Nội dung các cuộc thanh tra tập trung vào các lĩnh vực như: Thanh tra việc chấp hành pháp luật trong công tác quản lý, sử dụng tài chính; đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm công; thanh tra trách nhiệm thủ trưởng trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Đồng thời, thanh tra đột xuất theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh về công tác thu hồi, bồi thường, giải phóng mặt bằng và đấu giá quyền sử dụng phần đất mặt của bãi đổ đất số 1, phường 5, thành phố Bạc Liêu; công tác mua sắm, quản lý, sử dụng thuốc, hóa chất, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị y tế, phương tiện phòng, chống dịch Covid-19 và thực hiện quy trình, định mức, giá dịch vụ xét nghiệm chẩn đoán Covid-19 đối với Sở Y tế và các cơ sở y tế.
Trong kỳ, ngành Thanh tra tỉnh tích cực theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện 42 kết luận thanh tra từ năm 2021 trở về trước. Qua đó, đã thu hồi nộp ngân sách Nhà nước 1.526 triệu đồng.
Về công tác thanh tra chuyên ngành, trong quý, Thanh tra các sở, ban, ngành cấp tỉnh đã tổ chức 117 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành tại 401 tổ chức, cá nhân. Qua thanh tra đã phát hiện 63 tổ chức, cá nhân vi phạm. Ban hành 58 quyết định xử phạt hành chính với số tiền 505 triệu đồng, đã thu nộp ngân sách Nhà nước 453 triệu đồng.
    |
 |
Toàn cảnh hội nghị giao ban của Thanh tra tỉnh Bạc Liêu (Ảnh: TTT .Bạc Liêu) |
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian tới, Thanh tra tỉnh đề nghị thanh tra các sở, ngành, huyện tập trung triển khai thực hiện kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt đạt hiệu quả gắn với việc tham mưu, giúp thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước cùng cấp trong công tác quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội và hoàn thiện thể chế trên các lĩnh vực được thanh tra. Hoạt động thanh tra đảm bảo có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với bối cảnh, tình hình hiện nay. Đồng thời, bám sát, phục vụ nhiệm vụ chính trị và yêu cầu phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Qua thanh tra kịp thời phát hiện nhân rộng mô hình mới, có hiệu quả; kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật; phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý, khắc phục kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật; chấn chỉnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, góp phần giữ gìn trật tự, kỷ luật, kỷ cương trong việc chấp hành chính sách, pháp luật.
Bên cạnh đó, Thanh tra tỉnh cũng yêu cầu, tăng cường thanh tra trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, địa phương, đơn vị trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; đồng thời, tăng cường theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.
Ngoài ra, chủ động nắm tình hình, phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật để phục vụ cho công tác thanh tra đột xuất; thanh tra lại các cuộc thanh tra đã kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; thanh tra các vụ việc theo chỉ đạo và hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh.
Thanh tra tỉnh cũng lưu ý, cần thanh tra chuyên ngành trên các lĩnh vực của đời sống xã hội; trong đó, tập trung thanh tra đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn, kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành lĩnh vực quản lý và các lĩnh vực dễ phát sinh vi phạm và dư luận quan tâm.