Vĩnh Long:

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm đối với công chức trực tiếp giải quyết hồ sơ cho người dân

Thứ năm, 18/07/2024 11:03
(ThanhtraVietNam) – Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Lữ Quang Ngời, tại Hội nghị sơ kết công tác cải cách hành chính 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.

Quyết định cưỡng chế thu hồi đất của Chủ tịch huyện Long Hồ là đúng quy định pháp luật

Vĩnh Long: Công tác phòng, chống tham nhũng thời gian qua còn hạn chế

Hoàn thành hơn 60% nhiệm vụ CCHC

Trong 6 tháng đầu năm 2024, các thành viên Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) tỉnh đã tập trung chỉ đạo thực hiện hoàn thành đúng tiến độ các nhiệm vụ CCHC theo Kế hoạch đã đề ra; đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp tích cực, góp phần khắc phục, cải thiện được một số nội dung trong các chỉ số, đóng góp tích cực vào kết quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Theo đó, tỉnh đã triển khai thực hiện hoàn thành 60,61% nhiệm vụ CCHC; toàn tỉnh ban hành 530 văn bản chỉ đạo, đôn đốc, quán triệt đầy đủ, kịp thời các nhiệm vụ CCHC trên từng lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý; có 150 mô hình, sáng kiến, giải pháp trong thực hiện nhiệm vụ CCHC đã được đăng ký triển khai thực hiện tại cơ quan, đơn vị, địa phương trong năm 2024; thực hiện hoàn thành 100% nhiệm vụ đảm bảo đúng thời hạn được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao trong 6 tháng đầu năm 2024; tỷ lệ hồ sơ giải quyết TTHC trực tuyến toàn trình đạt 65,32% (so với cùng kỳ nâng lên 43,61%, so với cuối năm 2023 nâng lên được 23,81%)…

Công tác tuyên truyền CCHC luôn được tỉnh tăng cường thực hiện thông qua nhiều hình thức, nội dung phong phú, phù hợp từng đối tượng nhằm thông tin đầy đủ, kịp thời và chính xác kết quả thực hiện CCHC trên địa bàn tỉnh đến với người dân, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh; công tác kiểm tra CCHC được đổi mới theo hướng kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm và phù hợp với tình hình thực tiễn của từng cơ quan, đơn vị, địa phương. Qua đó, góp phần hỗ trợ, giải đáp kịp thời những khó khăn, vướng mắc của địa phương trong thực hiện các nội dung CCHC để khắc phục kịp thời các tồn tại, hạn chế đảm bảo kết quả CCHC đạt toàn diện, chất lượng và hiệu quả.

Chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh ngày càng được cải thiện và nâng cao chất lượng, nội dung văn bản quy phạm pháp luật phù hợp các quy định của Hiến pháp, pháp luật và có tính khả thi cao đảm bảo tuân thủ đúng trình tự, thủ tục quy định, tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội và phát huy hiệu quả công tác quản lý nhà nước ở địa phương.

Việc giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã góp phần nâng cao đạo đức công vụ, lề lối và tác phong làm việc chuyên nghiệp có hiệu suất, hiệu quả cao, hướng tới sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp và từng bước nhận được sự đồng thuận và ủng hộ của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) được đầu tư, nâng cấp cơ bản đáp ứng yêu cầu triển khai các ứng dụng CNTT phục vụ công tác chuyên môn; một số nền tảng, ứng dụng dùng chung tiếp tục được triển khai đáp ứng nhu cầu giao tiếp của người dân, doanh nghiệp với cơ quan nhà nước cũng như phục vụ công tác chỉ đạo điều hành và giải quyết công việc của cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh.

Theo kết quả công bố, năm 2023, chỉ số CCHC (PAX INDEX) của tỉnh đạt 85,3%, đứng thứ 53/63 tỉnh, thành cả nước, tăng 1,76 điểm %, tuy nhiên lại giảm 07 bậc so với năm 2022. So với các tỉnh, thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), tỉnh đứng thứ 9/13, giảm 01 bậc so với năm 2022.

Còn Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) năm 2023 của tỉnh đạt 80,11%, đứng thứ 48/63 tỉnh, thành cả nước; so với năm 2022, tăng 2,94% và tăng 03 bậc (năm 2022 đạt 77,17%, đứng thứ 51/63). So với 13 tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), tỉnh đứng thứ 11/13, duy trì vị trí so với năm 2022.

Chỉ số PAPI của tỉnh đạt 40,82 điểm, đứng thứ 47/61 tỉnh, thành phố (có 2 tỉnh không có dữ liệu); so với năm 2022 giảm 26 bậc. So với các tỉnh, thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tỉnh đứng thứ 8/13, giảm 6 bậc so với năm 2022.

leftcenterrightdel
Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long - Lữ Quang Ngời phát biểu chỉ đạo tại hội nghị (Ảnh: CTTĐT.VL) 

Tăng cường vai trò giám sát, phản biện xã hội đối với các hoạt động của các cơ quan hành chính

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Lữ Quang Ngời đề nghị từng thành viên Ban Chỉ đạo CCHC của tỉnh trực tiếp lãnh, chỉ đạo cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng Kế hoạch, giải pháp phù hợp thực tiễn và phân công rõ trách nhiệm, thời gian hoàn thành việc duy trì, khắc phục các nội dung chưa đạt, chưa được người dân hài lòng cao; cải thiện chỉ số CCHC, nâng cao chất lượng phục vụ trong năm 2024.

Các thành viên Ban chỉ đạo CCHC trong thời gian tới cần tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong chỉ đạo, điều hành công tác CCHC; tăng cường tuyên truyền, phổ biến kịp thời kết quả Chỉ số CCHC, Chỉ số hài lòng của người dân và Chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công cấp tỉnh năm 2023 của tỉnh đến từng công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý để nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ, nhất là đối với công chức trực tiếp tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả hồ sơ TTHC cho người dân tại Bộ phận Một cửa các cấp.

Triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp theo đề xuất của cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo CCHC tỉnh tại các báo cáo phân tích, đánh giá kết quả Chỉ số CCHC, Chỉ số hài lòng của người dân và Chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công cấp tỉnh năm 2023 của tỉnh đảm bảo kịp thời, hiệu quả, góp phần duy trì, khắc phục và cải thiện kết quả các chỉ số trong năm 2024.

Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tăng cường vai trò giám sát, phản biện xã hội đối với các hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh, nhất là việc xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật; thực thi công vụ, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính và đội ngũ công chức, viên chức.

Phối hợp với các cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan thông tin truyền thông, tuyên truyền, vận động người dân, tổ chức chấp hành, tham gia, đồng thuận, ủng hộ các chủ trương, chính sách, mục tiêu CCHC của tỉnh; nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia ý kiến đánh giá đối với công tác CCHC của tỉnh.

Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh (HĐND) tăng cường thông tin tuyên truyền kết quả CCHC đến đại biểu HĐND các cấp, nhất là cấp tỉnh. Qua đó, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm trong đánh giá chất lượng CCHC của tỉnh được Bộ Nội vụ khảo sát hàng năm.

Đồng thời, Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị lãnh đạo Bưu điện tỉnh quan tâm chỉ đạo hệ thống Bưu điện cấp huyện, xã tổng hợp đầy đủ các thông tin nắm bắt được từ người dân trên địa bàn tỉnh trong quá trình khảo sát, thu thập thông tin đo lường mức độ hài lòng của người dân hàng năm để Sở Nội vụ tham mưu, đề xuất giải pháp chỉ đạo kịp thời để cải thiện, nâng cao chất lượng phục vụ người dân trên địa bàn tỉnh qua từng năm.

Đình Thuyết

TIN LIÊN QUAN

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra