<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:
10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Trong nhiều năm qua, mặc dù Chính
phủ, các bộ ngành, địa phương, các cơ quan chức năng đã nỗ lực không ngừng
trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chống buôn lậu, gian lận thương
mại và hàng giả, hàng nhái, thực tế đã đạt được một số kết quả, song, chúng ta
vẫn phải thẳng thắn nhìn nhận, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng
giả vẫn đang diễn ra hết sức phức tạp với thủ đoạn tinh vi, quy mô ngày càng
lớn, diễn ra với không gian rộng… làm ảnh hưởng đến đời sống, sức khoẻ người
tiêu dùng, gây mất niềm tin trong giới kinh doanh và ảnh hưởng xấu đến trật tự
an toàn xã hội.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><b><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Ngành
tôn, thép đang đối mặt với nhiều vấn đề<o:p></o:p></span></b></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:
10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Thực tế cho thấy, ngành tôn, thép
của nước ta ngoài việc đối mặt với tình trạng hàng giả, hàng nhái còn phải đối
mặt với nhiều vấn đề như cạnh tranh với thép nhập ngoại.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:
10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Theo TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện
trưởng Viện quản lý kinh tế Trung ương, ngành tôn thép Việt Nam đang phải đối
mặt với cạnh tranh từ thép ngoại. Ngành thép và tôn hiện có công suất khoảng 10
triệu tấn/năm trong khi nhu cầu tiêu thụ chỉ khoảng 6 triệu tấn/năm (2014).
Thép, kể cả tôn nhập khẩu 1,5 triệu tấn/năm, cạnh tranh mạnh với thép, tôn nội.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:
10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Ở Việt Nam, đa số các doanh nghiệp
sản xuất thép quy mô nhỏ so với thế giới, không quá 3 triệu tấn/năm, công nghệ
lạc hậu, tiêu hao năng lượng, nhiên liệu quá cao, khoảng 450 kWh/t trong khi hệ
số đó ở Nga chỉ 150 kWh/t. Thép nội giá thành cao, chỉ có ít doanh nghiệp sản
xuất thép và tôn có công nghệ hiện đại có thể cạnh tranh về chất lượng và giá
thành.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:
10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Theo thống kê của Tổng cục Hải quan,
10 tháng đầu năm 2014, cả nước nhập khẩu 9,43 triệu tấn sắt thép các loại, kim
ngạch nhập khẩu khoảng 6,26 tỷ USD. Các sản phẩm sắt thép nhập khẩu chủ yếu từ
các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Ấn Độ và Đức. Trong đó,
nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn nhất là 4,8 triệu tấn. <o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:
10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Tôn mạ nhập khẩu năm 2013 khoảng
600.000 tấn trong đó chủ yếu từ Trung Quốc và dự kiến năm 2014 sẽ nhập khoảng
700.000 tấn. Đối với mặt hàng theo khai báo của các doanh nghiệp là tôn các
loại nhập khẩu. Hiện nay, cả nước có 146 doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng tôn
các loại về Việt <st1:place w:st="on"><st1:country-region w:st="on">Nam</st1:country-region></st1:place>.
Trong đó, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này khoảng 3.500 tỷ đồng, với khối lượng
khoảng 530.00 tấn. Mặt hàng này được nhập khẩu từ các nước như Trung Quốc, Đức,
Đài Loan, Nhật bản và Hàn Quốc, trong đó, nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc về
Việt Nam chiếm đến gần 80%. Các mặt hàng tôn thép được nhập khẩu chủ yếu bằng
đường bộ và đường biển (qua cảng Hải Phòng và TP. Hồ Chí Minh).<o:p></o:p></span></p><p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:
10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial"><div style="text-align: center;"><br></div><div style="text-align: center;"><img alt="" src="http://thanhtravietnam.vn/Portals/0/NEWS_IMAGES/nguyetvm/2014_11/271114_kinh_te_ton_thep.jpg" width="500px"></div><div style="color: #666666;font-size: 11px;line-height: 18px;text-align: center;font-style:italic;">Ảnh minh họa</div></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:
10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Tại hội thảo “Vấn nạn gian lận
thương mại: Nhận diện & Quản lý” diễn ra ngày 26/11 tại Hà Nội, ông Lê
Phước Vũ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hoa Sen chia sẻ “là một doanh
nghiệp sản xuất và kinh doanh chân chính, chúng tôi vô cùng bức xúc trước tình
trạng hàng giả, hàng nhái đang “hoành hành” như hiện nay. Điều này không những
ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của người tiêu dùng, tác động tiêu cực đến lợi
nhuận và uy tín của các doanh nghiệp làm ăn chân chính mà ở tầm vĩ mô còn ảnh
hưởng xấu đến cả nền kinh tế đất nước”.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:
10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Ông Vũ cho hay, hiện nay, các cơ sở
kinh doanh tôn giả, tôn nhái sử dụng các hình thức gian lận thương mại để “móc
túi” người tiêu dùng một cách rất tinh vi bằng hai hình thức: (1) Tôn kém chất
lượng: tức là độ dày thép nền và độ dày lớp mạ trên bề mặt tôn không đúng tiêu
chuẩn kỹ thuật mà người bán cam kết với khách hàng hoặc sử dụng tôn không rõ
nguồn gốc, tôn Trung Quốc kém chất lượng để in thông số mập mờ gây hiểu nhầm
cho người tiêu dùng; (2) tôn giả, tôn nhái: Chỉ cần trang bị máy in phun, các
cơ sở kinh doanh dễ dàng “phù phép” các sản phẩm tôn kém chất lượng thành hàng
chính hãng. Các cơ sở kinh doanh này mua tôn không rõ nguồn gốc, tôn Trung Quốc
kém chất lượng sau đó in nhãn hiệu nổi tiếng, hoặc tẩy xóa thương hiệu của các
nhãn hàng khác để in thành sản phẩm chính hiệu lừa dối người tiêu dùng.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:
10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Ngoài hai hình thức nêu trên, hình
thức gian lận nghiêm trọng không kém cũng đang diễn ra trong kinh doanh tôn là
thực trạng các doanh nghiệp không xuất hóa đơn khi bán hàng. Do đó tôn bán ra
sẽ có giá thấp hơn so với các đơn vị kinh doanh tuân thủ pháp luật về hóa đơn,
thuế. Số hóa đơn không xuất sẽ trở thành nguồn lợi lớn để tiếp tục mua, bán hóa
đơn khống trên thị trường. Điều này dẫn đến thực trạng các đơn vị tuân thủ pháp
luật bị cạnh tranh không lành mạnh về giá, và quan trọng hơn là nhà nước sẽ bị
chiếm đoạt một khoản đáng kể thuế VAT.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:
10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Ông Trần Việt Hưng, Cục Điều tra
chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan cho biết, tại khâu nhập khẩu, các mặt hàng
tôn thép bị phát hiện sai phạm chủ yếu là khai báo sai về tên hàng, mã số HS để
gian lận thuế, trốn thuế. Trong năm 2014, cơ quan Hải quan đã bắt giữ 64.500
tấn tôn thép các loại, các doanh nghiệp vi phạm chủ yếu khi nhập khẩu mặt hàng
này về Việt Nam là khai sai tên hàng hóa và mã số HS để gian lận thuế, trốn
thuế. <o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><b><span style="font-size:10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Cơ
chế chính sách về tôn, thép còn nhiều bất cập<o:p></o:p></span></b></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:
10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Cũng theo ông Trần Việt Hưng, hiện
nay chính sách pháp luật đối với việc ghi nhãn hàng hóa nhập khẩu nói chung
cũng như mặt hàng tôn thép nói riêng còn nhiều bất cập. Do quy định cho phép
người nhập khẩu có thể bổ sung các thông tin trên nhãn bằng cách ghi nhãn phụ,
nên việc xác định gian lận trong việc ghi nguồn gốc, xuất xứ trên nhãn hàng hóa
tại khâu nhập khẩu thường không kiểm soát được.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:
10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Vấn đề kiểm soát về chất lượng đối
với mặt hàng tôn nhập khẩu, các cơ quan chức năng đã có nhiều công cụ để kiểm
soát, cụ thể là thông tư liên tịch số 44 giữa Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và
Công nghệ là một trong những công cụ để quản lý chất lượng thép sản xuất trong
nước và nhập khẩu. Trong đó, quy định rõ các nhà nhập khẩu phải công bố rõ tiêu
chuẩn của sản phẩm mình nhập khẩu về, từ đó, có căn cứ để kiểm tra chất lượng
sản phẩm có hợp chuẩn hay không. Tuy nhiên, trong quá trình kiểm tra, giám sát
và kiểm soát chất lượng đối với mặt hàng này, do việc quy định biên độ co giãn
giữa các chỉ số chất lượng của các sản phẩm thép là quá lớn nên cũng là một kẽ
hở để các doanh nghiệp lợi dụng để gian lận về chất lượng khi đưa vào tiêu thụ
trong thị trường nội địa.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:
10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Hiện nay một số phương thức, thủ
đoạn gian lận các doanh nghiệp đã lợi dụng khi nhập khẩu mặt hàng này về Việt <st1:country-region w:st="on"><st1:place w:st="on">Nam</st1:place></st1:country-region> là: khai
sai tên hàng và khai sai mã số HS để gian lận thuế, trốn thuế. Bên cạnh đó, việc
áp mã để tính thuế đối với mặt hàng tôn nhập khẩu hiện nay cũng còn nhiều vướng
mắc. Thuế suất giữa các mặt hàng tôn chênh lệch nhau khá lớn. Ví dụ: mặt hàng
khai báo mã 72104991 có thuế suất là 20%, nhưng những loại tôn khác thuế suất
là 10%, 5% và 0%. Cùng một loại tôn nhưng việc khai báo tên hàng khi nhập khẩu
khác nhau sẽ dẫn đến việc áp mã khác nhau. Trong biểu thuế xuất nhập khẩu không
có tên hàng là tôn, việc áp mã phụ thuộc vào các yếu tố như: độ dày, thép có
hợp kim hay không hợp kim, có tráng mạ màu, cán nóng hay cán nguội, mà chỉ có
các tên là “thép hợp kim hoặc không hợp kim cán phẳng, cán nóng, cán nguội có
độ dày khác nhau, thép dạng lá, dạng cuộn…”. Do việc áp mã để tính thuế còn
phức tạp nên dễ dẫn đến khi nhập khẩu doanh nghiệp khai báo một loại, khi bán
ra thị trường lại quảng cáo bán là một loại khác, đã tạo kiện để các đối tượng
gian lận về chất lượng (độ dày của tôn thép).<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:
10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Do đó, cần sửa đổi, bổ sung một số
quy định về việc ghi nhãn hàng hóa nhập khẩu theo hướng: hàng hóa khi nhập khẩu
về Việt Nam phải ghi đầy đủ các yếu tố bắt buộc như: xuất xứ, nhãn hiệu để đảm
bảo kiểm soát có hiệu quả nguồn gốc xuất xứ và chất lượng hàng hóa nhập khẩu.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:
10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial">Đồng thời, các Bộ, ngành liên quan
cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định tiêu chuẩn về chất lượng thép nhập
khẩu đảm bảo sát với yêu cầu thực tế, tránh làm kẽ hở để các doanh nghiệp lợi
dung để gian lận. Đặc biệt, cần đưa mặt hàng tôn thép vào danh mục hàng hóa
trọng điểm phải kiểm soát về giá và chất lượng, giả mạo về sở hữu trí tuệ, nhất
là đối với mặt hàng này khi giả mạo các nhãn hiệu tôn của các Công ty ở Việt
Nam./.<o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" align="right" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;
margin-bottom:6.0pt;margin-left:0in;text-align:right;line-height:120%"><b><span style="font-size:10.0pt;line-height:
120%;font-family:Arial">Hoàng Minh<o:p></o:p></span></b></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-top:6.0pt;margin-right:0in;margin-bottom:6.0pt;
margin-left:0in;text-align:justify;line-height:120%"><span style="font-size:
10.0pt;line-height:120%;font-family:Arial"><o:p> </o:p></span></p>