Thanh tra Chính phủ:

Các đơn vị chậm hoặc không công khai kết luận thanh tra có vi phạm quy định pháp luật?

Thứ sáu, 22/03/2024 11:58
(ThanhtraVietNam) - Luật Thanh tra năm 2022 có hiệu lực từ ngày 01/7/2023 quy định, chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày ký ban hành kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm công khai kết luận thanh tra.

Nhiều sai sót qua thanh tra tại Sở Xây dựng Tiền Giang

Mặc dù, Luật Thanh tra năm 2022 đã có hiệu lực gần 1 năm, tuy nhiên qua theo dõi địa bàn phía Nam, hầu hết trên Cổng Thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh; Thanh tra các tỉnh, thành phố không đăng công khai các kết luận thanh. Một số ít địa phương vẫn áp dụng Luật Thanh tra cũ để đăng các Thông báo kết luận thanh tra thay cho đăng toàn văn kết luận thanh tra.

Cụ thể, ngày 01/3/2024, Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Thông báo kết luận thanh tra số 30/TB-TTTP-P6 về thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động và sản xuất kinh doanh, quản lý sử dụng vốn và tài sản tại Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Thành phố (Kết luận thanh tra số 42/KL-TTTP-P6 ngày 10/11/2023);

Thông báo kết luận thanh tra số 28/TB-TTTP-P5 về chấp hành quy định pháp luật trong công tác quản lý quy hoạch đô thị, quản lý đầu tư xây dựng và mời gọi đầu tư tại Ban Quản lý đầu tư - xây dựng Khu đô thị Tây Bắc Thành phố (Kết luận thanh tra 166/KL-TTTP-P5 ngày 28/12/2023)…Hầu hết các Thông báo kết luận thanh tra chỉ được tóm lược các nội dung từ kết luận thanh tra.

leftcenterrightdel
Phó Chánh Thanh tra TPHCM tham luận tại hội thảo về tổ chức, hoạt động theo Luật thanh tra năm 2022 do Thanh tra Chính phủ tổ chức (Ảnh: ĐT) 

Tuy nhiên, theo Điều 79 Luật Thanh tra năm 2022; có hiệu lực từ ngày từ ngày 1/7/2023, quy định về công khai kết luận thanh tra: “Chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày ký ban hành kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm công khai kết luận thanh tra theo hình thức quy định tại điểm a khoản 3 Điều này và một trong các hình thức quy định tại các điểm b, c và d khoản 3 Điều này.

Kết luận thanh tra phải được công khai toàn văn, trừ nội dung thuộc bí mật nhà nước hoặc bí mật khác theo quy định của luật”.

Về hình thức công khai kết luận thanh tra bao gồm: Đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan thanh tra hoặc cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp;

Tổ chức cuộc họp công bố kết luận thanh tra với thành phần bao gồm người ra quyết định thanh tra, Đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc tổ chức họp báo; Thông báo trên ít nhất một phương tiện thông tin đại chúng. Đối với cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ, Thanh tra Tổng cục, Cục tiến hành thì thông báo trên một phương tiện thông tin đại chúng ở trung ương; đối với cuộc thanh tra do Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở, Thanh tra huyện tiến hành thì thông báo trên một phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương; Niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra.

Cũng tại Điều 48, 49 Nghị định số 43/NĐ-CP, ngày 30/6/2023 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra thể hiện: “Kết luận thanh tra phải được công khai toàn văn, trừ những nội dung trong kết luận thanh tra thuộc bí mật nhà nước, bí mật ngân hàng, bí mật kinh doanh theo quy định của pháp luật không được công khai”.

Về hình thức công khai kết luận thanh tra, Nghị định cũng nêu rõ “ Việc đăng tải kết luận thanh tra trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan thanh tra, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp phải được thực hiện ít nhất 15 ngày liên tục.

Ngoài việc công khai kết luận thanh tra trên Cổng thông tin điện tử theo quy định nêu trên, người ra kết luận thanh tra lựa chọn ít nhất một trong các hình thức sau: Công bố tại cuộc họp với thành phần gồm người ra quyết định thanh tra hoặc người được ủy quyền, đại diện Đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;

Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng (bao gồm báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử). Thời gian thông báo trên báo in, báo nói, báo hình ít nhất là 02 lần liên tục; việc thông báo trên báo điện tử phải thực hiện ít nhất 15 ngày liên tục;

Việc niêm yết kết luận thanh tra tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra do đối tượng thanh tra thực hiện. Thời gian niêm yết ít nhất là 15 ngày liên tục”.

Như vậy, khẳng định trừ những nội dung thuộc bí mật nhà nước, bí mật ngân hàng, bí mật kinh doanh, còn lại phải công khai toàn văn kết luận thanh tra.

Việc không công khai toàn văn các kết luận thanh tra là chưa đúng với Điều 79 Luật Thanh tra năm 2022 và tại Điều 48, 49 Nghị định số 43/NĐ-CP, ngày 30/6/2023 của Chính phủ. Hy vọng sắp tới sẽ có những chế tài đối với các trường hợp không thực hiện đúng quy định của pháp luật về Luật Thanh tra.

Đình Thuyết

TIN LIÊN QUAN

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra