Xây dựng, biên soạn tài liệu giảng dạy phù hợp với từng cấp học
Theo Bộ GDĐT, quá trình triển khai nhiệm vụ đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng tại các cơ sở giáo dục, đào tạo, Bộ đã nhận được sự chỉ đạo thường xuyên của Chính phủ của Thủ tướng Chính phủ. Đông thời, trên cơ sở các đề xuất, kiến nghị nêu trong Báo cáo 874/BC-TTCP ngày 29/4/2016 của Tổng Thanh tra Chính phủ về sơ kết 02 năm thực hiện Chỉ thị 10 và Công văn số 3425/VPCP-V.I ngày 13/5/2016 của Văn phòng Chính phủ, Bộ GDĐT đã chủ động ban hành kế hoạch thực hiện và phân công nhiệm vụ cho các đơn vị chức năng thuộc Bộ trong việc thực hiện Chỉ thị quan trọng này.
Về công tác xây dựng tài liệu giảng dạy cho các cấp học, Bộ GDĐT đã tiến hành xây dựng 04 loại tài liệu giảng dạy về PCTN dành cho các đối tượng. Theo đó, đối với THPT có: tài liệu giáo dục về PCTN cho môn học GDCD cấp THPT được ban hành theo Công văn số 8784/BGDĐT-TTr ngày 06/12/2013 của Bộ trưởng; thiết kế, xây dựng bài giảng ELearning cho 06 bài giảng tích hợp, lồng ghép nội dung PCTN trong môn GDCD cấp THPT; in đĩa DVD, đưa lên website của Bộ làm tư liệu hướng dẫn, tham khảo cho giáo viên, học sinh các trường THPT trên toàn quốc.
Với hệ đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp, tài liệu giảng dạy về PCTN cho môn học pháp luật được ban hành theo Quyết định số 976/QĐ-BGDĐT ngày 20/3/2014 của Bộ trưởng về việc phê duyệt chương trình, tài liệu về PCTN trong đào tạo trình độ Trung cấp chuyên nghiệp.
Còn với Đại học, Cao đẳng có 02 cuốn tài liệu giảng dạy về PCTN được Bộ ban hành theo Quyết định số 3468/QĐ-BGDĐT ngày 06/9/2014 của Bộ trưởng về việc phê duyệt tài liệu giảng dạy về PCTN dùng cho các trường đại học, cao đẳng không chuyên về luật và Quyết định số 3470/QĐ-BGDĐT ngày 06/9/2014 của Bộ trưởng về việc phê duyệt tài liệu giảng dạy về PCTN dùng cho các trường đại học, cao đẳng chuyên về luật.
|
|
Đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo. Ảnh: minh họa/internet |
Bên cạnh đó, Bộ GDĐT đã tổ chức soạn thảo, biên tập, thẩm định, phê duyệt in ấn và phát hành miễn phí đến tất cả các Sở GDĐT, các Trường THPT trên toàn quốc tài liệu tham khảo “Giáo dục đạo đức liêm chính cho học sinh THPT” với số lượng hơn 3.000 cuốn.
Cũng theo Bộ GDĐT, công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, giảng viên cũng đã được chú trọng và tăng cường, các buổi hội nghị trực tuyến, hội thảo đã được tổ chức nhằm tập huấn, triển khai Chỉ thị tới các giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục của các Sở GDĐT; các Sở GDĐT cũng đã chủ động tiến hành tập huấn cho cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên, giảng viên giảng dạy nội dung PCTN.
Qua đó, hầu hết giáo viên khối THPT đã được tập huấn thông qua Hội nghị trực tuyến triển khai Chỉ thị và hội thảo do Bộ GDĐT tổ chức. Đối với giáo viên Trung cấp chuyên nghiệp: Bộ GDĐT đã lồng ghép tập huấn nội dung giảng dạy PCTN với tập huấn chuyên môn. Bộ cũng thường xuyên tổ chức Hội nghị, Hội thảo về nâng cao chất lượng việc đưa nội dung PCTN vào giảng dạy hoặc tích hợp nội dung giảng dạy PCTN vào các hội nghị, hội thảo hằng năm.
Cụ thể, thực hiện Kế hoạch số 912/KH-BGDĐT ngày 17/9/2012, Bộ GDĐT có Công văn số 6320 và 6695/BGDĐT-VP gửi các đơn vị tham gia Hội thảo thực hiện Đề án 137 và triển khai Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo vào ngày 04, 05/10/2012 với số lượng hơn 400 đại biểu. Hội nghi trực tiếp toàn quốc với 06 điểm cầu (Hà Nội, Thái Nguyên, Vinh, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ) vào ngày 30/12/2016, trong đó điểm cầu chính tại Thư viện Tạ Quang Bửu, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho khối các cơ sở giáo dục đại học. Hội nghị vào ngày 29/11/2019 tại Tản Đà, Hà Nội quán triệt về Luật PCTN năm 2018 và Chỉ thị 10 năm 2013 và Chỉ thị 10 năm 2019
Chuyển biến tích cực và từng bước đi vào nề nếp theo hướng giáo dục đạo đức lối sống liêm chính
Trong chương trình chính khóa, với khối THPT, nội dung này được tích hợp, lồng ghép vào môn GDCD. Đối với các khối trường còn lại, nội dung này được lồng ghép vào môn học Pháp luật đại cương hoặc môn học khác phù hợp với đặc điểm của từng khối trường.
Còn với chương trình ngoại khóa, Bộ này cho biết một số trường đã đưa nội dung PCTN vào các hoạt động ngoại khóa với các phương pháp lồng ghép linh hoạt, như: thi tìm hiểu pháp luật, thi tiểu phẩm về PCTN; hoạt động văn nghệ; nghe báo cáo chuyên đề; sinh hoạt chính trị… có nội dung PCTN; tổ chức cho học sinh, sinh viên tham dự các phiên tòa giả định, xem các phim tài liệu về PCTN; xây dựng chuyên mục trên trang thông tin điện tử của nhà trường; thi học sinh giỏi môn GDCD…
Bộ GDĐT cho biết thêm, trên cơ sở chương trình và tài liệu do Bộ ban hành, các cơ sở GDĐT thực hiện phân bổ thời lượng giảng dạy theo hướng dẫn của Bộ, cụ thể: cấp THPT có tổng thời lượng giảng dạy là 06 tiết, phân bổ trong 03 năm học lớp 10, 11, 12, mỗi năm 02 tiết; trung cấp chuyên nghiệp có tổng thời lượng giảng dạy là 04 tiết;
Khối Đại học, Cao đẳng không chuyên về luật có tổng thời lượng là 05 tiết lý thuyết được lồng ghép vào môn Pháp luật đại cương hoặc môn học khác phù hợp như các môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, Lý luận về Nhà nước và Pháp luật…; và Đại học, Cao đẳng chuyên về luật có tổng thời lượng là 15 tiết được lồng ghép vào môn Luật hành chính hoặc Luật hình sự, trong đó có 05 tiết tự nghiên cứu.
Việc giảng dạy nội dung này được thực hiện trong chương trình chính khóa và ngoại khóa, cụ thể, trong chương trình chính khóa của khối THPT sẽ được tích hợp, lồng ghép vào môn GDCD. Đối với các khối trường còn lại, nội dung này được lồng ghép vào môn học Pháp luật đại cương hoặc môn học khác phù hợp với đặc điểm của từng khối trường.
Ở chương trình ngoại khóa, một số trường đã đưa nội dung PCTN vào các hoạt động ngoại khóa với các phương pháp lồng ghép linh hoạt, như: thi tìm hiểu pháp luật, thi tiểu phẩm về PCTN; hoạt động văn nghệ; nghe báo cáo chuyên đề; sinh hoạt chính trị…có nội dung PCTN; tổ chức cho học sinh, sinh viên tham dự các phiên tòa giả định, xem các phim tài liệu về PCTN; xây dựng chuyên mục trên trang thông tin điện tử của nhà trường; thi học sinh giỏi môn GDCD…
Bộ GDĐT đánh giá, nhìn chung nội dung kiến thức PCTN được giảng dạy cơ bản phù hợp với từng cấp học theo nội dung của Đề án 137. Việc kiểm tra, đánh giá đối với người học được thực hiện nghiêm túc, các cơ sở GDĐT đều có hoạt động kiểm tra nhằm đánh giá kết quả học tập nội dung này của học viên với các hình thức khác nhau: kiểm tra 15 phút, kiểm tra cuối kỳ theo hình thức tự luận, vấn đáp; thảo luận nhóm, viết tiểu luận, trình bày đề án… tùy thuộc vào hệ đào tạo và nhóm đối tượng học viên.
Đến nay 100% các trường thuộc khối THPT đã tổ chức giảng dạy nội dung PCTN và tuyệt đại bộ phận học sinh cấp THPT đã được tiếp cận, học tập nội dung này. Đối với các học viện, đại học, cao đẳng, trung cấp sư phạm việc giảng dạy nội dung này đã có những chuyển biến tích cực và đang từng bước đi vào nề nếp theo hướng giáo dục đạo đức lối sống liêm chính./.