Phòng, chống tham nhũng tiêu cực trong thanh tra, kiểm tra là giải pháp hữu hiệu

Thứ hai, 15/07/2024 16:40
(ThanhtraVietNam) - UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu Giám đốc các sở; Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố xem nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác thanh tra, kiểm tra là giải pháp hữu hiệu để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Từ đó, tạo sự minh bạch của hệ thống công quyền và nâng cao niềm tin, sự ủng hộ của Nhân dân.

Ấn Độ: Thủ hiến Delhi được tại ngoại tạm thời trong vụ án tham nhũng

Thanh tra tỉnh Quảng Ninh xử lý phản ánh về quy hoạch đường bao biển Hạ Long

Bắt tạm giam Đăng kiểm viên về hành vi nhận hối lộ

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ ra hàng loạt sai phạm tại Cục Thống kê tỉnh Bình Định

Gia tăng khiếu nại, tố cáo tại Bộ Tư pháp trong nửa đầu năm 2024

Ông Tạ Hồng Quang giữ chức vụ Chánh Thanh tra tỉnh Khánh Hòa

Mới đây, UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Kế hoạch số 1274/KH-UBND về thực hiện Quy định số 131-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 162-KH/TU ngày 27/5/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán (gọi tắt là Quy định số 131-QĐ/TW, Kế hoạch số 162-KH/TU).

Theo đó, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã có trách nhiệm tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Quy định số 131-QĐ/TW và Kế hoạch số 162-KH/TU đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

“Người đứng đầu cơ quan, tổ chức kiểm tra, thanh tra và cá nhân có liên quan không thực hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra được quy định tại Điều 4 Quy định số 131-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị”, Kế hoạch nhấn mạnh.

leftcenterrightdel
 Quang cảnh một phiên họp của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Quảng Bình trong năm 2024. (Ảnh: baoquangbinh.vn)

Kế hoạch số 1274/KH-UBND nêu rõ trách nhiệm cụ thể của người đứng đầu cơ quan, tổ chức thanh tra, kiểm tra và cá nhân có liên quan, gồm: Lãnh đạo cơ quan thanh tra các cấp trên địa bàn tỉnh; Đoàn thanh tra, kiểm tra; cán bộ, công chức, viên chức làm công tác tham mưu; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khác (như tập thể lãnh đạo và người đứng đầu địa phương, cơ quan, đơn vị là đối tượng thanh tra, kiểm tra; cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; cơ quan thông tin, truyền thông).

Về xử lý vi phạm, cán bộ, công chức, viên chức (kể cả người đã chuyển công tác hoặc nghỉ hưu) vi phạm nội dung nêu tại Điều 4 Quy định số 131-QĐ/TW thì bị xử lý theo quy định hiện hành. Ngoài ra, cá nhân đang công tác còn bị áp dụng các biện pháp xử lý, như: Đình chỉ công tác, chức vụ, không bố trí làm công tác tham mưu, nghiệp vụ về thanh tra, kiểm tra; không quy hoạch, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu bầu cử, ứng cử, phong tặng danh hiệu, khen thưởng; hủy bỏ, thu hồi kết luận, quyết định ban hành không đúng về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng…

Trường hợp để xảy ra tham nhũng, tiêu cực thì lãnh đạo cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm nhiệm chính và bị xem xét, xử lý kỷ luật theo quy định của Đảng khi vi phạm Điều 4 Quy định số 131-QĐ/TW.

Tuy nhiên, lãnh đạo cơ quan, đơn vị được xem xét miễn giảm trách nhiệm trong trường hợp không thế biết hoặc đã áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng ngừa, ngăn chặn tham nhũng, tiêu cực trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng. Đồng thời, đã áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn chặn, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng, tiêu cực hoặc kịp thời phát hiện, chủ động báo cáo và xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực. Đặc biệt, chủ động xin thôi giữ chức vụ, từ chức trước khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện, xử lý, trừ trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự./.

Hoàng Minh

TIN LIÊN QUAN

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
 
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra