Nâng cao tính hợp pháp và hợp lý của quyết định hành chính cá biệt nhằm hạn chế phát sinh khiếu nại hành chính

Thứ tư, 20/08/2014 14:30
Hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước là một dạng hoạt động nhà nước nhằm mục đích thực hiện quyền lực nhà nước trong lĩnh vực hành chính công. Hoạt động quản lý hành chính nhà nước được thực hiện thông qua bộ máy nhà nước và quyền lực nhà nước để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Để hoạt động quản lý đời sống xã hội của các cơ quan hành chính nhà nước hiệu lực, hiệu quả, đòi hỏi các cơ quan hành chính nhà nước phải sử dụng nhiều phương pháp khoa học rất đa dạng, khác nhau.
<!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:PunctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--> <p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial" lang="EN-US"><div style="text-align: center;"><img alt="" src="http://file.thanhtravietnam.vn/data/old_img/Portals/0/NEWS_IMAGES/anhdt/2014_8/image0810121349659139.jpg" width="500px"></div><div style="color: #666666;font-size: 11px;line-height: 18px;text-align: center;font-style:italic;">Ảnh minh họa</div>Những phương pháp này có vai trò làm cho sự tác động của các cơ quan hành chính nhà nước tới các cá nhân, tổ chức thuộc đối tượng quản lý thông qua những hành vi, hành động cụ thể dưới những hình thức nhất định như:</span></p> <p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial" lang="EN-US"><span style="mso-spacerun:yes">&nbsp;</span>- Thứ nhất, ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hóa luật, nghị quyết, pháp lệnh của các cơ quan lập pháp, dân cử và các văn bản pháp luật khác để thực hiện chức năng chấp hành và điều hành các quan hệ trong đời sống xã hội (đây là hình thức cơ bản của quản lý hành chính nhà nước);</span></p> <p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial" lang="EN-US">- Thứ hai, ban hành văn bản áp dụng văn bản quy phạm pháp luật (thực hiện quyền hành pháp). Đây là những văn bản cá biệt dưới dạng quyết định hành chính (quyết định hành chính cá biệt) và cũng là hình thức cơ bản của quản lý hành chính nhà nước được thực hiện thường xuyên, thể hiện rõ nét chức năng quản lý hành chính của Nhà nước. Trong quản lý hành chính nhà nước, các chủ thể quản lý ban hành quyết định hành chính cá biệt để chủ động xác định những quyền và nghĩa vụ cụ thể cho từng đối tượng quản lý.<span style="mso-spacerun:yes">&nbsp; </span></span></p> <p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial" lang="EN-US">- Thứ ba, cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện các hành vi hành chính trên cơ sở quy định của pháp luật hoặc là thực hiện các quyết định hành chính. Đây là những hành vi được thực hiện thường xuyên, liên tục trong quản lý hành chính nhà nước. </span></p> <p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial" lang="EN-US">Như vậy, quyết định hành chính (cá biệt) là một phần của thể chế hành chính nhà nước. Bằng việc ban hành các quyết định hành chính, các cơ quan hành chính nhà nước (chủ thể quản lý) đã làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt những quan hệ pháp lý cụ thể, làm cho các quy phạm pháp luật được thực hiện trên thực tế, bộ máy hành chính nhà nước hoạt động bình thường, đã trực tiếp tác động đến quyền, lợi ích của các cá nhân, tổ chức liên quan (đối tượng quản lý). Vì vậy, quyết định hành chính được ban hành sẽ phát huy giá trị tích cực khi nó có tính hợp pháp và hợp lý; trái lại, quyết định hành chính được ban hành sẽ xâm phạm quyền, lợi ích của đối tượng quản lý nếu không có tính hợp pháp và tính hợp lý (trái pháp luật) và ắt sẽ dẫn đến việc khiếu nại của đối tượng quản lý đối với quyết định đó.<span style="mso-spacerun:yes">&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; </span></span></p> <p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial" lang="EN-US">Khiếu nại của cá nhân, tổ chức trở thành sự kiện pháp lý khi họ có căn cứ cho rằng quyết định hành chính của chủ thể quản lý là trái pháp luật, xâm hại trực tiếp đến quyền, lợi ích của họ thì họ có quyền khiếu nại(1). Khiếu nại của công dân đối với các quyết định hành chính trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước gọi là khiếu nại hành chính. </span></p> <p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial" lang="EN-US">Từ thực tế cho thấy, nguyên nhân phát sinh khiếu nại hành chính thường là do quyết định hành chính của cơ quan hành chính nhà nước trái với quy định của pháp luật (không có tính hợp pháp và tính hợp lý). Chính vì vậy, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XI, Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội đã đánh giá: Nhiều quyết định hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, hành vi hành chính của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước không tuân thủ các quy định của pháp luật đã gây phản ứng, bức xúc của người dân, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức. </span></p> <p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial" lang="EN-US">Quyết định hành chính trái pháp luật thường thể hiện chủ yếu ở các dạng sau:</span></p> <p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial" lang="EN-US">- Vi phạm về thẩm quyền ban hành (ban hành trái thẩm quyền); </span></p> <p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial" lang="EN-US">- Vi phạm nội dung, phạm vi điều chỉnh (có nội dung trái pháp luật).<span style="mso-spacerun:yes">&nbsp; </span></span></p> <p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial" lang="EN-US">- Vi phạm về hình thức, thủ tục ban hành (ban hành không đúng hình thức, thủ tục do pháp luật quy định). </span></p> <p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial" lang="EN-US">Chỉ cần có một trong những sai sót trên đã làm cho quyết định hành chính trái pháp luật, đây là nguyên nhân gây nên khiếu nại đối với quyết định hành chính. Để đáp ứng yêu cầu của quản lý hành chính nhà nước, quyết định hành chính ban hành phải có tính hợp pháp và hợp lý. </span></p> <p class="MsoNormal"><i><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial" lang="EN-US">1. Các yêu cầu về tính hợp pháp của quyết định hành chính: </span></i></p> <p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial" lang="EN-US">- Thứ nhất, quyết định hành chính được ban hành phải đúng thẩm quyền </span></p> <p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial" lang="EN-US">Chủ thể ban hành quyết định hành chính phải đư¬ợc pháp luật quy định có thẩm quyền ban hành loại quyết định đó. Có nghĩa các cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước chỉ được ban hành những quyết định hành chính trong phạm vi thẩm quyền của mình theo quy định của pháp luật, không được lạm quyền hoặc lẩn tránh trách nhiệm (không vi quyền). Hay nói cách khác, một quyết định hành chính chỉ được ban hành bởi một cơ quan có thẩm quyền do pháp luật quy định. </span></p> <p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial" lang="EN-US">Thẩm quyền ban hành quyết định hành chính được xét cả về mặt hình thức và mặt nội dung của quyết định hành chính: (i) Thẩm quyền ban hành quyết định hành chính về mặt hình thức là mỗi cơ quan hành chính nhà nước chỉ được ban hành những loại quyết định hành chính nhất định (tên loại quyết định nhất định) phù hợp với chức năng, quyền hạn của cơ quan đó theo quy định của pháp luật. (ii) Thẩm quyền ban hành quyết định hành chính về mặt nội dung là mỗi cơ quan hành chính nhà nước chỉ được ban hành quyết định hành chính quy định, điều chỉnh về những vấn đề nhất định với tính chất và mức độ quy định, điều chỉnh nhất định phù hợp với khả năng quản lý nhà nước của cơ quan đó đã được pháp luật quy định nhằm tránh chồng chéo về mặt quản lý nhà nước, chống lạm quyền. </span></p> <p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial" lang="EN-US">- Thứ hai, quyết định hành chính có nội dung, phạm vi điều chỉnh phải đúng pháp luật </span></p> <p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial" lang="EN-US">Mỗi quyết định hành chính được ban hành phải nhằm mục đích giải quyết một công việc cụ thể, điều chỉnh đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể, do đó khi công việc đã được giải quyết hoặc đối tượng đã được điều chỉnh thì quyết định hành chính đó đương nhiên chấm dứt hiệu lực pháp luật. Điều này khác với văn bản quy phạm được áp dụng nhiều lần cho nhiều công việc, điều chỉnh nhiều đối tượng trong một thời gian dài. </span></p> <p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial" lang="EN-US">Nội dung của quyết định hành chính phải là sự cụ thể hóa các quy phạm pháp luật liên quan vào một trường hợp cụ thể nào đó, do đó tính hợp pháp về nội dung của quyết định hành chính ban hành phải phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật liên quan có quy định khác nhau về một vấn đề thì nội dung của quyết định hành chính điều chỉnh vấn đề đó phải theo nguyên tắc phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất; nếu các văn bản quy phạm pháp luật liên quan do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau thì nội dung của quyết định hành chính phải theo nguyên tắc phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau cùng. </span></p> <p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial" lang="EN-US">Ngoài ra, quyết định hành chính ban hành còn là việc triển khai thực hiện quyết định hành chính của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên nên nó không những không được trái với văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng mà còn phải không được trái với quyết định hành chính của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.</span></p> <p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial" lang="EN-US">Vì vậy, quyết định hành chính được ban hành phải có nội dung và phạm vi điều chỉnh phù hợp với các quy định của pháp luật, không được trái với Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên (có nghĩa không vi phạm luật). </span></p> <p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial" lang="EN-US">- Thứ ba, quyết định hành chính ban hành phải đúng hình thức, thủ tục </span></p> <p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial" lang="EN-US">+ Hình thức của quyết định hành chính bao gồm tên và thể thức, bố cục. </span></p> <p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial" lang="EN-US">Tên gọi của quyết định hành chính ban hành phải là quyết định (không phải các văn bản hành chính thông thường), thể hiện quyền lực nhà nước gắn với thẩm quyền của cơ quan ban hành và phù hợp với vấn đề thuộc nội dung của quyết định. Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 cũng như Luật Khiếu nại năm 2011 quy định giải quyết khiếu nại phải bằng hình thức "quyết định" nhưng thực tế không ít địa phương đã giải quyết bằng văn bản hành chính thông thường như dùng công văn để trả lời người khiếu nại thay cho việc ban hành quyết định giải quyết khiếu nại.<span style="mso-spacerun:yes">&nbsp; </span></span></p> <p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial" lang="EN-US">Thể thức của quyết định hành chính gồm quốc hiệu; tên cơ quan ban hành quyết định; tên loại và trích yếu của quyết định; nội dung quyết định; chức vụ, họ tên, chữ ký của người có thẩm quyền ký ban hành quyết định; dấu của cơ quan, tổ chức; nơi nhận. </span></p> <p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial" lang="EN-US">Bố cục của quyết định hành chính phải ngắn gọn, dứt khoát, cụ thể (có thể gồm các điều, khoản, điểm... nếu nội dung quyết định rộng). </span></p> <p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial" lang="EN-US">+ Thủ tục ban hành quyết định hành chính: Quá trình ban hành quyết định hành chính phải bao gồm đầy đủ các hoạt động cần thiết theo quy định của pháp luật về thủ tục ban hành quyết định hành chính (các bước, các khâu...). Những quy định này mang tính chất bắt buộc thực hiện liên tục nối tiếp nhau, nếu hoạt động trước không thực hiện thì hoạt động sau không tiến hành nhằm bảo đảm sử dụng quyền lực nhà nước đúng đắn và thống nhất. Thủ tục ban hành quyết định hành chính thông thường gồm ba giai đoạn: </span></p> <p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial" lang="EN-US">Giai đoạn thứ nhất, xác định nhu cầu ban hành quyết định hành chính. Giai đoạn này đòi hỏi phải "trả lời" được câu hỏi có cần thiết phải ban hành quyết định không; nếu cần thiết thì ai ban hành, nội dung chính của quyết định là gì. </span></p> <p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial" lang="EN-US">Giai đoạn thứ hai, soạn thảo quyết định hành chính. Giai đoạn này đòi hỏi người có trách nhiệm soạn thảo phải thể hiện được yêu cầu của Nhà nước đối với những đối tượng xác định trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định bằng ngôn ngữ và cách trình bày thích hợp. </span></p> <p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial" lang="EN-US">Giai đoạn thứ ba, thông qua và trao quyết định hành chính đến các đối tượng có trách nhiệm thi hành. Nếu ban hành quyết định hành chính trái với thủ tục ban hành mà nội dung quyết định không trái với pháp luật thì vẫn phải đình chỉ hoặc bãi bỏ quyết định đó nhưng không phải khôi phục lại tình trạng ban đầu; nếu việc ban hành quyết định hành chính đó vẫn là cần thiết thì phải tiến hành lại theo đúng trình tự, thủ tục quy định.</span></p> <p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial" lang="EN-US">Một quyết định hành chính được gọi là hợp pháp phải bảo đảm cả ba yêu cầu trên (hai yêu cầu đầu thể hiện tính hợp pháp về mặt nội dung, còn yêu cầu thứ ba thể hiện tính hợp pháp về mặt hình thức).<span style="mso-spacerun:yes">&nbsp; </span></span></p> <p class="MsoNormal"><i><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial" lang="EN-US">2. Các yêu cầu về tính hợp lý của quyết định hành chính: </span></i></p> <p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial" lang="EN-US">- Thứ nhất, quyết định hành chính ban hành phải thể hiện được ý chí nhà nước; diễn đạt đúng mục tiêu, nhiệm vụ và yêu cầu của quản lý nhà nước; nội dung điều chỉnh bảo đảm phù hợp với những quy luật khách quan, điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước.</span></p> <p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial" lang="EN-US">- Thứ hai, quyết định hành chính ban hành phải bảo đảm hài hòa cả ba lợi ích là lợi ích của Nhà nước, lợi ích của tập thể và lợi ích của công dân; trong đó lợi ích của cá nhân là chính đáng, là động lực trực tiếp, lợi ích của tập thể là cần thiết và lợi ích của Nhà nước là tối cao. </span></p> <p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial" lang="EN-US">- Thứ ba, quyết định hành chính ban hành phải có tính cụ thể, phù hợp với từng vấn đề, từng đối tượng điều chỉnh;</span></p> <p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial" lang="EN-US">- Thứ tư, quyết định hành chính ban hành phải có bố cục lôgic, chặt chẽ; ngôn ngữ trang trọng, có tính nghiêm túc và khách quan, chính xác; văn phong, cách trình bày phải ngắn gọn, rõ ràng, phải đơn nghĩa để dể hiểu, dễ thực hiện.<span style="mso-spacerun:yes">&nbsp; </span></span></p> <p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial" lang="EN-US">- Thứ năm, quyết định hành chính ban hành phải có tính kịp thời. Có nghĩa thời điểm ban hành quyết định hành chính phải là cần thiết nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội mới phát sinh, thay đổi, giải quyết các vấn đề cụ thể, các tình huống bất thường, khẩn cấp phát sinh trong quản lý nhà nước và quyết định hành chính chỉ ban hành trong thời hạn nhất định đáp ứng nhu cầu của quản lý hành chính nhà nước, nếu quá thời hạn đó mới ban hành thì quyết định hành chính không đáp ứng nhu cầu của quản lý hành chính nhà nước. </span></p> <p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial" lang="EN-US">Một quyết định hành chính được ban hành có tính hợp lý khi có cả năm yêu cầu nêu trên.</span></p> <p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial" lang="EN-US">Tóm tại, tính hợp pháp và tính hợp lý là hai thuộc tính không thể thiếu của một quyết định hành chính và cũng là hai tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng của một quyết định hành chính được ban hành. Mức độ của tính hợp pháp và hợp lý có ý nghĩa quyết định hiệu lực pháp lý và giá trị tác động thực tế của quyết định hành chính và hệ thống pháp luật. Nếu như tính hợp pháp của quyết định hành chính có vai trò bảo đảm sự ổn định của hệ thống pháp luật, hoạt động áp dụng pháp luật, được Nhà nước bảo đảm thực hiện (bảo đảm cuối cùng là bằng cưỡng chế nhà nước) thì tính hợp lý của quyết định hành chính có vai trò bảo đảm hoạt động áp dụng pháp luật được linh hoạt, phù hợp với những điều kiện thực tiễn và hoàn cảnh xã hội. Đối tư¬ợng quản lý sẽ tự giác thi hành quyết định hành chính nếu quyết định đó phù hợp với các chuẩn mực pháp lý, đạo đức, xã hội, phù hợp với khả năng thực hiện quyết định của họ và phản ánh, bảo vệ hiệu quả các quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật. </span></p> <p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial" lang="EN-US">Mỗi quyết định hành chính được ban hành nếu bảo đảm cả tính hợp pháp và tính hợp lý sẽ đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn quản lý hành chính nhà nước, có tính khả thi cao, bảo đảm pháp chế và hạn chế phát sinh khiếu nại hành chính. </span></p> <p class="MsoNormal"><i><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial" lang="EN-US">(1)(Điều 7 Luật Khiếu nại năm 2011)</span></i></p><i> </i><p class="MsoNormal"><i><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial" lang="EN-US">(2)(Điều 80 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật)</span></i></p> <p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial" lang="EN-US">&nbsp;</span></p> <p style="text-align: right;" class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial" lang="EN-US"><span style="mso-spacerun:yes">&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;<b>&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; </b></span><b>Ths. Hoàng Ngọc Dũng</b></span></p><b> </b><p style="text-align: right;" class="MsoNormal"><b><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial" lang="EN-US"><span style="mso-tab-count:4">&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; </span><span style="mso-spacerun:yes">&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp;&nbsp; </span>Phó Vụ trưởng Vụ I, Văn phòng Chính phủ </span></b></p> <p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial" lang="EN-US">&nbsp;</span></p> <p class="MsoNormal"><span style="font-size:10.0pt;font-family:Arial" lang="EN-US">&nbsp;</span></p> <!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]-->
anhdt
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra