Có nên ba bộ cùng quản lý… “một miếng ăn”?

Thứ tư, 15/04/2015 00:27
(ThanhtraVietnam) - Trong sự đòi hỏi tối ưu, tối cần của ăn để mà sống thì có lẽ ăn sạch là đứng đầu. Bởi ăn phải thứ không sạch thì không những cơ thể không có thể nạp thêm năng lượng để sinh tồn, mà còn sẽ chuốc lấy bệnh, chữa chạy thuốc men tốn kém, không khỏi sẽ phải về với tổ tiên một cách đáng ra chưa phải về, chưa đến hạn của sổ thiên tào.
<div>Có điều, biết thì ai cũng biết thế, song để ăn sạch lại không dễ. Thời xưa còn túng đói, nhiều người vì để khỏi đói mà gặp gì liều lĩnh ăn nấy nên gặp phải thức ăn ôi thiu, gây bệnh đường ruột làm chết nhiều người. Sang thời nay, kinh tế phát triển, đời sống nhân dân khá lên, không đói không thiếu, con người có thể chủ động tìm đến thức ăn sạch, tránh thức ăn bẩn. Thế nhưng lạ thay, trong thực tế đời sống xã hội, cũng như qua đài báo phản ảnh, vẫn thấy xảy ra nhiều nhiều các vụ ngộ độc thức ăn. Vậy phải chăng ăn phải thức ăn không sạch còn có những nguyên nhân khác chứ không phải do đói ăn bẩn túng làm liều. Đồ ăn thức uống bây giờ được gọi chữ nghĩa là thực phẩm, một thứ sản phẩm để ăn do sản xuất nông nghiệp làm ra, do ngành nghề thuỷ hải sản đánh bắt được, do chế biến qua các nhà máy. Sự phong phú của thực phẩm cộng với sự giao lưu kinh tế giữa các nước trong khu vực, rộng ra toàn cầu, đã khiến cho thực phẩm không chỉ là sản phẩm nội địa tự cung tự cấp theo kiểu tay làm hàm nhai, mà còn là hàng hoá bán mua, xuất nhập khẩu. Con người, vì thế vừa được tạo sự dễ dàng đáp ứng nhu cầu ăn, vừa lại khó hơn trong phân biệt sạch, bẩn khi mua thực phẩm nội địa và thực phẩm nhập khẩu. Mình xem thứ người mình làm để kiểm tra sự sạch sẽ của miếng ăn đã khó, huống nữa là thứ thực phẩm người nước khác làm, rồi họ đóng hộp, gói hàng trông rất đẹp đẽ, sang trọng khiến mấy ai là không theo tâm lý quen, thứ đẹp, thứ sang tất chất lượng tốt, với nữa mắt thường nhìn vào hộp, vào gói thực phẩm làm sao biết được tường tận sự sạch hay không sạch. Thành ra việc bảo đảm sự vệ sinh an toàn của thực phẩm, người dân càng phải trông nhiều vào sự xem xét, quản lý của các cơ quan nhà nước.&nbsp;<br></div><div><br></div><p>Việc này lâu nay vẫn được nhà nước giao cho ba Bộ, đầu tiên là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn canh coi khâu sản xuất trong nước để làm ra gạo ngô, gà lợn, tôm cá,…Bộ Y tế canh coi thực phẩm đối chiếu theo các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh đối với sức khoẻ con người, còn Bộ Công Thương trông nom việc lưu thông, bán thực phẩm trong nước, đem thực phẩm của nước mình bán sang các nước và nhập khẩu thực phẩm từ các nước vào nước mình. Hình dung một cách vui vui, thì một miếng thịt, khúc cá,… trên mâm cơm chúng ta ăn hàng bữa, có trách nhiệm, được sự quan tâm của tới ba Bộ cơ đấy, đáng lý thì phải hoàn toàn yên tâm mà ăn, song thực tế lại không hoàn toàn như vậy. Bởi phân công thì như thế, nhưng sự phối hợp của ba bộ này đâu có dễ, lâu nay vẫn thường là mỗi bộ canh coi riêng biệt, năm thì mười hoạ mới có cảnh đại diện của ba Bộ ngành này cùng ra chợ, đến hiệu ăn để kiểm tra, kết luận về một thứ thức ăn nào đó vừa gây hậu quả tai hại cho sức khoẻ con người. Việc quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm hiện bộc lộ nhiều điểm yếu, ngay từ khâu gốc là hệ thống chính sách, pháp luật, văn bản dưới luật của các bộ có trách nhiệm quản lý thì đã vừa chậm ban hành, vừa chưa hoàn toàn đồng bộ và hài hoà. Đến trong thực thi, thì lại thiếu sự phối hợp các biện pháp kỹ thuật với giải pháp kinh tế thương mại, chưa gắn kết quản lý chất lượng thực phẩm do nông lâm thuỷ sản làm ra với những thứ ngành nông nghiệp nhập vào để bảo quản chế biến thực phẩm như hoá chất, phụ gia. Muốn quản lý thực phẩm thì phải làm tốt khâu giám sát, kiểm tra thường xuyên, thế nhưng các việc này hiện còn làm dàn trải, phân tán giữa các cấp, nhân lực thì hạn chế, thiếu hạ tầng kỹ thuật và kinh phí hoạt động. Dẫn đến chỗ thanh tra, kiểm tra chuyên ngành chưa bài bản, còn trùng lặp, chậm truy xuất, điều tra xử lý. Việc kiểm nghiệm thực phẩm do nhiều cơ quan cùng tiến hành nên cho ra những kết quả trái ngược nhau, rất khó kết luận, xử lý. Với sản xuất, tiêu thụ thực phẩm trong nước đã khó thế, với hàng hoá thực phẩm xuất khẩu càng khó hơn, do sai phạm quy định chung về vệ sinh an toàn thực phẩm, hay trái với yêu cầu chặt chẽ của nhà nhập khẩu các nước, nhiều hàng thực phẩm của ta, nhất là tôm, cá xuất khẩu sang các nước đã bị trả về, gây thiệt hại không chỉ cho mỗi thương vụ đó, mà còn mất uy tín cho thương mại dài lâu.&nbsp;</p><p><br /></p><div style="text-align: center;"><img alt="" src="http://thanhtravietnam.vn/Portals/0/NEWS_IMAGES/huyentt/2015_4/rau_cu.jpg" width="500px"></div><p style="color: #666666;font-size: 11px;line-height: 18px;text-align: center;font-style:italic;">Ảnh minh họa</p><div>Vì sức khoẻ, tính mạng con người cũng như lợi ích kinh tế, rõ ràng là không thể để xảy ra tiếp, xảy ra nhiều những sai phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm như vậy. Để chấn chỉnh, theo ý kiến của nhiều chuyên gia y tế và kinh tế trong, ngoài nước, cần đổi mới cơ chế chính sách ngay từ khâu huy động nguồn lực đầu tư cho sản xuất kinh doanh thực phẩm phải kết hợp với các biện pháp bảo đảm cho thực phẩm thực sự vệ sinh an toàn. Cần phải có các hệ thống quản lý kiểm soát quốc gia mạnh trong ngành thực phẩm. Có những ý kiến đề xuất là thôi giao cho ba bộ, mà nên quy việc quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm về một đầu mối dưới một bộ duy nhất, để thuận tiện tiến hành các khâu hoàn thiện quy chuẩn pháp luật, sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, kiểm tra hàng hoá thực phẩm xuất nhập khẩu. Việc có nên tiếp tục, hay thôi giao cho ba bộ, mà quy về một bộ quản lý sự vệ sinh an toàn thực phẩm, chắc sẽ còn cần suy tính tiếp cho kỹ càng, thấu đáo. Song điều cần làm ngay là phải chấn chỉnh, bổ sung các biện pháp quản lý thực phẩm sao cho thiết thực, hiệu quả hơn vì việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm từ chỗ chủ yếu để bảo vệ sức khoẻ con người, đến thời kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế thế giới bây giờ còn có thêm mục đích quan trọng nữa là lợi ích kinh tế phát triển bền vững.<br></div><div><br></div><div style="text-align: right;"><b>Trung Vũ&nbsp;</b></div><div><br></div><div><br></div>
huyentt
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra