Cần thiết phải ban hành Nghị định quy định về thực hiện kết luận thanh tra

Thứ hai, 30/06/2014 16:07
(ThanhtraVietnam) - Việc thực hiện kết luận thanh tra hiện là một khâu yếu, tác động tiêu cực đến việc nâng cao hiệu lực của công tác thanh tra, ảnh hưởng không nhỏ đến quản lý nhà nước trên các lĩnh vực và gây nhiều bức xúc trong dư luận mà nguyên nhân quan trọng nhất là do các quy định về xử lý sau thanh tra còn nhiều bất cập. Đây là một trong các nhận định của Tổ biên tập dự thảo Nghị định quy định về việc thực hiện kết luận thanh tra.
<p style="text-align: justify;">Theo Chương trình xây dựng pháp luật của Chính phủ năm 2014, Thanh tra Chính phủ được giao xây dựng Nghị định về xử lý sau thanh tra, tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu, phạm vi điều chỉnh và tên gọi dự thảo có nhiều ý kiến khác nhau nên Tổ biên tập đã đề xuất tên gọi của dự thảo Nghị định là "Nghị định quy định về việc thực hiện kết luận thanh tra" và phạm vi điều chỉnh của Nghị định chỉ giới hạn từ khi có kết luận thanh tra. </p><p style="text-align: justify;">Luật Thanh tra năm 2010 đã quy định về việc xử lý và chỉ đạo thực hiện kết luận thanh tra, xử lý hành vi không thực hiện yêu cầu, kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra tại các điều 40, 41. Trong đó, quy định trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết luận thanh tra hoặc nhận được kết luận thanh tra, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp hoặc thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có trách nhiệm tổ chức thực hiện kết luận thanh tra. Tuy nhiên, các quy định này rất khái quát, chỉ mang tính nguyên tắc về xử lý và chỉ đạo việc thực hiện kết luận thanh tra. Nghị định số 86/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn Luật Thanhh tra cũng đã quy định về trách nhiệm của đối tượng thanh tra; của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; của thủ trưởng cơ quan quản lý đối tượng thanh tra; của cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành trong việc theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra nhưng các quy định này chưa cụ thể, nhất là về trình tự, thủ tục, thời hạn; đặc biệt là thiếu chế tài và biện pháp bảo đảm việc thực hiện kết luận thanh tra.</p><p style="text-align: justify;">Ngày 12/3/2013, Tổng Thanh tra Chính phủ cũng đã ban hành Thông tư quy định tương đối cụ thể về trình tự, thủ tục theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, tuy nhiên văn bản này mới chỉ đề cập đến các bảo đảm thực hiện từ phía các cơ quan thanh tra nhà nước. Trong khi, việc thực hiện và bảo đảm thực hiện là trách nhiệm của nhiều chủ thể pháp luật khác nhau. Kết quả rà soát và đánh giá sơ bộ cho thấy các văn bản pháp luật về thanh tra chưa có các quy định cụ thể về trách nhiệm cụ thể của các chủ thể liên quan; biện pháp bảo đảm thực hiện kết luận thanh tra đối với các sai phạm về kinh tế; trình tự, thủ tục và các biện pháp bảo đảm khắc phục thiếu sót trong quản lý và hoàn thiện, pháp luật theo kết luận thanh tra; chế tài xử lý các chủ thể có hành vi vi phạm trong việc thực hiện kết luận thanh tra...Thực tiễn qua nhiều năm cho thấy, việc thực hiện kết luận thanh tra còn nhiều bất cập như: tỷ lệ thực hiện thấp, nhất là việc khắc phục hậu quả và xử lý cán bộ vi phạm; mức độ quan tâm và chỉ đạo, tổ chức thực hiện ở các bộ, ngành, địa phương chưa thống nhất.</p><p style="text-align: justify;">Với những lý do nêu trên, việc xây dựng và ban hành Nghị định về thực hiện kết luận thanh tra là cần thiết, nhằm tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để Luật Thanh tra đi vào thực tiễn.</p><p style="text-align: justify;"><div style="text-align: center;"><img alt="" src="http://thanhtravietnam.vn/Portals/0/NEWS_IMAGES/tannd/2014_6/300614htpc1.jpg" width="500px"></div><div style="color: #666666;font-size: 11px;line-height: 18px;text-align: center;font-style:italic;">Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng chủ trì Hội thảo. Ảnh: Ngô Tân<br></div>Tiếp theo Hội thảo lấy ý kiến của đại diện cơ quan thanhh tra, UBND các địa phương khu vực phía Nam (tổ chức ngày 19/6, tại Lâm Đồng), ngày 30/6, tại Quảng Ninh, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức Hội thảo xây dựng dự thảo Nghị định về thực hiện kết luận thanh tra với sự tham của đại diện một số bộ, ngành và địa phương khu vực phía Bắc. Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng chủ trì Hội thảo. </p><p style="text-align: justify;">Dự thảo Nghị định gồm: 7 Chương, 31 Điều, trong đó gồm các quy định về: Xử lý sai phạm về kinh tế; Xử lý kỷ luật công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật; Khắc phục thiếu sót trong quản lý và hoàn thiện chính sách, pháp luật; Kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra; Xử lý vi phạm trong việc thực hiện kết luận thanh tra...</p><p style="text-align: justify;">Khẳng định việc xây dựng Dự thảo Nghị định về thực hiện kết luận thanh tra là rất cần thiết, TS Trần Đức Lượng, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ yêu cầu các đại biểu tham dự Hội thảo nghiên cứu tài liệu, tham gia góp ý để hoàn thiện dự thảo Nghị định. Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận về tên gọi, phạm vi, bố cục của dự thảo Nghị định, các vấn đề liên quan tới việc thực hiện kết luận thanh tra trong các trường hợp đặc biệt; quy định về thời hạn thực hiện kết luận thanh tra; quy định về tổ chức, lực lượng chuyên trách làm công tác tham mưu và thực hiện kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra...</p><p style="text-align: right;"><b>Ngô Tân</b></p><p style="text-align: justify;">&nbsp;</p>
huyentt
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra