Nhiều tranh cãi trước lệnh cấm nhập cảnh của Tổng thống Mỹ Donald Trump

Thứ sáu, 30/06/2017 16:22
(ThanhtraVietNam) - Lệnh cấm nhập cảnh gây tranh cãi của Tổng thống Mỹ Donald Trump cuối cùng cũng bắt đầu có hiệu lực vào sáng nay (30/6 giờ VN) sau nhiều lần bị trì hoãn.

Với lệnh cấm này, toàn bộ người tị nạn và công dân từ 6 quốc gia có đông người Hồi giáo sinh sống sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi muốn vào Mỹ.

Sắc lệnh bắt đầu có hiệu lực lúc 7h00 ngày 30/6 (giờ Việt Nam) và tác động tới mọi người tị nạn cũng như công dân các nước Iran, Libya, Syria, Somalia, Sudan và Yemen. Lệnh có hiệu lực ít nhất trong vòng 90 ngày tới đối với du khách và 120 ngày đối với người tị nạn.

Cụ thể, khi những người dân của 6 quốc gia trên muốn tị nạn vào Mỹ phải chứng minh được họ có quan hệ với một cá nhân hay công ty ở Mỹ. Hoặc phải chứng minh được có quan hệ gia đình gần gũi, quan hệ kinh doanh với Mỹ.

Sau khi lệnh cấm trên có hiệu lực, đã xảy ra nhiều làn sóng phản đối. Bang Hawaii đã đệ đơn kiện chính sách Visa mới của Trump. Theo đó, Hawaii lên tiếng về định nghĩa "quan hệ gần gũi trong gia đình" còn bao gồm nhiều người mà chính quyền liên bang không đưa vào định nghĩa của họ". Quan hệ gần gũi gia đình như Tổng thống Trump đưa ra quá hẹp và không hợp lý

Theo ông Douglas Chin, Tổng Chưởng lý bang Hawaii ngày 29/6 cho biết: "Thật không may, định nghĩa này có thể vi phạm phán quyết từ Tòa án Tối cao".

Tại Iran, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif đã lên tiếng chỉ trích sắc lệnh hạn chế nhập cư mới có hiệu lực của Mỹ, áp dụng với công dân đến từ 6 quốc gia Hồi giáo, trong đó có Iran. Ngoại trưởng Iran cho rằng việc Mỹ hạn chế nhập cư đối với người Hồi giáo là "cách thể hiện đáng xấu hổ" về lòng hiếu khách có chọn lọc của Mỹ.

leftcenterrightdel
 Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif đã lên tiếng

Bởi lẽ, theo luật cấm này, các công dân đến từ 6 quốc gia Hồi giáo gồm Iran, Libya, Somalia, Sudan, Syria và Yemen bị cấm nhập cư vào Mỹ trong vòng 90 ngày đối với du khách và 120 ngày đối với người tị nạn trừ khi những người này chứng minh có mối quan hệ huyết thống với cha/mẹ, chồng/vợ, con nhỏ, con trai/gái trưởng thành, con rể, con dâu hoặc anh/chị/em ruột ở Mỹ. Như vậy, các mối quan hệ như bà/cháu, cô, dì, chú, bác và các mối quan hệ khác đều chịu ảnh hưởng của sắc lệnh này.

Hiện có hơn 1 triệu người gốc Iran đang sinh sống tại Mỹ. Và việc sắc lệnh trên được thực thi đang là mối lo ngại lớn đối với cộng đồng này.

Tổng thống Donal Trump cho rằng sắc lệnh hạn chế nhập cư là biện pháp cần thiết để ngăn chặn những kẻ khủng bố xâm nhập vào quốc gia này.

Tuy nhiên, giới chức tư pháp các bang của Mỹ cho rằng về cơ bản văn kiện này vẫn là thách thức đối với nền tảng Hiến pháp Mỹ khi có sự phân biệt đối với một tôn giáo nhất định.

Nhiều tòa án tại Mỹ đã liên tiếp ra các phán quyết nhằm ngăn chặn việc triển khai sắc lệnh trên.

PV

Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra