Ngay từ Quý IV năm 2019, tình hình sản xuất kinh doanh có nhiều thuận lợi, do không thiếu vốn, trong khi số lượng doanh nghiệp mới tăng lên nhiều. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, trong 9 tháng đầu năm 2019, số lượng doanh nghiệp thành lập mới và số vốn đăng ký tiếp tục đạt mức cao nhất so với cùng kỳ của các năm trước đây. Con số này cho thấy sức khỏe của các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường đã tốt hơn trước rất nhiều. Đạt được điều này, ngoài khả năng lập nghiệp của các doanh nghiệp, còn nhờ chính sách tài khóa và tiền tệ của Chính phủ và Ngân hàng Việt Nam đã tạo thuận lợi rất lớn cho việc kinh doanh sản xuất cũng như đời sống xã hội.
Theo các chuyên gia kinh tế chính sách tiền tệ của nước ta, cuối năm 2019 cũng như đầu năm 2020 không xảy ra tình trạng xung đột giữa GDP và lạm phát như thường thấy ở những năm trước. Theo báo cáo kinh tế cuối Quý III năm 2019 của Tổng cục thống kê thì tổng phương tiện thanh toán tăng 8,44% so với cuối năm 2018. Mặc dù các chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 9 tháng đầu năm 2019 đều thấp hơn so với cùng kỳ năm trước, nhưng theo các chuyên gia kinh tế, điều này vẫn hợp lý và cần thiết khi rủi ro từ tài chính tiền tệ thế giới cao hơn rất nhiều so với các thời điểm trước nhất là căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang. Mặc dù có sự thụt giảm trong xuất khẩu, song không tác động lớn đến kinh tế và tiền tệ ở Việt Nam, nhất là về tỷ giá. Tâm lý ổn định về sự không ổn định của tỷ giá thị trường tín dụng thế giới, trong nước không làm ảnh hưởng lớn đến tâm lý kinh doanh và giá cả tiêu dùng là nhờ sự ổn định của mặt bằng lãi suất huy động và cho vay của các tổ chức tín dụng năm 2019, lãi suất huy động của một số ngân hàng tăng nhẹ chủ yếu ở trung và dài hạn đã đảm bảo được sự cân đối kỳ hạn và an toàn vốn cho hoạt động ngân hàng.
Suốt thời gian qua, mặt bằng lãi suất huy động đồng Việt Nam phổ biến ở mức 4,5 - 5,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng đến dưới 6 tháng; 5,3% - 6,8%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn 6 tháng đến 12 tháng; mức 6,6% - 7,5%/năm đối với thời hạn 12 tháng trở lên. Lãi suất cho vay đồng Việt Nam phổ biến khoảng 6% đến 9% năm đối với ngắn hạn 9% - 11%/năm đối với trung và dài hạn. Cơ cấu tín dụng tiếp tục hướng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên, tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát chặt chẽ đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng. Cuối năm 2019, việc Ngân hàng Nhà nước giảm 0,25% đối với các lãi suất điều hành kết hợp với đẩy mạnh giảm ngân vốn đầu tư cũng là những tín hiệu cho thấy chính sách tiền tệ và tài khóa của Việt Nam đã được nới lỏng. Điều này cần thiết để kiểm soát lạm phát ngăn ngừa xảy ra xung đột kinh tế vĩ mô. Do đó, cũng theo nhiều chuyên gia kinh tế, chính sách điều hành thận trọng của Ngân hàng Nhà nước đã tác động rất tốt đến sản xuất kinh doanh và mua sắm tiêu dùng trong đời sống xã hội. Nhiều ý kiến đề xuất sang năm 2020 cần tiếp tục phát huy hiệu quả của những biện pháp tiền tệ phù hợp đem lại nhiều lợi ích của năm 2019.
Chính sách tiền tệ cần tiếp tục phát huy hiệu quả (Ảnh: Internet)
Có chuyên gia tài chính nước ngoài kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nên từng bước thiết lập các công cụ điều hành chính sách hiện đại mang tính thị trường hơn. Trong bối cảnh kinh tế thế giới, khu vực có diễn biến khó lường dễ ảnh hưởng đến tỷ giá các đồng tiền, theo Tổng cục thống kê việc điều hành, chính sách tiền tệ, lãi suất cần linh hoạt thận trọng phù hợp với điều kiện thị trường trong nước và quốc tế phối hợp hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế khác nhằm tiếp tục kiểm soát lạm phát như năm 2019 đã làm được để hỗ trợ sản xuất kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng tín dụng phải nhằm vào các mục đích trên, hướng dòng vốn vào những ngành nghề lĩnh vực ưu tiên, kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào những ngành tiềm ẩn rủi ro, kiểm soát nợ xấu. Hoạt động tín dụng ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh mà về nguồn vốn thì không thể không xem xét tới những nguồn vốn đầu tư xã hội.
Qua các hội nghị xúc tiến đầu tư của các địa phương ngay từ đầu năm, cả năm 2019, nguồn vốn đầu tư xã hội 2019 chiếm tới 34% GDP việc cả xã hội cùng chung sức đổ vốn vào kinh tế tạo thuận lợi cho tăng tốc cần tiếp tục phát huy trong năm 2020, để tăng nguồn tín dụng cho sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội chứ không chỉ ỷ lại hoàn toàn vào việc vay ngân hàng đó là ý kiến của nhiều cán bộ quản lý kinh tế cũng như chuyên gia kinh tế. Về tín dụng tiền tệ thì có một kinh nghiệm của năm 2019 cần nhân rộng sang năm 2020 là giảm mạnh tốc độ vay nợ công để giữ sự bền vững của ngân sách trên cơ sở đó ngân sách đầu tư cho những công trình dự án lớn. Trong báo cáo gửi tới Quốc hội trong kỳ họp tháng 08 năm 2019, Chính phủ cho biết đến cuối năm 2019 nợ công mới chỉ ở mức 56,1% GDP và nợ chính phủ ở mức 49,2% GDP. Với năm 2020, Chính phủ tính toán tỷ lệ nợ công dự kiến tiếp tục giảm so với năm 2019 và các năm trước. Theo đó cơ cấu nguồn huy động vốn bao gồm phát hành trái phiếu Chính phủ trong nước và huy động vốn vay nước ngoài sẽ giải ngân ưu đãi chính là tăng nguồn lực để phục vụ tăng trưởng kinh tế nâng cao đời sống xã hội. Việc điều chỉnh tỷ giá theo hướng giảm giá đồng Việt Nam cũng sẽ làm tăng giá trị danh nghĩa các khoản nợ và ngoại tệ khi quy sang nội tệ.
Vì vậy, Chính phủ nhấn mạnh việc vay nợ nước ngoài phải được kiểm soát chặt chẽ, phát huy tốt đồng vốn. Theo các giới kinh doanh, ngân hàng lẫn chuyên gia kinh tế, triển khai ngân hàng số tại Việt Nam vì trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội, số người dùng điện thoại di động loại mới và internet ngày càng gia tăng, muốn thu hút họ vào với các giao dịch ngân hàng, không thể không vận dụng công nghệ thông tin hiện đại, số hóa các hoạt động ngân hàng. Theo một dự tính, đến 2022 nước ta sẽ có 4 triệu người dùng điện thoại di động mới và 60 triệu người dùng internet, việc dùng tiền mặt đang bị xóa bỏ dần. Do đó, triển khai ngân hàng số là điều cần thiết, song cũng gặp nhiều khó khăn vì vẫn còn nhiều khách hàng quen giao dịch cách truyền thống, và việc bảo mật an toàn thông tin tài chính vẫn luôn luôn cần, nhưng sẽ khó giữ khi số hóa mọi dịch vụ tín dụng ngân hàng, rất cần có khung pháp lý về chia sẻ, khai thác và lưu trữ các dữ liệu, trong đó có các dữ liệu ngân hàng.
Vào tháng 8 năm 2019, Chính phủ đã phê duyệt đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ, trong đó có đề cập những nội dung đó. Cuối năm 2019 tại buổi gặp mặt với đại diện lãnh đạo các tổ chức tiền tệ quốc tế đại sứ và ngân hàng các nước tại Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài có quan hệ công tác với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ông Lê Minh Hưng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phát biểu nhận định: Trong khoảng 4 năm trở lại đây ở Việt Nam thanh khoản đã được bơm mạnh ra thị trường nhưng không gây áp lực nào đối với lạm phát. Điều này cho thấy chính sách tiền tệ đã được triển khai phù hợp và thận trọng, việc thiết kế và điều hành chính sách tiền tệ cho đến nay đã thành công đóng góp vào mục tiêu xây dựng kinh tế vỹ mô phát triển cao hơn trong tương lai. Với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2016 - 2020, theo ông Lê Minh Hưng, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ một cách thận trọng linh doạt và phối hợp tốt với các chính sách kinh tế vỹ mô khác.
“Năm 2020 là năm cuối trong kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm này, chúng tôi sẽ nỗ lực để đạt được các mục tiêu đã đề ra, đồng thời cũng chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng đang làm việc để có được một khuôn khổ tốt hơn trong giai đoạn tới, trong đó có việc rà soát đề xuất sửa đổi lại các khung khổ luật pháp liên quan như luật Ngân hàng Nhà nước, luật các tổ chức tín dụng. Chúng tôi cũng đang chuẩn bị khung khổ tái cấu trúc cho giai đoạn 5 năm tới để hệ thống ngân hàng lành mạnh hơn, phục vụ tốt hơn cho phát triển kinh tế bền vững”, những lời hứa của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có vẻ như đang thành hiện thực trên thị trường tài chính ngân hàng ngay trong những tháng đầu năm 2020.
Trung Vũ