Quảng Bình: Giải ngân thấp, người đứng đầu phải chịu hoàn toàn trách nhiệm

Thứ ba, 09/04/2024 14:27
(ThanhtraVietNam) - Để phấn đấu giải ngân hết số vốn Thủ tướng Chính phủ giao trong năm 2024, lãnh đạo tỉnh Quảng Bình yêu cầu các đơn vị tiếp tục xác định đầu tư công là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị trong thời gian tới. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, bám sát hiện trường để kịp thời chấn chỉnh các tồn tại, bất cập.

Kiến nghị một số giải pháp phù hợp với thực tiễn quy hoạch ở địa phương

Tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện có hiệu quả hóa đơn điện tử

Tăng cường kiểm tra, giám sát, đảm bảo an toàn thực phẩm tại khu vực trường học

Chủ tịch UBND thị xã Ngã Năm nghiêm túc rút kinh nghiệm trong công tác quy hoạch

Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm liên quan đến lĩnh vực thủy lợi

Giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 chưa đạt theo kế hoạch đề ra

Xác định việc thực hiện và giải ngân đầu công là nhiệm vụ chính trị quan trọng của năm 2023, UBND tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo quyết liệt trong việc thực hiện các mục tiêu, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. Lãnh đạo UBND tỉnh và các Tổ công tác đã tổ chức nhiều cuộc họp bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc, xử lý kịp thời đối với các dự án giải ngân thấp.

Đã thực hiện điều chỉnh kế hoạch vốn nguồn ngân sách trung ương 3 đợt với số vốn 401 tỷ đồng; trình HĐND tỉnh điều chỉnh kế hoạch vốn ngân sách tỉnh 4 đợt với số vốn 335 tỷ đồng. Qua đó, đã điều chỉnh kế hoạch vốn từ các dự án giải ngân chậm sang các dự án có tiến độ tốt nên đã nâng cao được tỷ lệ giải ngân năm 2023 so với năm 2022. 

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, ước thanh toán cả nước từ đầu năm đến ngày 31/3/2024 là 89.874,751 tỷ đồng, đạt 13,67% kế hoạch Thủ tướng giao, cao hơn cùng kỳ năm 2023 (10,35%).

Tính theo tỷ lệ giải ngân, vẫn còn 38 bộ, cơ quan trung ương và 26 địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 3 tháng đầu năm 2024 dưới mức trung bình của cả nước.

Tuy nhiên, tình hình thực hiện và giải ngân chưa đạt theo kế hoạch đề ra. Giải ngân kế hoạch vốn năm 2023 đến hết ngày 31/01/2024 là 6.747 tỷ đồng, đạt 78,2% so số tỉnh triển khai, trong đó giải ngân kế hoạch vốn kéo dài đạt 86,8%, giải ngân kế hoạch vốn năm 2023 đạt 76,5%. Chi tiết giải ngân kế hoạch vốn năm 2023: vốn ngân sách trung ương trong nước theo ngành, lĩnh vực và Chương trình phục hồi đạt 91,3%; vốn Chương trình mục tiêu quốc gia đạt 73,2%, vốn ODA đạt 45,6%; vốn ngân sách địa phương (bao gồm tỉnh, huyện, xã) đạt 74,9%.

Theo UBND tỉnh Quảng Bình, nguyên nhân của tình trạng trên là do số vốn kéo dài năm 2022 sang năm 2023 tương đối lớn làm gia tăng áp lực giải ngân lên kế hoạch vốn năm 2023; số vốn năm 2023, các huyện, xã giao bổ sung cao hơn rất nhiều so với số kế hoạch Thủ tướng Chính phủ và HĐND tỉnh giao trong khi nguồn thu không đảm bảo làm ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ giải ngân chung và không phản ánh đúng thực tế tình hình giải ngân của tỉnh.

Đáng nói, một số chủ đầu tư chưa thực sự quyết liệt trong chỉ đạo, đôn đốc triển khai thực hiện; một số đơn vị tư vấn yếu kém dẫn đến hồ sơ phải chỉnh sửa nhiều lần làm kéo dài thời gian chuẩn bị đầu tư của dự án; một số nhà thầu xây lắp năng lực không đảm bảo cả về kinh nghiệm và tài chính, triển khai thi công chậm; cán bộ thẩm định một số sở, ngành chủ trì thẩm định chưa thực sự linh hoạt, cải cách hành chính trong quá trình thẩm định hồ sơ...

Chủ động, sáng tạo, hiệu quả trong tổ chức thực hiện

Năm 2024, tỉnh Quảng Bình được Thủ tưởng Chính phủ giao giải ngân số vốn đầu tư công là 4.864 tỷ đồng; trong đó, ngân sách trung ương là 1.587 tỷ đồng, ngân sách địa phương là 3.277 tỷ đồng.

UBND tỉnh yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố, các chủ đầu tư khắc phục tối đa hạn chế vướng mắc; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, sự chủ động, sáng tạo, hiệu quả trong tổ chức thực hiện. Đặc biệt, phát huy hơn nữa vai trò của người đứng đầu và tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân để giải ngân hết các nguồn vốn đầu tư công năm 2024 theo kế hoạch giao.

Trong đó, các sở, ngành, địa phương, đơn vị thực hiện nghiêm túc, quyết liệt các giải pháp tại các Nghị quyết của Chính phủ, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; các văn bản chỉ đạo của Bộ, ngành, Công văn số 192/UBND-TH ngày 30/01/2024 của UBND tỉnh về đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương phân bổ chi tiết Kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 đối với các nguồn vốn chưa phân bổ hết. Phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư có công trình triển khai trên địa bàn tập trung giải quyết dứt điểm công tác giải phóng mặt bằng. Thành lập/kiện toàn các Tổ công tác tháo gỡ, chỉ đạo giải ngân vốn đầu tư công của địa phương do lãnh đạo UBND cấp huyện làm Tổ trưởng. Tăng cường kiểm tra, bám sát hiện trường để kịp thời chấn chỉnh các tồn tại, bất cập.

leftcenterrightdel
Quảng Bình thành lập 3 Tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 trên địa bàn. (Ảnh: baoxaydung.com.vn) 

Đồng thời, các chủ đầu tư phải lên kế hoạch chi tiết về tiến độ thực hiện, nghiệm thu và giải ngân cho từng dự án hàng tháng và nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả.

UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành phải quán triệt đến cán bộ, công chức, viên chức thực hiện các thủ tục hành chính, có giải pháp kiểm tra, giám sát và xử lý các cán bộ cố tình lợi dụng việc chồng chéo của pháp luật để gây ảnh hưởng trong quá trình thực thi nhiệm vụ chuyên môn.

Riêng Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh văn bản chỉ đạo các địa phương, chủ đầu tư nghiêm túc chấn chỉnh, rút kinh nghiệm, làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 (dưới 50% số vốn được giao).

Trước đó, chủ trì hội nghị bàn giải pháp đẩy nhanh thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 diễn ra ngày 14/3/2024, ông Trần Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành, đơn vị, địa phương trong thực hiện kế hoạch, đẩy mạnh giải ngân vốn năm 2024. Trong đó nhấn mạnh, chậm ở khâu nào, thủ tục nào, người đứng đầu sở, ngành, đơn vị, địa phương đó phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Lập 3 Tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công

Ngày 03/4/2024, UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Quyết định số 796/QĐ-UBND thành lập các Tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, thành lập 3 Tổ công tác lần lượt do các ông: Đoàn Ngọc Lâm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Phan Phong Phú, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Hoàng Xuân Tân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, làm Tổ trưởng. 

Ngày 22/3/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 24/CĐ-TTg về việc đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

Trong đó, nêu rõ các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm toàn diện trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc chỉ đạo thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra về phân phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

Các Tổ công tác sẽ theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, chỉ đạo, hướng dẫn để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án đầu tư công (nhất là các dự án sử dụng ODA và vay ưu đãi của các nhà tài trợ) theo các ngành, lĩnh vực được giao từ nay đến 31/01/2025. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Mặt khác, hướng dẫn thực hiện thống nhất quy định của pháp luật về đầu tư công và các quy định có liên quan nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án đầu tư công.

Đáng chú ý, Tổ công tác sẽ xem xét trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, rà soát, xử lý các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn trong giải ngân đầu tư công tại từng sở, ngành, đơn vị, địa phương, trong đó có trách nhiệm người đứng đầu.

Hoàng Minh

TIN LIÊN QUAN

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra