nghiệp hoặc theo chuỗi; Tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp, hiệp hội doanh
nghiệp trong quá trình tham vấn và xây dựng chính sách và thực hiện các dịch vụ
công.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;
line-height:115%;font-family:Arial">Ở đây, cụ thể, TS. Phạm Thị Thu Hằng muốn
đề cập tới kiến nghị là kiên trì ổn định kinh tế vĩ mô, tạo lập môi trường kinh
doanh tự do, bình đẳng. Nền kinh tế nước ta 8 tháng đầu năm 2014 có một số cải
thiện nhưng vẫn ẩn chứa nhiều rủi ro. Lạm phát tuy bước đầu đã được kiềm chế
nhưng luôn tiềm ẩn những yếu tố dẫn đến bùng phát trở lại. Vì vậy, Nhà nước
phải kiên trì ổn định kinh tế vĩ mô, cụ thể:<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;
line-height:115%;font-family:Arial">Kiên định đối với các mục tiêu ổn định vĩ
mô, kiểm soát lạm phát và tăng trưởng ở mức hợp lý, tỉnh táo trước những sức ép
về tăng trưởng nhanh trước mắt song không bền vững. Điều này có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng đối với sự hình thành, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
về mặt dài hạn. <o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;
line-height:115%;font-family:Arial">Ngân hàng nhà nước tăng cường công tác
truyền thông về thực hiện chính sách tiền tệ, ngoại hối... để tăng lòng tin của
thị trường và nhà đầu tư về chủ trương nhất quán của Đảng/Nhà nước, tăng cường
sự ổn định của hệ thống tài chính. Việc xử lý nợ đọng cần phải được thực hiện
triệt để, có lộ trình và thông tin rõ ràng nhất quán để tạo niềm tin kinh
doanh, nhất là đối với khu vực tư nhân trong bối cảnh Nhà nước đang thực hiện
quyết liệt chương trình cổ phần hóa DNNN.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;
line-height:115%;font-family:Arial">Thực hiện tốt việc quản lý giá xăng dầu
theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước và theo xu hướng giá thế
giới. Công khai, minh bạch về việc xây dựng giá điện theo giá thị trường và cơ
chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân, tạo điều kiện để các DN tiên liệu
được xu thế giá cả nguyên vật liệu đầu vào, chủ động điều chỉnh sản xuất, đảm
bảo đưa ra sản phẩm với giá cả cạnh tranh.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size:10.0pt;
line-height:115%;font-family:Arial">Phải chuyển mạnh “Nhà nước điều hành kinh
tế” sang “Nhà nước kiến tạo phát triển”, “đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà
nước, đặt doanh nghiệp nhà nước vào môi trường cạnh tranh bình đẳng với các
thành phần kinh tế khác, loại bỏ các hình thức ưu đãi bao cấp còn tồn tại trên
thực tế; minh bạch hoạt động các doanh nghiệp nhà nước...”). Nghị quyết
19/NQ-CP ngày 18/3/2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải
thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia đã đặt
“trọng tâm là xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật, các cơ chế
chính sách tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và bình đẳng cho mọi tổ chức,
doanh nghiệp, người dân phát triển sản xuất kinh doanh…”, “Trong giai đoạn 2015
và các năm tiếp theo cần tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh
cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn quy trình xử lý, giảm thời gian thực hiện
thủ tục hành chính, giảm chi phí hành chính, bảo đảm công khai, minh bạch và
nâng cao trách nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước”…).<o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" align="right" style="text-align:right"><b><span style="font-size:10.0pt;line-height:115%;font-family:Arial">Nhất
Anh<o:p></o:p></span></b></p>