Đầu tư hiệu quả cho tăng trưởng xanh

Thứ hai, 26/01/2015 00:34
(ThanhtraVietnam) - Từ chỗ chỉ hô hào mọi người trồng cây xanh, tích cực tham gia tết trồng cây, đừng phá rừng, đừng chặt đi những hàng cây xanh ở các đô thị để giữ lấy sự trong lành môi trường sống nhờ cây xanh, đến cảnh báo tình trạng nhiều cơ sở sản xuất, nhất là công nghiệp, làng nghề đang làm ô nhiễm nghiêm trọng môi trường, cần phải ngăn chặn, xử lý nghiêm sự vi phạm môi trường, là cả một chặng đường dài của sự cần thiết.
<div>Rồi lại từ chỗ các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp không gây ô nhiễm môi trường, đến chỗ tham gia đầu tư vào các dự án bảo vệ và cải tạo môi trường, phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu, lại là một chặng đường mới, bước tiến mới. Với sự chỉ ra rằng, làm thế vừa vì lợi ích của cộng đồng, vừa còn là lợi ích của chính các cơ sở sản xuất, rộng ra là cả nền kinh tế của đất nước. Vì nhiều lý do như nếu không thế, sẽ gây độc hại cho chính những người làm việc và gây ô nhiễm môi trường cho cả khu vực dân cư liền kề nhà máy. Sẽ bị phạt nặng, đình chỉ sản xuất, không cho khai khoáng nếu như cứ tiếp tục gây ô nhiễm môi trường, không xử lý chất thải, nước thải, khí thải. Mặt khác, để kinh tế nước ta hội nhập thế giới, các cơ sở sản xuất hàng hoá của ta phải đáp ứng những đòi hỏi khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng hàng gắn với vệ sinh an toàn theo các quy định về môi trường. Bởi thế trách nhiệm về môi trường để đem lại một sự lành sạch ích lợi như cây xanh đem lại, nên cũng gọi là môi trường xanh, kinh tế xanh, đã thành mục tiêu chung của hoạt động sản xuất và phát triển bền vững kinh tế, là một đòi hỏi tất yếu, tạo được sự nhất trí đông đảo của cộng đồng. Vấn đề còn lại là thực hiện ra sao? Đầu tư thế nào? Minh bạch tin cậy nhau đến đâu? Luật hoá và thực hiện ra sao? Thanh, kiểm tra, xử phạt vi phạm thế nào?<div style="text-align: center;"><img alt="" src="http://file.thanhtravietnam.vn/data/old_img/Portals/0/NEWS_IMAGES/huyentt/2015_1/ttxsulai88.gif" width="500px"></div><div style="color: #666666;font-size: 11px;line-height: 18px;text-align: center;font-style:italic;">Ảnh minh họa</div><br></div><div>Năm 2014 vừa qua, Tổng cục môi trường đã cùng các địa phương tổ chức hàng trăm đoàn thanh tra công tác bảo vệ môi trường, giám sát tình hình, xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, đã có 560 kết luận thanh tra, xử phạt 300 đối tượng vi phạm với tổng số tiền trên 55 tỷ đồng, phát hiện nhiều vụ gây ô nhiễm nghiêm trọng như công ty cổ phần Cotex Thanh Thái, Thanh Hoá chôn nhiều thuốc trừ sâu trong khu vực dân cư, công ty hoá chất thuộc khu công nghiệp Tằng Lỏng, Lào Cai, công ty thép Đồng Tiến đã không thực hiện đúng các quy định về xử lý chất thải khiến gây ô nhiễm môi trường. Nhìn chung, bên cạnh những doanh nghiệp thực hiện tốt, thì cũng còn nhiều doanh nghiệp vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường, không lắp đặt các hệ thống, phương tiện xử lý các chất thải độc hại, hoặc có lắp đặt nhưng chỉ vận hành, xử lý khoảng 60% những chất thải. Thực tế đó đòi hỏi một sự mạnh tay hơn trong quản lý môi trường cũng như cấp thiết có các biện pháp đầu tư hiệu quả cho sự tăng trưởng nền kinh tế xanh.<br></div><div><br></div><div>Việt Nam đã ban hành Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh theo QĐ 1393/QĐ-TTg và Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014- 2020 theo QĐ 403/QĐ-TTg. Theo đó nhu cầu về vốn cho tăng trưởng xanh rất lớn, cần khoảng 30 tỷ USD, 70% do nhà nước đầu tư, còn lại thì cần huy động nguồn tài chính cho kinh tế xanh từ các quỹ tài trợ thế giới như quỹ khí hậu quốc tế, quỹ khí hậu xanh, đặc biệt là thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân. Nhưng các nhà đầu tư tư nhân cũng không dễ có vốn, càng khó vay vốn dù có tâm nguyện đầu tư cho tăng trưởng xanh. Nguồn ODA chiếm tỷ trọng lớn, nhưng cùng với tiền đầu tư lấy từ ngân sách nhà nước chỉ đóng vai trò là chất xúc tác, nên vẫn rất cần các biện pháp hữu hiệu &nbsp;thu hút đầu tư tư nhân. Cũng rất cần nghiên cứu khung thể chế, pháp lý trong thu hút đầu tư cho các dự án tăng trưởng xanh, tập trung vào các vấn đề phát triển công nghiệp thân thiện với môi trường, sản xuất sạch hơn, xử lý đúng quy định chất thải nhất là với công nghiệp địa phương. Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, trợ cấp và giảm thuế đối với năng lượng tái tạo. Tập trung đánh giá tác động môi trường và chiến lược môi trường. Đưa các tiêu chuẩn về môi trường tăng trưởng xanh vào các dự án kinh tế và việc đấu thầu.&nbsp;</div><div><br></div><div>Luật Bảo vệ môi trường đi vào cuộc sống từ mùng 1 tháng 1 năm 2015, cần thi hành cho tốt để cải thiện chất lượng môi trường, ngăn chặn, xử lý triệt để nguồn gây ô nhiễm. Được biết, Tổng cục môi trường sẽ đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, công khai thông tin các doanh nghiệp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, xử lý nghiêm và kịp thời các hành vi vi phạm, các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng. Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ trình Thủ tướng Chính phủ chương trình mục tiêu khắc phục ô nhiễm giai đoạn 2016-2020. Nhiều chính sách, biện pháp tạo thuận lợi cho vay vốn sẽ ban hành, thực thi để khuyến khích những sự đầu tư cho tăng trưởng xanh.</div><div><br></div><div style="text-align: right;"><b>Trung Vũ&nbsp;</b></div><div><br></div>
huyentt
Ý kiến bình luận
Họ và tên *
Email *
Nội dung bình luận *
Xác thực *

Bản quyền thuộc Tạp chí Thanh tra